Những điều cần biết về rối loạn thách thức chống đối ở trẻ

Rối loạn thách thức chống đối là một trong những căn bệnh về tâm lý khá phổ biến nhưng không phải ai cũng biết rõ để kịp thời đưa con đi thăm khám và điều trị. Bạn đã từng nghe đến chứng bệnh này chưa? Nguyên nhân là do đâu, đối tượng nào mắc phải? Cùng Thanhbinhpsy.com tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!

Sơ lược về căn bệnh rối loạn thách thức chống đối

Trẻ em có biểu hiện khó chịu, hãy cãi lại ba mẹ hoặc những người làm trái ý mình là điều bình thường. Song, nếu lúc nào trẻ cũng giận dữ, cãi cọ, vùng vằng, gây rối ngay cả với người có uy quyền với chúng, thì bạn cần xem xét lại. Rất có thể bé đã mắc 1 bệnh về tâm lý có tên gọi là rối loạn thách thức chống đối (ODD).

Chứng bệnh rối loạn thách thức ODD này là sự tái diễn lại những hành vi bất hợp tác, không tuân theo, ương bướng, chống đối với người lớn, người có quyền lực ở trẻ em. Hành động khi xuất hiện trong giây lát thì không có vấn đề gì, nhưng việc này trở thành một thói quen thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc hình thành tính cách của bé sau này.

Rối loạn thách thức chống đối bao gồm các dạng rối loạn về hành vi và rối loạn về tăng động giảm chú ý. Bố mẹ không chữa trị kịp thời, bệnh có khả năng sẽ dẫn đến rối loạn hành vi nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như hung hăng, bạo lực. Thậm chí, khi lớn lên, trẻ sẽ tạo ra điều không mong muốn, gây nguy hại cho xã hội, vi phạm pháp luật.

Nguyên nhân gây nên bệnh rối loạn thách thức chống đối là gì?

Nguyên nhân của rối loạn thách thức chống đối hiện vẫn chưa được nghiên cứu và làm rõ. Thế nhưng, các chuyên gia cho rằng, nó có sự đóng góp của những yếu tố về mặt sinh học, tâm lý cũng như môi trường sống.

Ngoài ra, vấn đề dẫn truyền thần kinh của trẻ cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn này bên cạnh các bệnh tâm thần khác. Đứa trẻ sống trong gia đình có người bị bệnh thần kinh thì khả năng cao sẽ mắc rối loạn chống đối ODD.

Xem thêm:  Bệnh viện tâm thần trung ương 2 ở đâu?
Rối loạn thách thức chống đối có thể xảy ra do yếu tố về mặt sinh học và tâm lý 
Rối loạn thách thức chống đối có thể xảy ra do yếu tố về mặt sinh học và tâm lý

Cuối cùng, yếu tố môi trường cũng là lý do quan trọng khiến tiến triển bệnh tình ở trẻ mạnh mẽ hơn. Cụ thể, bạn có thể tham khảo một số yếu tố phổ biến như sau:

  • Cha mẹ chưa thực hiện nhiệm vụ làm phụ huynh tốt, giám sát không đầy đủ, kỷ luật quá nghiêm khắc phù hợp với trẻ.
  • Cha mẹ có xung đột về hôn nhân, bạo lực gia đình cũng gây nên tâm lý cho trẻ.
  • Trẻ thường xuyên bị lạm dụng về thể chất, tình dục, trẻ bị bỏ mặc, không quan tâm.
  • Yếu tố nghèo nàn, cha mẹ không dạy dỗ hoặc người chăm sóc trẻ lạm dụng các chất gây nghiện cũng là nguyên nhân.

Đa số các bé thực hiện hành vi chống đối thách thức như 1 cách để bảo vệ bản thân mình trước những việc mà bé cho là nguy hiểm. Bởi, chúng không biết cách vượt qua sự lo lắng mà mình đang đối mặt mà ra.

Cha mẹ cần quan tâm sát sao con cái hơn, nếu nghi ngờ cần mang con đi khám để có hướng điều trị cho đúng đắn. Điều này giúp bé có 1 tuổi thơ mạnh khỏe, tích cực hơn, không ảnh hưởng đến tương lai về sau.

Bạn cần quan sát trẻ để nhận biết rối loạn thách thức chống đối nhanh hơn 
Bạn cần quan sát trẻ để nhận biết rối loạn thách thức chống đối nhanh hơn

Biểu hiện trẻ đang mắc bệnh rối loạn thách thức chống đối

Các biểu hiện thường sẽ xuất hiện ở trẻ trước giai đoạn 8 tuổi, nên cha mẹ cần quan sát kỹ thời gian này. Tuy nhiên, vẫn sẽ rất khó xác định được bé có mắc chứng ODD hay không vì những triệu chứng này khá giống với bé bình thường có cá tính mạnh. Bạn cần phân biệt kỹ để tránh có sự nhầm lẫn gây nên những lo lắng không cần thiết.

Dưới đây là những biểu hiện phổ biến nhất, bạn có thể tham khảo:

  • Bé thường xuyên giận dữ, luôn luôn tức giận và dễ mất bình tĩnh.
  • Bé dễ bị kích động, rất nhạy cảm và hay cảm thấy khó chịu khi có gì đó không hài lòng, vừa ý bản thân.
  • Bé bị mắc chứng rối loạn thách thức chống đối cũng rất dễ bị ảnh hưởng bởi người khác.
  • Trẻ có tính tình rất ngang bướng, cố ý coi thường hoặc từ chối làm theo, nghe theo những quy tắc, yêu cầu mà người lớn đưa ra.
  • Trẻ hay cãi cọ với người lớn, nhất là những người có quyền uy với bé như bố mẹ, người giám hộ hoặc giáo viên.
  • Khi đến trường, trẻ thường cố tình lờ đi hoặc không tôn trọng các quy tắc và luôn đặt câu hỏi: “Tại sao phải như vậy?”.
  • Khi có hành vi sai trái, trẻ không nhận mà luôn đổ lỗi cho người khác.
  • Trẻ rất hay hằn học và thù hằn ai đó hay cái gì đó ít nhất 2 lần trong 6 tháng gần đây.
Xem thêm:  Giải mã tâm lý trẻ 6 tuổi và cách dạy trẻ nên người
Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị rối loạn thách thức chống đối
Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị rối loạn thách thức chống đối

Chứng bệnh này ngoài ra cũng biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào từng mức độ nghiêm trọng riêng. Chẳng hạn như:

  • Ở mức độ nhẹ nhàng: Các triệu chứng xảy ra trong 1 giới hạn nhất định như khi ở nhà, trường học, nơi làm việc hoặc với bạn bè,…
  •  Ở mức độ trung bình: Các triệu chứng xảy ra ít nhất ở 2 môi trường hoặc nhiều hơn nữa, mọi lúc mọi nơi.
  • Ở mức độ nặng: Các triệu chứng xảy ra ở ba môi trường hoặc bất cứ lúc nào, thời điểm nào.

Chứng rối loạn thách thức chống đối nếu không được điều trị kịp thời, nó sẽ dẫn đến những rối loạn hành vi nghiêm trọng hơn. Các triệu chứng của rối loạn hành vi thường bao gồm:

  • Trẻ biết nói dối, có hành vi tàn bạo, độc ác với động vật và con người.
  • Người bệnh lạm dụng về thể chất hoặc tình dục với người khác.
  • Thậm chí, trẻ khi lớn lên còn có các hành vi vi phạm pháp luật như cố tình đốt cháy, phá hoại hoặc ăn cắp để chống đối xã hội.

Rối loạn chống đối có nguy hiểm hay không?

Trẻ dù ở độ tuổi nào khi mắc chứng rối loạn chống đối thường gặp khó khăn trong giao tiếp. Ngay cả những người thân họ cũng không thể chia sẻ. Điều này sẽ khiến trẻ không thể kết giao và hình thành các mối quan hệ xung quanh. 

  • Ảnh hưởng tới cuộc sống: Trẻ học tập kém, có thái độ chống đối lại xã hội. Đồng thời, trẻ không thể kiểm soát được vấn đề hình thành tư tưởng quyên sinh. 
  • Rối loạn tâm thần: Trẻ mắc rối loạn giảm chú ý, tăng động, trầm cảm, lo âu và rối loạn trong học tập, giao tiếp. 

Điều trị rối loạn thách thức chống đối bằng cách nào?

Muốn điều trị hiệu quả chứng rối loạn thách thức chống đối trẻ cần được thăm khám bác sĩ rõ ràng. Sau đó, bác sĩ sẽ có những liệu pháp tâm lý kết hợp giữa bố mẹ và trẻ để liệu trình được tốt hơn.

Không nhất thiết phải cho trẻ dùng thuốc nếu trẻ không có các vấn đề về thần kinh. Bên cạnh đó, mỗi trẻ sẽ có phương pháp điều trị riêng tùy thuộc vào mức độ, môi trường sống và triệu chứng cụ thể. Cho nên, khi phát hiện, nghi ngờ, bạn nên đưa bé đến bác sĩ kịp thời nhé!

Xem thêm:  Tâm lý học nhận thức học gì? Review ngành tâm lý học nhận thức

Một số phương pháp có thể kể ra như: Phương pháp dạy kỹ năng xử lý vấn đề cho bé, phương pháp đào tạo, giáo dục đặc biệt,…

Cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ tâm lý để điều trị căn bệnh rối loạn thách thức chống đối
Cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ tâm lý để điều trị căn bệnh rối loạn thách thức chống đối

Thanh Bình Psy tham vấn tâm lý cùng chuyên gia

Điều quan trọng nhất trong điều trị rối loạn chống đối cho trẻ cần có sự thống nhất trong phương pháp. Gia đình nên tìm đến các chuyên gia tâm lý để được tư vấn, hướng dẫn phương án phù hợp với tình trạng của con em mình. Thanh Bình Psy là Website tâm lý uy tín đang được đông đảo khách hàng đánh giá cao. 

Thanh Bình Psy được thành lập bởi những chuyên gia tâm lý được đào tạo chuyên sâu. Website đang cung cấp dịch vụ tham vấn tâm lý trực tuyến và tư vấn tại nhà, tư vấn miễn phí trên Fanpage. 

Tại đây, các con sẽ được kiểm tra tình trạng cụ thể. Qua đó, định hướng phương án hỗ trợ cải thiện tâm lý phù hợp. Toàn bộ thông tin của khách hàng tham gia trị liệu sẽ được bảo mật 100%. Đội ngũ chuyên gia uy tín có kinh nghiệm và bằng cấp chuyên ngành. Thanh Bình Psy hy vọng sẽ là một người bạn đồng hành giúp gia đình và các em có hướng đi đúng đắn trong việc điều trị.

Quá trình điều trị rối loạn thách thức chống đối là hành trình đầy khó khăn, cần kiên trì và nhẫn nại. Cha mẹ cần có sự hỗ trợ từ các chuyên gia để biết cách can thiệp đúng, đủ và hiệu quả cho con. Hãy đến với Thanh Bình Psy để được chia sẻ và đồng hành!

Kết luận

Các triệu chứng của rối loạn thách thức chống đối rất dễ gây nhầm lẫn, cho nên bạn phải đưa bé đến bác sĩ tâm lý khi con có các triệu chứng kể trên nhé! Như vậy, bạn sẽ yên tâm hơn và không xuất hiện những hệ quả đáng tiếc về lâu về dài. Mong rằng, bài viết của Thanhbinhpsy.com đã mang lại cho bạn nhiều kiến thức cùng thông tin bổ ích.