Bệnh viện tâm thần trung ương 2 ở đâu?

Theo thống kê cứ 4 người lại có 1 người mắc bệnh tâm thần ở một thời điểm nào đó trong đời. Bệnh tâm thần có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, từ trẻ thơ đến khi trưởng thành. Bệnh viện tâm thần trung ương 2 là 1 trong 2 bệnh viện tâm thần lớn nhất nước ta.

Vậy bệnh viện tâm thần trung ương 2 ở đâu? Có vai trò gì? Hãy cùng Thanh Bình Psy tìm hiểu nhé!

Bệnh viện tâm thần trung ương 2 ở đâu?

Khá nhiều khách hàng biết đến bệnh viện tâm thần trung ương 1 ở Thường Tín – Hà Nội. Nhưng một số không biết đến bệnh viện tâm thần trung ương 2 ở đâu. Thanh Bình Psy sẽ tìm hiểu giúp bạn.

Bệnh viện tâm thần trung ương 2 là một bệnh viện lớn ở miền Nam nước ta. Bệnh viện nằm ở đường Nguyễn Ái Quốc, khu phố 7, phường Tân Phong, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Số điện thoại đường dây nóng của bệnh viện là (061) 3822965 – (061) 3822965.

bệnh viện tâm thần trung ương 2 ở đâu
Bệnh viện tâm thần 2 nằm ở đường Nguyễn Ái Quốc, khu phố 7, phường Tân Phong, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Bệnh viện có 7 phòng, 13 khoa lâm sàng, 6 khoa cận lâm sàng, 4 khoa khám bệnh. Đặc biệt mức giá khám bệnh ở đây luôn được công khai minh bạch. Khách hàng có thể tìm hiểu qua website hay bảng giá được treo ngay trong bệnh viện.

Trải qua rất nhiều năm xây dựng và nỗ lực phát triển. Bệnh viện tâm thần trung ương 2 đã là nơi thăm khám uy tín của rất nhiều bệnh nhân. Bệnh viện luôn là đơn vị đạt và vượt chỉ tiêu trong công tác khám chữa bệnh và chuyên môn được giao.

Xem thêm:  Quyền trẻ em là gì? Tất tần tật những điều cần biết

Xem thêm >>>  Dịch Vụ Tư Vấn Tâm Lý Tại Nhà

Bệnh viện tâm thần trung ương 2 có vai trò gì đối với nhân dân?

Mỗi một đơn vị nhà nước được thành lập đều có mục đích phục vụ cho nhân dân. Vậy bệnh viện tâm thần trung ương 2 được thành lập để:

  • Là đơn vị trực tiếp khám chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần. Cụ thể là bệnh nhân tại khu vực tỉnh Đồng Nai.
  • Trực tiếp khám, cấp cứu và điều trị cho người bệnh tâm thần vượt quá khả năng tuyến Tỉnh.
  • Khi có yêu cầu của các cơ quan luật pháp đối với bệnh viện. Bệnh viện tiến hành khám và giám định sức khỏe tâm thần. Tham gia vào công tác giám định pháp y tâm thần.
  • Khi nhân dân trong vùng có yêu cầu. Bệnh viện vẫn tiến hành khám, cấp cứu, điều trị tai nạn chấn thương. Bệnh viện điều trị các bệnh thông thường và chuyên khoa khác. Đảm bảo phù hợp với khả năng của bệnh viện.
  • Là một trong những cơ sở tham gia đào tạo cán bộ chuyên ngành tâm thần, chỉ đạo tuyến.
  • Để phục vụ tốt hơn cho sức khỏe nhân dân. Bệnh viện đã và đang thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học. Bệnh viện còn triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ kỹ thuật hiện đại. Luôn luôn sánh ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới.
  • Thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công và chỉ đạo của Bộ Y Tế.
Xem thêm:  Ma túy đá là gì? Ma túy đá nguy hiểm hơn heroin?

Tại sao phải đến bệnh viện tâm thần?

Không ai trong chúng ta mong muốn những điều không may xảy ra trong cuộc sống. Những biến cố lớn, dồn dập đến với mỗi con người sẽ khiến chúng ta gục ngã. Chắc hẳn không ai muốn hỏi bệnh viện tâm thần trung ương 2 ở đâu để đến khám chữa.

bệnh viện tâm thần trung ương 2 ở đâu
Chắc hẳn không ai muốn hỏi bệnh viện tâm thần trung ương 2 ở đâu để đến khám chữa

Xem thêm >>> Dịch Vụ Tư Vấn Tâm Lý Online

Khi nào phải vào viện tâm thần điều trị

  • Hoang tưởng: Bệnh nhân tâm thần có những ý tưởng sai lầm, không phù hợp thực tế. Nhưng bệnh nhân lại cho đó là hoàn toàn đúng và cố thực hiện nó.
  • Ảo ảnh: Bệnh nhân thường nghe thấy các âm thanh, giọng nói lạ bên tai hoặc trong đầu. Đa phần nội dung đều là đe dọa, nhạo báng, buộc tội…bệnh nhân. Lúc đó bệnh nhân có các phản ứng như bịt tai, chửi bới…
  • Rối loạn khả năng suy nghĩ: Lời nói bệnh nhân khó hiểu, đang nói bỗng dừng đột ngột rồi lại nói tiếp. Nói lung tung các chủ đề khiến người nghe không hiểu bệnh nhân đang nói điều gì.
  • Mất ý muốn làm việc: Bệnh nhân không làm tốt các công việc tại cơ quan hay học tập. Thậm chí nặng hơn không làm những công việc đơn giản như: Vệ sinh cá nhân, nấu cơm, giặt giũ…
  • Giảm biểu lộ tình cảm: Bệnh nhân không phản ứng trước các sự kiện vui hay buồn. Thậm chí sự kiện vui thì bệnh nhân buồn, sự kiện buồn bệnh nhân lại tỏ ra vui vẻ.
  • Cách ly xã hội: Bệnh nhân không muốn tiếp xúc với người khác, thậm chí cả người thân.
  • Không biết mình đang bị bệnh: Đa phần các bệnh nhân không nhận thức được mình đang bị bệnh. Họ luôn từ chối việc đi bác sĩ.
Xem thêm:  Rung giật cơ khi ngủ do đâu, biểu hiện và cách điều trị thế nào?

Tham khảo thêm:

Làm thế nào để không phải vào viện tâm thần điều trị

Khi bạn cảm thấy bế tắc trong cuộc sống hay gặp phải những biến cố lớn, đừng tự 1 mình chống chọi để vượt qua. Hãy cùng với gia đình, bạn bè và Thanh Bình Psy vượt qua. Nếu bạn ngại hãy để chúng tôi tham vấn online giúp bạn giải tỏa những rắc rối trong cuộc sống. Nếu bạn muốn có người tâm sự trực tiếp, Thanh Bình Psy cũng sẵn sàng đến tận nhà.

bệnh viện tâm thần trung ương 2 ở đâu
Hãy cùng với gia đình, bạn bè và Thanh Bình Psy vượt qua biến cố trong cuộc sống

Thanh Bình Psy quy tụ các nhà tâm lý từ các trường đại học danh tiếng tại Việt Nam, Canada, Singapore và Pháp, … Kiến thức, kỹ năng, nhiệt huyết, sự am hiểu và lòng nhân ái của chúng tôi sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Hãy đến với Thanh Bình Psy, chúng tôi bên cạnh bạn mọi lúc mọi nơi!