Tổng Quan Về Rối Loạn Nhân Cách

 Nhân cách bình thường thể hiện ở sự tuân thủ các chuẩn mực đạo đức, các thể chế xã hội hiện hành với ba yếu tố quyết định bao gồm tính giá trị, tính bình quân và tính thích ứng.
Sự bình thường còn được thể hiện ở tính đáp ứng đa dạng với những đòi hỏi của hoàn cảnh xung quanh. Khi những yếu tố này trở nên bất bình thường và gây suy giảm chức năng ở chủ thể thì đó chính là rối loạn nhân cách (RLNC).
Vậy rối loạn nhân cách là gì? Rối loạn nhân cách có nguy hiểm không, các thể của RLNC là gì? Cùng Thanhbinhpsy tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Rối loạn nhân cách là gì?

Lịch sử

RLNC được mô tả đầu tiên bởi bác sĩ tâm thần người Pháp Philippe Pinel vào năm 1809 với những nét cơ bản là “khùng nhưng không hoang tưởng” (Manie sans délire). Sau Pinel, học trò của ông là bác sĩ Esquirol đã phân biệt RLNC với các rối loạn cảm xúc tâm thần khác như sa sút, hưng cảm, trầm cảm…

roi loan nhan cach 4
RLNC được mô tả lần đầu vào những năm đầu của thế kỷ XIX bởi Pinel

1835 Pritchard đã định nghĩa các RLNC theo thuyết hành vi. Mà đặc trưng của nó là các khía cạnh chống đối xã hội. Cho tới nay những phát hiện của ông vẫn còn được giữ lại trong các tiêu chuẩn chẩn đoán.

Trong suốt những năm 1850 -1895 các bác sĩ thần kinh như Morel, Koch hay Magnan cũng lần lượt đưa ra những mô tả về RLNC liên quan đến sa sút tâm thần, “thái nhân cách thấp kém” hay nghi ngờ về mối liên hệ dự báo các bất thường trong nhân cách.

Tuy nhiên, những mô tả này đều không hoàn chỉnh và mang tính bao quát cho tới 1904 Emil Kraepelin một bác sĩ tâm thần người Đức đưa ra bản mô tả được cho là đầy đủ nhất từ trước đến nay về RLNC (Personnal psycho-patériques).

2 thập kỷ sau, 1923 Kurt Schneider mới đưa ra mô tả 10 loại RLNC (bùng nổ,trầm cảm,bất định..)dựa trên các quan sát lâm sàng.Bảng phân loại của ông đã mở rộng diện quan sát đối với các RLNC và đã đặt nền tảng cho các phân loại sau này.

1972 trường phái Saint-Louis(Hoa Kỳ) đã công bố bảng phân loại RLNC của họ dựa trên các tiêu chuẩn của Feigher thông qua các công trình theo dõi cá nhân và gia đình.

1975 Viện Sức Khỏe Tâm Thần Hoa Kỳ (NIMH) đã tiến hành một cuộc điều  tra sâu rộng về tâm thần trong đó có đưa ra các tiêu chuẩn chẩn đoán trong nghiên cứu đặc biệt là đối với các các RLNC (khí sắc tuần hoàn,bất định,phi xã hội,dạng phân liệt).

Từ 1980 Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần III (DSM III) của Hiệp Hội các Bác Sĩ Tâm Thần Hoa Kỳ (APA) rồi tiếp đến các phiên bản IIIR rồi IV TR và gần đây là DSM V, trên bình diện quốc tế là chương V của Bảng Phân Loại Quốc Tế Bệnh Tật (ICD) lần 9 rồi 10 của OMS dành cho các rối loạn tâm thần là những hệ thống phân loại được thừa nhận toàn cầu,trong đó các RLNC đuợc ghi nhận trong nhóm 301 của DSM và nhóm F 60 của ICD.

Xem thêm >>> Tư Vấn Tâm Lý Tại Nhà

RLNC là gì?

Theo Wikipedia “Rối loạn nhân cách (tiếng Anh:Personality disorders) là một tập hợp các trạng thái để biệt định các đối tượng có cách sống, cách cư xử và cách phản ứng hoàn toàn khác biệt với “người thường” nhưng lại không đủ các triệu chứng của một bệnh lý tâm thần đặc trưng. Khái niệm về rối loạn nhân cách là một khái niệm tiến triển và thay đổi theo sự phát triển của ngành tâm thần. J.Reich cũng như Kaplan đều đưa ra các con số là từ 6 tới 11,1% dân số có vấn đề về rối loạn nhân cách.”
roi loan nhan cach 6
Rối loạn nhân cách bao gồm các dạng hành vi bền vững và ăn sâu bộc lộ  qua sự đáp ứng cứng nhắc trong các hoàn cảnh cá nhân và xã hội khác nhau

Theo Schneider “Nhân cách bệnh lý là những lệch lạc của nhân cách có thể lượng giá được,có tỷ lệ  thấp về thống kê và chính thái độ và hành vi của đối tượng gây nên đau khổ cho chính họ cũng như xung quanh ”

Theo DSM IV “RLNC là một dạng bất biến của quá trình sống và cư xử đi lệch ra ngoài nền văn hóa tương quan với người đó,có tính chi phối và cứng nhắc, thường xuất hiện vào đầu tuổi thanh thiếu niên hoặc đầu tuổi trưởng thành,hằng định với thời gian và là nguồn gốc gây đau khổ hoặc sút giảm chức năng”.

Theo ICD 10 “Rối loạn nhân cách bao gồm các dạng hành vi bền vững và ăn sâu bộc lộ  qua sự đáp ứng cứng nhắc trong các hoàn cảnh cá nhân và xã hội khác nhau ”

Có rất nhiều khái niệm về RLNC. Tuy nhiên chúng ta có hiểu một cách đơn giản nhất, rối loạn nhân cách là một nhóm các rối loạn tâm thần ảnh hưởng đến nhận thức và phản ứng của con người thông qua cách suy nghĩ, cảm nhận, hành động và cách ứng xử.

Rối loạn nhân cách gây ra tình trạng suy giảm chức năng hoạt động của não bộ (trở nên cứng nhắc và khó thích trong công việc và cuộc sống) cũng như những cảm xúc tiêu cực, kích động mà người mắc không thể kiểm soát được. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến cách chúng ta nhận thức thế giới, thái độ, suy nghĩ và cảm xúc. Những người bị rối loạn nhân cách rất khó nhận biết hành vi nào là bình thường hay bất thường.

Các rối loạn nhân cách khác nhau đáng kể trong các biểu hiện của chúng, nhưng tất cả đều được cho là do sự kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường. Nhiều rối loạn dần trở nên ít trầm trọng hơn theo độ tuổi, nhưng những đặc tính nhất định vẫn có thể tồn tại ở một mức độ nào đó sau các triệu chứng cấp tính dẫn đến việc gợi ý chẩn đoán giảm đi.

Rối loạn nhân cách thường bắt đầu trở nên rõ ràng trong giai đoạn muộn ở độ tuổi vị thành niên hoặc giai đoạn đầu ở độ tuổi người lớn, và các đặc tính và các triệu chứng của chúng khác nhau đáng kể về mức độ kéo dài của chúng; nhiều trường hợp cần thời gian để giải quyết.

Xem thêm:  Top 9 dấu hiệu tiền mãn kinh dễ nhận biết ở phụ nữ

Khoảng 10% dân số nói chung và tới một nửa số bệnh nhân tâm thần ở các đơn vị bệnh viện và phòng khám có rối loạn nhân cách. Nhìn chung, không có sự khác biệt rõ ràng về giới tính, tầng lớp kinh tế xã hội và chủng tộc của người mắc RLNC.

Tuy nhiên, Rối loạn nhân cách được cho là có ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới đặc biệt là rối loạn nhân cách ranh giới với tỉ lệ 3:1 ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi.

Đối với hầu hết các rối loạn nhân cách, tỉ lệ di truyền khoảng 50%, tương đương hoặc cao hơn nhiều so với nhiều rối loạn tâm thần điển hình khác. Tỉ lệ di truyền này đối ngược với giả thuyết chung rằng các rối loạn nhân cách là những khiếm khuyết về nhân cách chủ yếu hình thành bởi một môi trường bất lợi.

Phân loại RLNC

DSM-5

DSM-5  chia 10 loại RLNC thành các nhóm nhỏ với đặc trưng hành vi tương tự bao gồm:

Nhóm A được đặc trưng bởi tính kỳ quặc hoặc lập dị bao gồm:

  • Rối loạn nhân cách Paranoid (Hoang tưởng): Những người mắc chứng hoang tưởng rất không tin tưởng vào người khác và nghi ngờ về động cơ của họ. Họ có xu hướng tin cực đoan rằng ai đó luôn tìm cách hãm hại mình.
  • Rối loạn nhân cách phân liệt: Những người mắc chứng rối loạn này thể hiện sự ít quan tâm đến việc hình thành các mối quan hệ với người khác. Hoặc họ ít tham gia vào các tương tác xã hội. Họ thường ít tương tác xã hội bình thường, vì vậy họ có vẻ lãnh cảm về mặt cảm xúc.
  • Rối loạn nhân cách thể phân lập: Người bệnh tin rằng họ có thể ảnh hưởng đến mọi người xung quanh hoặc các sự kiện bằng suy nghĩ của họ. Họ thường xuyên hiểu sai hành vi hoặc lời nói của người khác. Điều này khiến họ có những phản ứng cảm xúc không phù hợp. Họ có xu hướng tránh né các mối quan hệ thân mật, đặc trưng bởi sự kỳ quái, khác người.
roi loan nhan cach 3
RLNC được chia thành 3 nhóm với hành vi đặc trưng

Nhóm B được đặc trưng bởi tính kịch tính, xúc cảm, hoặc thất thường bao gồm:

  • Rối loạn nhân cách chống đối xã hộiNhững người mắc chứng chống đối xã hội có xu hướng thao túng hoặc hành động gây hại đến người khác mà không cảm thấy hối hận về hành động của họ. Họ có thể nói dối, ăn cắp hoặc lạm dụng rượu hoặc chất kích thích.
  • Rối loạn nhân cách ranh giới: Những người mắc loại rối loạn này thường cảm thấy trống rỗng và bị bỏ rơi bất kể gia đình hay cộng đồng hỗ trợ. Họ có thể gặp khó khăn khi đối phó với các sự kiện căng thẳng. Người bệnh có thể có những cơn hoang tưởng. Họ cũng có xu hướng tham gia vào các hành vi nguy hiểm và bốc đồng, chẳng hạn như quan hệ tình dục không an toàn, uống rượu say và đánh bạc.
  • Rối loạn nhân cách kịch tính: Tình trạng kịch tính, mọi người thường cố gắng thu hút sự chú ý nhiều hơn bằng cách kịch tính hóa mọi thứ lên hoặc khiêu khích tình dục. Họ dễ bị ảnh hưởng bởi những người khác và cực kỳ nhạy cảm với những lời chỉ trích hoặc không tán thành.
  • Rối loạn nhân cách ái kỷ (tự yêu bản thân): Những người mắc chứng ái kỷ tin rằng họ quan trọng hơn những người khác. Họ có xu hướng phóng đại thành tích của họ, tự khoe khoang về sự hấp dẫn hoặc thành công của mình. Họ có một nhu cầu sâu sắc về sự được ngưỡng mộ, nhưng thiếu sự đồng cảm với người khác.

Nhóm C được đặc trưng bởi đặc tính lo âu hoặc sợ hãi bao gồm:

  • Rối loạn nhân cách né tránh: Những người mắc loại rối loạn này thường trải qua cảm giác không thỏa đáng, kém cỏi hoặc không được thu hút. Họ né tránh sự tiếp xúc giữa các cá nhân do tính nhạy cảm về sự bị từ chối và sự chỉ trích từ người khác. Họ tránh tham gia vào các hoạt động mới hoặc kết bạn.
  • Rối loạn nhân cách phụ thuộc: Chủ thể có tính phục tùng và phụ thuộc cao. Họ phụ thuộc rất nhiều vào người khác để đáp ứng nhu cầu về cảm xúc và thể chất chủ yếu mang đến cho họ cảm giác được chăm sóc. Họ thường tránh ở một mình. Họ thường xuyên cần sự yên tâm khi đưa ra quyết định. Họ cũng có thể thường xuyên chịu đựng sự lạm dụng thể chất và lời nói từ người khác.
  • Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế (Ám ảnh nghi thức): Những người mắc chứng rối loan ám ảnh cưỡng chế có nhu cầu quá cao về trật tự theo chủ nghĩa hoàn hảo. Họ tuân thủ mạnh mẽ các quy tắc và quy định một cách cứng nhắc thậm chí là bướng bỉnh. Họ cảm thấy vô cùng khó chịu khi sự hoàn hảo không đạt được những điều mà mình đặt ra. Họ thậm chí có thể bỏ bê các mối quan hệ cá nhân để tập trung vào việc làm cho một dự án trở nên hoàn hảo.

Các trường phái Pháp

Các trường phái Pháp có quan điểm xem các RLNC như một dạng bệnh “nhẹ” hoặc tạo cơ địa cho các bệnh lý tâm thần thực thụ. Trong đó quan điểm của Kernberg rất được ưa chuộng. Theo đó, ông chia RLNC thành 3 nhóm theo bản chất bệnh lý :

  • Nhóm tính cách cao: dạng loạn thần kinh (Hystérie, lệ thuộc, suy nhược thần kinh, nhân cách thời kỳ hậu môn, ám ảnh cưỡng chế)
  • Nhóm trung gian: có tính ranh giới phối hợp giữa nhóm loạn thần kinh đa dạng và các rối loạn cư xử (thái nhân cách, nhân cách ranh giới)
  • Nhóm tính cách thấp: dạng loạn thần (Paranoiaque, phân liệt, chu kỳ, trầm cảm)
Xem thêm:  Top 8 dấu hiệu thiếu canxi dễ dàng nhận biết

Biểu hiện triệu chứng của RLNC

Những người có rối loạn nhân cách thường có vẻ không nhất quán, bối rối và bực bội đối với những người xung quanh họ (bao gồm cả các bác sĩ lâm sàng). Những người này có thể gặp khó khăn trong việc biết ranh giới giữa chính họ và những người khác.

Lòng tự trọng của họ cao hay thấp một cách không thích hợp. Họ có thể có các hình thức nuôi dạy con không phù hợp, tách rời, quá xúc cảm, lạm dụng, hoặc không có trách nhiệm, có thể dẫn đến các vấn đề về thể chất và tinh thần ở vợ/chồng hoặc con cái của họ.

roi loan nhan cach 5
RLNC biểu hiện dựa trên sự tự xác định bản thân và các mối quan hệ cá nhân của chủ thể

Những người có rối loạn nhân cách có thể không nhận ra rằng họ có vấn đề. Các triệu chứng phổ biến của rối loạn nhân cách là:

  • Bị choáng ngợp bởi những cảm xúc tiêu cực như đau khổ, lo âu, vô dụng hay giận dữ
  • Tránh né những người khác, cảm thấy trống rỗng và bị ngắt cảm xúc kết nối
  • Khó quản lý các cảm xúc tiêu cực mà không gây hại cho bản thân (ví dụ lạm dụng ma túy và rượu hoặc dùng thuốc quá liều), trong trường hợp hiếm hoi có thể đe dọa người khác
  • Hành vi kỳ cục
  • Khó duy trì mối quan hệ ổn định và gần gũi, đặc biệt là với các đối tác, trẻ em và những người chăm sóc chuyên nghiệp
  • Đôi khi, có những đợt bị mất liên lạc với thực tế.

Tùy thuộc vào rối loạn bạn có và nhóm bạn thuộc về, các triệu chứng có thể khác nhau:

  • Những người rối loạn nhân cách nhóm A có xu hướng gặp khó khăn khi kết nối với những người khác và thường biểu hiện các loại hành vi mà hầu hết những người khác coi là kỳ quặc và lập dị.
  • Những người rối loạn nhân cách nhóm B nỗ lực tạo quan hệ với những người khác. Họ biểu hiện các mô hình hành vi được coi là kịch tính, thất thường, đe dọa hoặc đáng lo ngại.
  • Những người bị rối loạn nhân cách nhóm C sợ các mối quan hệ cá nhân và biểu hiện các dạng của hành vi lo lắng và sợ hãi xung quanh người khác. Một số người có thể không muốn tiếp xúc và miễn cưỡng trong các hoạt động xã hội.

Theo DSM-5, triệu chứng của rối loạn nhân cách chủ yếu được bộc lộ dựa trên vấn đề của:

  • Sự tự xác định bản thân: Các vấn đề tự xác định bản thân có thể biểu hiện như một hình ảnh không ổn định về bản thân (ví dụ như có người dao động bản thân giữa sự tự tế hay sự xấu xa) hoặc là những điểm không nhất quán trong các giá trị, mục tiêu và ngoại hình (ví dụ như có người có tính tôn giáo sâu sắc khi ở nhà thờ, nhưng lại báng bổ và thiếu tôn trọng ở những nơi khác).
  • Những mối quan hệ cá nhân: Những vấn đề liên quan đến tương tác cá nhân thường biểu hiện bởi sự thất bại trong việc phát triển hoặc duy trì các mối quan hệ gần gũi và/hoặc thiếu nhạy cảm với người khác (ví dụ, không thể đồng cảm).

Xem thêm >>> Tư Vấn Tâm Lý Qua Video Call

Chẩn đoán RLNC

Đặc điểm của RLNC

Có rất nhiều dạng rối loạn nhân cách nhưng chúng đều có đặc điểm chung sau:

  • Phần lớn những hành vi thể hiện sự rối loạn nhân cách xuất hiện trong thời kỳ cuối thời thơ ấu hoặc thanh niên và sẽ tiếp tục xuất hiện khi trưởng thành
  • Rối loạn nhân cách ở trẻ em hay vị thành niên đôi khi được mô tả như là hạnh kiểm kém. Nhưng không phải bất cứ đứa trẻ nào có hạnh kiểm kém đều nhất thiết dẫn đến rối loạn nhân cách khi trưởng thành sau này
  • Người rối loạn nhân cách có thái độ và hành vi là nguyên nhân gây ra những vấn đề lớn cho chính bản thân họ và người khác. Ví dụ như cách họ nhìn cuộc sống, cách họ nghĩ, quan hệ với người khác, làm việc
  • Người được chẩn đoán rối loạn nhân cách có thể không có tính mềm dẻo trong cư xử
  • Có tính chất dai dẳng diễn ra trong một thời gian dài.

Phần lớn người được chẩn đoán là rối loạn nhân cách phù hợp với ít nhất 2 tiêu chuẩn ở trên

  • Hầu hết những người rối loạn nhân cách không nguy hiểm
  • Tuy vậy rối loạn nhân cách chống đối xã hội hoặc psychopathic có thể gây nguy hiểm
  • Rối loạn nhân cách ranh giới hoặc hoang tưởng có nguy cơ tự gây thương tích  tự tử cao hơn bình thường
  • Người rối loạn nhân cách có nhiều nhu cầu và dễ bị tổn thương

Tiêu chí chẩn đoán RLNC

Tiêu chuẩn chẩn đoán DSM. Rối loạn nhân cách được phân ở mục hai thuộc tài liệu chẩn đoán của Hiệp hội Tâm thần học Mỹ, DSM-IV. Để chẩn đoán rối loạn nhân cách, những tiêu chuẩn đặc biệt được liệt kê dưới đây phải được đáp ứng:

A.Có nhận thức và hành vi lâu dài khác biệt rõ ràng với chuẩn văn hóa của cá nhân đó. Phải có ít nhất hai biểu hiện bất thường thể hiện ở các lĩnh vực sau:

  1. Nhận thức bất thường dai dẳng và hằng định.(nhận thức và cảm nhận về bản thân, người khác và các sự kiện).
  2. Tính nhạy cảm xuất hiện đầu tuổi thanh thiếu niên hoặc đầu tuổi trưởng thành. (bề rộng, bề sâu, tính không ổn định và các đáp ứng hợp lý của cảm xúc)
  3. Chức năng xã hội (gây đau khổ và rối loạn chức năng xã hội)
  4. Điều khiển cơn bốc đồng (Luôn xem xét tính hài hòa với nền văn hóa hiện hành của đối tượng.)
Xem thêm:  Trị Liệu Hệ Thống Gia đình

B.Các mẫu ứng xử, hành vi tồn tại lâu dài cứng nhắc và ảnh hưởng rộng đến các hoạt động cá nhân và xã hội.

C.Sự tồn tại dai dẳng của các mẫu dẫn đến tình trạng đau khổ thực sự hoặc làm suy giảm các chức năng xã hội, công việc hoặc các chức năng quan trọng khác.

D.Các mẫu tồn tại một cách ổn định và lâu dài, đồng thời phải xuất hiện trước thời thanh niên hoặc trưởng thành.

E.Các mẫu không phải là biểu hiện hay hệ quả thích hợp hơn của một loại rối loạn tâm thần nào khác.

F.Các mẫu không phải là hệ quả trực tiếp từ những vấn đề thể chất hay điều kiện sức khỏe nói chung như là bị tổn thương ở đầu.

Những người dưới 18 tuổi phù hợp với những tiêu chuẩn rối loạn nhân cách thường không được chẩn đoán là bị bệnh này, nhưng họ có thể được chẩn đoán các rối loạn khác có liên quan. Rối loạn nhân cách chống đối xã hội không được chẩn đoán cho tất cả những người dưới 18 tuổi.

Phân biệt RLNC và các triệu chứng bệnh lý khác

Mặc dù là một rối loạn tâm thần tuy nhiên cần phải rạch ròi để có thể tách ra những bất thường nằm trong tính cách và thái độ (RLNC) và các triệu chứng của các bệnh lý tâm thần.

Tác giả Foulds đã đưa ra các tiêu chí sau:

Các nét tính cách thì có tính phổ biến và toàn cầu,trong khi các triệu chứng thì thường cục bộ hơn,thay đổi theo từng nền văn hóa.

Người RLNC thấy các nét tính cách của mình là hài hòa và phù hợp (syntône), trong khi người bệnh thì cảm thấy khó chịu với các triệu chứng (égodystonic)

Các nét tính cách thì hằng định và bền vững trong khi triệu chứng sẽ biến đổi theo thời gian.

Điều trị RLNC

Sử dụng thuốc

Hầu hết các rối loạn nhân cách đều không đáp ứng với điều trị bằng thuốc và đây cũng là một cơ sở cho việc chẩn đoán phân biệt giữa rối loạn nhân cách và rối loạn khí sắc. Tuy nhiên, gần đây có sự gia tăng khuynh hướng dùng thuốc trong điều trị.

roi loan nhan cach 7
Trị liệu tâm lý được cho là phương pháp Vàng trong điều trị RLNC

Điều trị với anxiolytic hoặc thuốc an thần trong giai đoạn ngắn cho trường hợp bị stress nặng. Điều trị dài hạn bao gồm thuốc an thần có thể hữu dụng đối với rối loạn nhân cách hoang tưởng  rối loạn nhân cách phân liệt. Tuy nhiên có thể thuốc có hiệu quả trong việc điều khiển nguy hiểm và stress hơn là điều trị dài hạn chính bản thân căn bệnh rối loạn nhân cách.

Trị liệu tâm lý

Trị liệu tâm lý được cho là phương pháp trị liệu Vàng đối với người mắc RLNC. Theo đó, các liệu pháp tâm lý sẽ tậm trung đến cấu trúc và sự phát triển của nhân cách chủ thể thông qua các nhân tố từ bên trong. Nhà tâm lý sẽ có trách nhiệm khơi gợi và giúp thân chủ tự hé mở thế giới tâm hồn của mình để tự hiểu được những cảm xúc của của mình.

Nhận thức hành vi được cho là liệu pháp trị liệu tối ưu nhất đối với chủ thể RLNC. Phần lớn liệu pháp hành vi nhận thức hướng tới những khía cạnh đặc biệt như suy nghĩ, cảm xúc, hành vi và thái độ, không phải toàn bộ tình trạng rối loạn nhân cách của người bệnh.

Tuy nhiên, trị liệu tâm lý cho thấy sự kém hiệu quả đối với các chủ thể rối loạn nhân cách chống xã hội. Ngoài ra, cả trị liệu tâm lý cá nhân và nhóm đều có hiệu quả đối với nhiều loại rối loạn nếu bệnh nhân tìm kiếm sự điều trị và có động cơ để thay đổi. Tùy thuộc vào nỗ lực và độ đáp ứng của mỗi chủ thể mà mức độ thay đổi và phục hồi là khác nhau.

Thông qua trị liệu tâm lý chủ thể RLNC sẽ từng bước thay đổi nhận thức và hành vi của bản thân bao gồm:

  • Giảm thiểu khó chịu chủ quan: bao gồm giảm các cảm giác stress, lo âu, trầm cảm..
  • Giúp thân chủ tự hiểu rằng vấn đề của họ là bên trong bản thân họ
  • Giảm đáng kể các hành vi không thích nghi và không thích hợp về mặt xã hội
  • Điều chỉnh các đặc tính nhân cách có vấn đề: cứng nhắc, lập dị..

Tài liệu tham khảo

1.      Braconnier A./ Flament M.
Evaluation diagnostique des troubles de la personnalité.
Biopsie Actualités1994 . n5 . pp 19-21 .
2.      Darcourt G.
La personnalité hystérique .
La revue du praticien.1995 . vol 45 n20 . pp 2550-2555 .
3.      Debray.Le psychopath .PUF Paris. Collection Nodules . 1981 . 80 pages.
4.      Dictionnaire Petit Robert.Dictionaires Le Robert . 1998 . p 1409 .
5.      DSM III R- Cas cliniques .
Traduction francaise : J.M. Dubroca et N. Ferrand.Masson 1991 . 311 pages.
6.      DSM IV-Manuel diagnostique et statistique des troubles mentaux
Traduction francaise : J.D. Guelfi et al.Masson . 1996
7.      Epidémiologie et psychiatrie.
Comfrontation psychiatrique n35.1996
8.      Garrabé J.
Dictionnaire taxinomique de psychiatrie.Masson . 1991 . 236 pages.
9.      Guelfi J.D.
Psychiatrie de l`adulte.
Ellipses . 1989 , pp 205-249.

10. ICD 10 –Classification internationale des troubles mentaux et des
Troubles du comportement.Traduction francaise : C.P. Pull .
11. Lansier C./ Olivier martin R.
Personnalités pathologiques
Encyclopédie médico-chirugicale psychiatrie.
Paris . Édition Elsevier . 1993-37: 320 A10.
12. Lelord F./ André C.
Comment gérer les personnalités difficiles.
Edition Odile Jacob . 1996 . 346 pages .
13. Marcelli .
Les états limites de la personnalité.
PUF Paris. Collection Nodules . 1981 . 77 pages.
14. Pellisso A.
Un modèle a 7 dimensions pour décrire la personnalité.
15. Petit M./ Zann M.
Personnalité psychasthénique et personnalité obsessionnelle.
La revue du praticien.
1986. vol 36 . pp 39-44.
16. Pham A./ Guelfi J.D.
Intérets et limites des classifications des troubles de la personnalités.
Actualités médicales internationales : psychiatrie.
1996 . n 193 sup . pp 11-15 .