Một số người bệnh mắc sa sút trí tuệ thùy trán – thái dương (FTD) phải chịu đựng thay đổi lớn về tính cách, có các ứng xử xã hội không thích hợp bốc đồng hoặc vô cảm. Trong khi đó, một số người lại mất hoàn toàn khả năng ngôn ngữ. Hãy cùng Thanh Bình Psy tìm hiểu cụ thể hơn về căn bệnh đặc biệt này.
Sa sút trí tuệ thùy trán – thái dương (FTD) là gì?
Sa sút trí tuệ thùy trán – thái dương (FTD) là thuật ngữ mô tả nhóm các rối loạn không phổ biến. Các rối loạn này chủ yếu tác động tới thùy trán và thái dương. Đây là các khu vực thường có sự liên quan tới tính cách, hành vi, ngôn ngữ của con người.
Những người mắc chứng sa sút trí tuệ trán – thái dương phần thùy thường co lại. Mỗi người sẽ có các dấu hiệu khác nhau tùy theo phần nào bị tác động. Căn bệnh không chỉ ảnh hưởng xấu tới thể chất, tâm lý của cá nhân người mắc mà cả với những người chăm sóc họ.
Tin mới:
Dấu hiệu của chứng sa sút trí tuệ thùy trán – thái dương
Sa sút trí tuệ thùy trán – thái dương sẽ có ảnh hưởng tới mỗi người bệnh theo những cách khác nhau. Tùy theo tác động của bệnh, tính cách của người đó trước khi mắc bệnh. Theo nghiên cứu y khoa, dấu hiệu của chứng FTD ngày càng biểu hiện xấu qua nhiều năm.
Hành vi thay đổi
- Triệu chứng FTD liên quan tới các thay đổi tiêu cực trong hành vi, tính cách như:
- Hành động không giữ đúng so với chuẩn mực.
- Không có sự đồng cảm, kỹ năng giao tiếp.
- Mất dần khả năng vệ sinh cá nhân.
- Thay đổi một số các thói quen ăn uống.
Gặp vấn đề về ngôn ngữ
Chứng mất ngôn ngữ là một trong các biểu hiện thường gặp của FTD. Điều này đặc trưng bởi sự khó khăn ngày càng tăng trong việc sử dụng cũng như hiểu ngôn ngữ nói và viết.
Khi mắc chứng bệnh này, người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc gọi tên đồ vật, người thân,… hàng ngày. Hơn nữa, họ cũng có thể bị mất kiến thức về nghĩa của từ. Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ nói năng ấp úng, do dự, không mạch lạc.
Chuyển động gặp rối loạn
Dạng hiếm hơn của chứng FTD được đặc trưng bởi các vấn đề liên quan tới vận động. Khi đó, người bệnh FTD thường xuyên:
- Rung lắc cơ thể.
- Nuốt, nhai khó khăn.
- Cơ yếu.
- Cơ bắp co thắt.
- Các chi co cứng.
Nguyên nhân mắc chứng FTD
Chứng sa sút trí tuệ do tổn thương hay mất tế bào thần kinh hay kết nối tế bào thần kinh bên trong não. Những nguyên nhân mắc chứng FTD xuất phát từ:
- Bệnh thoái hóa thần kinh: Gồm một số các bệnh như Parkinson, Alzheimer, Huntington,….
- Rối loạn mạch máu gây ảnh hưởng tới quá trình lưu thông mạch máu trong não bộ, dẫn tới sa sút trí tuệ.
- Chấn thương sọ não: Do tai nạn, chấn động phần não,…
- Hệ thần kinh trung ương bị nhiễm trùng: Gồm có HIV, viêm màng não, bệnh Creutzfeldt-Jakob.
- Sử dụng các chất cấm, chất kích thích trong một thời gian dài như: Ma túy, rượu bia,…
- Não úng thủy: Não tích tụ chất lỏng dẫn tới sa sút trí tuệ.
- Tiền sử gia đình có người mắc FTD có nguy cơ cao thế hệ sau cũng mắc phải căn bệnh này.
Tìm hiểu: Dịch vụ tham vấn tâm lý tại nhà của Thanh Bình PSY
Giải pháp điều trị sa sút trí tuệ thùy trán – thái dương
Người bệnh Sa sút trí tuệ thùy trán – thái dương (FTD) phải chấp nhận một sự thật là căn bệnh này không thể chữa khỏi. Hơn nữa, không có một cách hiệu quả nào có thể làm chậm lại sự tiến triển của nó. Tất cả hoạt động điều trị chỉ nhằm mục đích kiểm soát tốt các triệu chứng.
Thuốc hỗ trợ điều trị FTD
- Thuốc chống trầm cảm: Một số các loại thuốc chống trầm cảm tốt như: Trazodone. Loại thuốc này có thể làm giảm thiểu các vấn đề hành vi liên quan tới chứng FTD.
- Chất ức chế tái hấp thu có chọn lọc SSRI: Sertraline (Zoloft)/ Fluvoxamine (Luvox),… sẽ cho hiệu quả cải thiện ở một số các trường hợp.
- Thuốc hỗ trợ chống loạn thần: Thuốc chống loạn thần olanzapine (Zyprexa) hay Quetiapine (Seroquel). Các loại thuốc này đôi khi được sử dụng để hỗ trợ điều trị vấn đề hành vi của chứng FTD.
Việc sử dụng các loại thuốc này phải thực sự thận trọng. Người bệnh phải được thăm khám và tư vấn từ bác sĩ về các loại thuốc sử dụng sao cho đảm bảo an toàn. Qua đó, hạn chế tối ưu các trường hợp nguy cơ tử vong.
Kỹ thuật trị liệu
Những trường hợp Sa sút trí tuệ thùy trán-thái dương gặp khó khăn trong lời nói có thể áp dụng phương pháp trị liệu tâm lý. Các bác sĩ tâm lý sẽ hỗ trợ cải thiện tâm lý giúp người bệnh có thể giao tiếp một cách hiệu quả.
Phương pháp trị liệu tâm lý tập trung vào các phương pháp Massage, nghe nhạc, thưởng thức nghệ thuật, hay nuôi thú cưng. Điều này giúp cho người bệnh có thể cải thiện được tình trạng lú lẫn. Đồng thời, kiểm soát được hành vi và tâm trạng của mình.
Đừng bỏ qua: Dịch vụ sàng lọc tâm lý cùng chuyên gia tại Thanh Bình PSY
Áp dụng các thói quen tốt
Bên cạnh điều trị, người bệnh cũng nên thay đổi các thói quen không tốt bằng các thói quen có ích cho sức khỏe như:
- Luyện tập thể dục thể thao khoảng 30 phút mỗi ngày vừa rèn luyện sức khỏe vừa cải thiện chức năng não bộ.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều rau xanh, bổ sung các loại vitamin, chất xơ. Hạn chế chất béo, caffeine, thực phẩm chế biến sẵn.
- Ngủ đủ giấc: Đảm bảo ngủ đủ từ 7-8h/ngày, rút ngắn thời gian ngủ trưa và tăng cường hoạt động thể chất.
Sa sút trí tuệ thùy trán – thái dương (FTD) không đơn thuần là sự lão hóa thông thường mà là bệnh lý nghiêm trọng xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Sa sút trí tuệ khiến cho người bệnh không thể thực hiện được hành vi hay tự sinh hoạt. Hy vọng những thông tin trên Thanh Bình Psy đã giúp các bạn hiểu rõ hơn để có được các giải pháp hiệu quả khi đối mặt với chứng bệnh này!