Sa sút trí tuệ là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa sa sút trí tuệ

Hiện nay, có rất nhiều người quan tâm đến các biểu hiện của việc bị sa sút trí tuệ. Bởi các biểu hiện này ảnh hưởng nghiêm trọng cho các hoạt động cuộc sống hàng ngày. Vậy sa sút trí tuệ là gì? Các nguyên nhân và cách phòng ngừa như thế nào? Hãy cùng Thanh Bình PSY tìm hiểu chi tiết về vấn đề này ngay bài viết dưới đây.

Sa sút trí tuệ là gì?

Sa sút trí tuệ là gì? Đây là câu hỏi thắc mắc đang được nhiều người quan tâm hiện nay. Sa sút trí tuệ không phải là căn bệnh chuyên biệt mà là một nhóm các triệu chứng khác nhau. Từ đó, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng lực xã hội và suy nghĩ. Đồng thời còn làm gây trở ngại cho cuộc sống thường ngày.

sa sút trí tuệ là gì
Sa sút trí tuệ làm ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày

Giảm trí nhớ rất thường gặp trong sa sút trí tuệ. Tuy nhiên, giảm trí nhớ không đồng nghĩa với việc trí tuệ bị sa sút bởi có nhiều nguyên nhân khác cũng gây nên việc bị sa sút này. Triệu chứng trí tuệ bị sa sút thay đổi tùy vào từng nguyên nhân, các triệu chứng thường gặp đó bao gồm:

  • Giảm trí nhớ
  • Khó khăn trong việc giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ và thực hiện các hoạt động hàng ngày.
  • Lẫn lộn về địa điểm và thời gian
  • Thay đổi đột ngột hành vi, cảm xúc và tính cách
  • Gặp vấn đề trong định hướng, ví dụ như mất phương hướng, trở nên lạc lõng.
  • Khó khăn trong những chức năng vận động và phối hợp
  • Mất tính chủ động và thờ ơ với mọi việc
Xem thêm:  Có nên cho trẻ tự kỷ tập thiền và yoga hay không?

Các nguyên nhân gây nên sa sút trí tuệ

Các nguyên nhân gây nên sa sút trí tuệ là gì bạn đã hiểu rõ hết chưa? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu các nguyên nhân của việc trí tuệ bị sa sút sau đây:

Chứng sa sút trí tuệ tiến triển

Trong các nguyên nhân trí tuệ bị sa sút này có chứng sa sút trí tuệ tiến triển là hay thường gặp nhất. Những loại chứng trí tuệ bị sa sút tiến triển và không hồi phục này bao gồm:

sa sút trí tuệ là gì
Các nguyên nhân dẫn tới việc trí tuệ bị sa sút

Bệnh Alzheimer

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của việc trí tuệ bị sa sút. Các nguyên nhân của bệnh Alzheimer hầu như không được biết rõ, cũng có thể là do yếu tố di truyền.

Sa sút trí tuệ thể Lewy

Đây là một trong những biểu hiện trí tuệ bị sa sút thường gặp, ảnh hưởng khoảng từ 10 – 20% người bị mắc phải. Trí tuệ bị sa sút với thể Lewy ngày càng tăng lên theo độ tuổi. Người mắc phải thể Lewy thường bị rối loạn hành vi trong giấc ngủ chuyển động mắt nhanh. Điều này liên quan tới các hành động bất thường tại giấc mơ của họ.

Trí tuệ sa sút do căn nguyên mạch máu

Các vấn đề của mạch máu gây ra do đột quỵ, nhiễm trùng van tim hay các bệnh về mạch máu khác. Các triệu chứng này thường gặp ở các bệnh nhân cao huyết áp hay có bệnh lý về tim mạch, tiền sử đột quỵ.

Xem thêm:  Opioid là gì? Tác hại và cách phòng tránh nghiện Opioid

Trí tuệ sa sút thể trán thái dương

Đây là nguyên nhân ít gặp nhất của trí tuệ sa sút, thường người từ 40 – 65 tuổi mắc phải sớm hơn bệnh Alzheimer. Các dấu hiệu và triệu chứng của trí tuệ sa sút thể trán thái dương gồm: rối loạn ngôn ngữ, hành vi không thích đáng. Đồng thời còn khó khăn trong tập trung, suy xét và các vấn đề về vận động.

Tham khảo thêm:

Các chứng rối loạn khác liên quan tới trí tuệ bị sa sút

Ngoài các nguyên nhân đã nêu ở trên về việc trí tuệ bị sa sút thì còn có các chứng rối loạn khác như sau:

sa sút trí tuệ là gì
Các triệu chứng trí tuệ bị sa sút thay đổi tùy vào từng nguyên nhân
  • Tổn thương não sau chấn thương: Các triệu chứng này có thể xuất hiện sau nhiều năm bị chấn thương.
  • Bệnh Huntington: đây là bệnh gây nên bởi các tế bào thần kinh ở não và tủy sống. Các triệu chứng và dấu hiệu thường xuất hiện vào khoảng 30 – 40 tuổi. Theo thời gian bệnh này sẽ làm suy giảm nhận thức nghiêm trọng. Đồng thời còn làm yếu cơ và khó vận động, đi lại.
  • Trí tuệ sa sút liên quan tới HIV: Những người nhiễm HIV thường có các vấn đề về trí nhớ, khó tập trung, thu rút khỏi xã hội và khó khăn trong vận động.
  • Bệnh Creutzfeldt-Jakob: Các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh này thường xuất hiện sau tuổi 60.

Cách phòng ngừa sa sút trí tuệ như thế nào?

Hiện nay không có cách nào có thể phòng ngừa hoàn toàn việc trí tuệ bị sa sút. Tuy nhiên, có một số điều sau đây có thể giúp ích được phần nào việc trí tuệ bị sa sút:

  • Nên thường xuyên hoạt động trí óc
  • Hoạt động xã hội và hoạt động thể chất
  • Không nên hút thuốc lá. Một số nghiên cứu cho thấy hút thuốc lá ở độ tuổi trung niên làm tăng nguy cơ trí tuệ bị sa sút và bệnh lý mạch máu.
  • Hạ huyết áp bởi nếu huyết áp quá cao có thể dẫn tới nguy cơ trí tuệ bị sa sút.
  • Duy trì ăn uống theo chế độ lành mạnh, khoa học.
  • Có thể tìm đến các chuyên gia tâm lý để nhận tư vấn.
Xem thêm:  Giải mã nguyên nhân của hội chứng quên và phương thức cải thiện 

Lời kết

Với những thông tin Thanh Bình PSY chia sẻ ở trên, bạn đã hiểu rõ sa sút trí tuệ là gì chưa? Trong cuộc sống hiện nay có rất nhiều người mắc phải việc trí tuệ bị sa sút này. Nếu gặp phải tình trạng này, hãy liên hệ ngay với Thanh Bình PSY để được chuyên gia tâm lý hàng đầu hỗ trợ tư vấn. Ngoài ra, Thanh Bình PSY còn có các dịch vụ tham vấn tại nhàonline giúp bạn dễ dàng đến với chúng tôi mọi lúc mọi nơi. Hoặc bạn cũng có thể liên hệ với Thanh Bình PSY qua:

THANH BÌNH PSY

  • Địa chỉ: Số 551/99 Lê Văn Khương, Quận 12, Tp.Hồ Chí Minh
  • Hotline/Zalo: 0372.951.520
  • Email: thanhbinhpsy@gmail.com
  • Website: thanhbinhpsy.com/