Hematocrit là gì? A – Z những thông tin cần thiết

Khi đến bệnh viện khám bệnh, có thể bác sĩ sẽ yêu cầu bạn cần làm xét nghiệm Hematocrit. Tuy nhiên bạn không biết loại xét nghiệm này là gì và ý nghĩa như thế nào. Dù bác sĩ có giải thích qua nhưng bạn vẫn chưa hiểu rõ, hãy cùng Thanh Bình PSY tham khảo bài viết sau để nắm rõ Hematocrit là gì và nhiều thông tin hữu ích hơn về vấn đề này.

Hematocrit là gì?

Hematocrit (HCT) được xem là tỉ lệ thể tích hồng cầu trong thể tích máu toàn phần. Đây là phần trăm thể tích máu mà các tế bào máu (chủ yếu là hồng cầu) chiếm giữ. Chỉ số này rất quan trọng trong việc đánh giá và theo dõi tình trạng mất máu, thiếu máu biểu hiện bởi HCT thấp và nghi ngờ một số bệnh lý về phổi, tim mạch hay chứng tăng hồng cầu khi HCT cao.

Hematocrit là gì
Hematocrit là một chỉ số được thực hiện khi xét nghiệm máu

Để có thể được đánh giá mức độ HCT trong cơ thể, xét nghiệm máu là cách tốt nhất. Từ kết quả xét nghiệm máu bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng và mức độ tăng hay giảm của HCT để chẩn đoán nguyên nhân và có biện pháp điều trị hiệu quả.

Chỉ số Hematocrit bao nhiêu được xem là bình thường?

Mặc dù làm xét nghiệm HCT xong, nhanh chóng nhưng chỉ số HCT như nào được là bình thường? Sau khi nắm được chỉ số HCT là gì, bạn cần biết như nào là chỉ số HCT bình thường. Tùy theo độ tuổi, giới tính mà mỗi người có chỉ số HCT khác nhau. Dưới đây là thông tin về chỉ số HCT ở mức bình thường. Tức là một người không mang bệnh về hồng cầu sẽ có chỉ số HCT nằm trong khoảng sau:

  • Đối với trẻ nhỏ dưới 15 tuổi: Mức chỉ số HCT trong khoảng từ 35% – 39%.
  • Đối với người trưởng thành: Mức chỉ số HCT ở nữ khoảng 37% – 48%, ở nam HCT khoảng 45% – 52%.
Xem thêm:  Biểu hiện của người tự ti và cách cải thiện
Hematocrit là gì
Từng độ tuổi sẽ có chỉ số HCT khác nhau

Ngoài ra, trẻ sơ sinh sẽ có mức hematocrit cao và giảm dần khi chúng lớn lên. Nếu được truyền máu trong thời gian gần so với lúc xét nghiệm có thể ảnh hưởng đến kết quả. Bên cạnh đó, những người mang thai có thể có chỉ số thấp hơn bình thường vì cơ thể tăng lượng máu trong thai kỳ. Các yếu tố khác có thể khiến chỉ số tăng cao, chẳng hạn như hút thuốc và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).

Các bệnh liên quan đến chỉ số Hematocrit là gì?

Chỉ số Hematocrit (HCT) cao hoặc thấp thể hiện rất nhiều loại bệnh, mỗi mức chỉ số sẽ có những loại bệnh khác nhau. Cụ thể:

Chỉ số HCT thấp thể hiện bởi bệnh gì?

Sau khi làm xét nghiệm HCT, nếu chỉ số HCT trong máu thấp, có nghĩa các tế bào trong cơ thể không nhận đủ oxy. Nguyên nhân do: Thiếu máu; mất máu; thiếu hụt vitamin hoặc khoáng chất có thể là thiếu sắt, thiếu folate, vitamin B12 và vitamin B6; bất thường về tuyến giáp; bệnh thận; rối loạn tủy xương; đau tủy hoặc các bệnh ung thư khác di căn đến tủy; thừa nước trong cơ thể; phá hủy miễn dịch của các tế bào hồng cầu; số lượng bạch cầu tăng, có thể do ốm bệnh lâu ngày, nhiễm trùng, bệnh bạch cầu, ung thư hạch.

Hematocrit là gì
Chỉ số HCT cao hoặc thấp được thể hiện qua nhiều bệnh lý

Chỉ số HCT cao thể hiện bởi bệnh gì?

Với mức chỉ số HCT trong máu cao thể hiện tình trạng sản xuất quá mức của các tế bào hồng cầu. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là: Mất nước; Bệnh đa hồng cầu, là một chứng rối loạn máu hiếm gặp do di truyền, khiến cơ thể sản xuất quá nhiều tế bào hồng cầu; Sẹo hoặc dày phổi; Bệnh tim bẩm sinh; Suy tim; Một số loại khối u thận Bệnh tủy xương; Khó thở khi ngủ; Hút thuốc; Ngộ độc carbon monoxide; Sử dụng testosterone; Sống ở nơi có độ cao.

Xem thêm:  Tìm hiểu tư vấn giải đáp: LDL Cholesterol là gì?

Quy trình làm xét nghiệm Hematocrit như thế nào?

Trên thực tế, nếu làm xét nghiệm Hematocrit bạn sẽ không cần có bất kỳ sự chuẩn bị đặc biệt nào. Cụ thể, nếu bác sĩ yêu cầu bạn thực hiện thêm các xét nghiệm trên mẫu máu của bạn, bạn có thể chỉ cần cần phải nhịn ăn uống trong vòng vài giờ trước khi xét nghiệm.

Hematocrit là gì
Thực hiện xét nghiệm HCT đơn giản, nhanh chóng, ít rủi ro

Trong quá trình thực hiện xét nghiệm Hematocrit, bác sĩ sẽ lấy mẫu máu từ tĩnh mạch trên cánh tay của bạn thông qua một chiếc kim nhỏ. Sau khi kim được đưa vào tĩnh mạch, một lượng máu nhỏ sẽ được thu thập vào lọ hoặc ống nghiệm. Bạn có thể cảm thấy hơi châm chích trong lúc kim được đưa vào hoặc đưa ra khỏi tĩnh mạch. Quá trình tiến hành lấy mẫu máu thường mất ít hơn 5 phút.

Nói tóm lại, việc xét nghiệm Hematocrit hay các loại xét nghiệm máu khác thường có rất ít rủi ro. Một số người có thể cảm thấy đau nhẹ hoặc bị bầm tím tại chỗ kim tiêm được đưa vào, nhưng hầu hết các triệu chứng này sẽ biến mất nhanh chóng sau đó.

Tham khảo thêm:

Lời kết

Mặc dù thực hiện xét nghiệm Hematocrit rất quan trọng nhưng nếu chỉ dựa vào chỉ số HCT cũng sẽ không thể luận được bệnh ngay mà còn cần phải làm thêm các loại xét nghiệm khác. Mặc dù vậy, qua bài viết này tin rằng bạn cũng đã hiểu Hematocrit là gì. Nếu vẫn còn thắc mắc hãy để lại bình luận cuối bài hoặc liên hệ trực tiếp với Thanh Bình PSY theo thông tin sau để được hỗ trợ nhanh nhất.

Xem thêm:  Ý chí là gì? Đặc điểm và phương pháp rèn luyện ý chí

THANH BÌNH PSY