Rất nhiều người khi mắc bệnh không tìm hiểu được nguyên nhân thường sẽ cần phải thực hiện sinh thiết. Tuy nhiên, có lẽ chỉ được nghe bác sĩ tư vấn và hướng dẫn, còn thực tế không phải ai cũng hiểu sinh thiết là gì? Bài viết hôm nay Thanh Bình PSY sẽ chia sẻ về những thông tin liên quan đến sinh thiết, mời bạn cùng theo dõi.
Sinh thiết là gì?
Sinh thiết hay còn gọi là sinh thiết tế bào, thông thường khi bệnh nhân có các dấu hiệu nhiễm khuẩn nhưng không xác định được nguyên nhân thì bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm này. Quá trình thực hiện sẽ lấy mẫu mô bất kỳ trên cơ thể như: da, nội tạng hoặc cấu trúc nào đó liên quan để tiến hành kiểm tra dưới kính hiển vi.
Các loại xét nghiệm sinh thiết
Sau khi đã biết, sinh thiết là gì ta cần phải biết sinh thiết có mấy loại? Thực tế, sinh thiết được chia thành nhiều loại, mỗi loại sinh thiết sẽ phụ thuộc vào bệnh tình và có những ưu điểm nhất định. Cụ thể:
Sinh thiết tủy xương
Khi nghi ngờ bệnh lý máu ác tính, kiểm tra các tế bào ung thư từ một bộ phận khác của cơ thể có di căn đến xương hay không. Bên trong một số xương lớn như: Xương hông hoặc xương đùi, các tế bào máu được sản xuất nhờ một vật liệu xốp gọi là tủy xương. Xét nghiệm sinh thiết tủy xương có thể chẩn đoán các tình trạng ung thư và các bệnh lý lành tính như bệnh bạch cầu, thiếu máu, nhiễm trùng.
Sinh thiết nội soi
Sinh thiết nội soi được sử dụng tiếp cận mô bên trong cơ thể để thu thập các mẫu từ các bộ phận như: Bàng quang, đại tràng, phổi…Sinh thiết nội soi có thể được thực hiện qua vết mổ nhỏ trên cơ thể, hoặc thông qua các bộ phận bao gồm miệng, mũi, trực tràng hoặc niệu đạo.
Bác sĩ sẽ sử dụng một ống mỏng linh hoạt được gọi là ống nội soi có camera nhỏ và đèn. Bác sĩ sử dụng màn hình video để xem hình ảnh giúp thu thập mẫu dễ dàng hơn. Quá trình thực hiện thường mất từ 5 – 20 phút.
Sinh thiết kim
Xét nghiệm sinh thiết kim thường được sử dụng để thu thập các mẫu da, hoặc cho bất kỳ mô nào có thể dễ dàng tiếp cận dưới da. Các loại sinh thiết kim khác nhau gồm:
- Sinh thiết kim lõi: Loại xét nghiệm này sử dụng kim cỡ trung bình, lớn để tiếp cận lõi mô trung tâm, ví dụ lấy mô từ lõi trung tâm khối u trong vú.
- Sinh thiết kim nhỏ: Thực hiện xét nghiệm sinh thiết này sử dụng một kim nhỏ được gắn vào ống tiêm, cho phép rút chất lỏng và tế bào, dùng trong trường hợp bướu, khối u sờ thấy được.
- Sinh thiết tựa trục: Xét nghiệm lấy sinh tiết tựa trục được thực hiện cho những khu vực không sờ thấy được, nhưng nhìn thấy qua hình chụp quang như X – quang hoặc CT để bác sĩ có thể tiếp cận các khu vực cụ thể, như phổi, gan hoặc các cơ quan khác.
- Sinh thiết hỗ trợ chân không: Xét nghiệm này nhằm hỗ trợ thiết bị hút chân không, giúp tổn thương, mổ và không bị sẹo to, thường sử dụng trong xét nghiệm vú.
Sinh thiết da
Sinh thiết da khi phát hiện vùng da nghi ngờ nếu bạn bị phát ban, tổn thương trên da, nghi ngờ về một tình trạng nhất định, không đáp ứng với phác đồ điều trị của bác sĩ hoặc không rõ nguyên nhân.
Có thể được thực hiện bằng cách sử dụng thuốc gây tê cục bộ, rồi loại bỏ một phần nhỏ bằng dao hoặc sử dụng sinh thiết bấm, một dụng cụ đặc biệt bấm một lỗ nhỏ thông qua các lớp trên cùng của da để lấy một mẫu da.
Sinh thiết phẫu thuật
Sinh thiết phẫu thuật được chia thành nhiều loại với các công dụng khác nhau, tùy thuộc vào từng bệnh lý của bệnh nhân. Cụ thể:
- Sinh thiết ung thư: Nếu bệnh nhân có một khối u hoặc sưng ở đâu đó trong cơ thể mà không có nguyên nhân rõ ràng, cách duy nhất để xác định liệu đó có phải là ung thư hay không là thông qua xét nghiệm.
- Sinh thiết dạ dày: Thủ thuật này có thể giúp bác sĩ xác định các tình trạng dạ dày như loét dạ dày có do thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) gây ra hay không. Sinh thiết ruột non có thể được sử dụng để đánh giá bệnh nhân bị kém hấp thu, thiếu máu hoặc bệnh celiac.
- Sinh thiết gan: Điều này có thể giúp bác sĩ chẩn đoán khối u, hoặc ung thư trong gan, chẩn đoán xơ gan, hoặc xơ gan, khi gan bị sẹo do chấn thương hoặc bệnh trước đó, chẳng hạn như lạm dụng rượu hoặc viêm gan lâu dài. Sinh thiết cũng có thể được sử dụng để đánh giá bệnh nhân đáp ứng với điều trị như thế nào
Tham khảo thêm:
- Fan Club là gì? Những điều một người hâm mộ có thể làm
- Hematocrit là gì? A – Z những thông tin cần thiết
Lời kết
Sau bài viết này tin rằng bạn đã hiểu sinh thiết là gì rồi? Làm sinh thiết không quá khó nhưng vẫn cần phải thực hiện ở nơi cơ sở y tế uy tín, đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp, máy móc hiện đại mới có thể đưa ra được kết quả chính xác nhất. Nếu việc làm sinh thiết khiến bạn cảm thấy bất an, hồi hộp, lo lắng hay đắn đo hãy để Thanh Bình PSY giúp bạn, liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau để được hỗ trợ tốt nhất:
THANH BÌNH PSY
- Địa chỉ: KCN An Sương, Quận 12, Tp.HCM
- Hotline: 0372.951.520
- Email: thanhbinhpsy@gmail.com
- Website: https://thanhbinhpsy.com