Tài liệu trong hồ sơ giám định tâm thần và hình thức thực hiện

Giám định tâm thần là bước quan trọng giúp nhận định vấn đề tâm lý của đối tượng cần giám định. Trước khi giám định, gia đình cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giám định tâm thần để thực hiện các bước giám định. Vậy hồ sơ thực hiện cần giấy tờ gì? Có các hình thức giám định nào? Hãy cùng Thanh Bình Psy tìm hiểu cụ thể hơn trong thông tin ngay sau đây. 

Giám định tâm thần được hiểu là gì?

Giám định tâm thần là công tác được phối hợp thực hiện giữa đơn vị y tế, công an, viện kiểm sát, tòa án. Qua đó, nghiên cứu mối liên hệ giữa trạng thái rối loạn tâm thần với vấn đề dân sự và hình sự. 

Nhiệm vụ chính của hoạt động giám định tâm thần tập trung vào việc xác định đối tượng mắc rối loạn tâm thần, bệnh tâm thần hay không. Nếu mắc bệnh đang ở mức độ nào, đối tượng thực sự mắc bệnh hay cố ý giả bệnh. Thông qua đó, xác định trách nhiệm với hành vi đã gây ra. 

Bên cạnh đó, giám định cũng sẽ bảo vệ quyền lợi của người mắc chứng tâm thần. Đồng thời, xác định được hành vi dân sự, khả năng chịu trách nhiệm của các đối tượng có liên quan trong vụ kiện dân sự. 

Xem thêm:  Hội chứng sợ ngủ một mình nguyên nhân và các biểu hiện cụ thể
Mỗi bệnh nhân đều có bộ hồ sơ giám định để bác sĩ theo dõi và đưa ra phương án điều trị
Mỗi bệnh nhân đều có bộ hồ sơ giám định để bác sĩ theo dõi và đưa ra phương án điều trị

 

Tìm hiểu ngay: Tham vấn tâm lý tại nhà cùng Thanh Bình PSY

Hồ sơ giám định tâm thần cần chuẩn bị gì?

Tại Việt Nam, giám định tâm thần thường được thực hiện với các bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần do sử dụng các chất kích thích, hay rối loạn nhân cách, chậm phát triển tâm thần,…

Để thực hiện giám định người yêu cầu giám định cần gửi hồ sơ tới tổ chức pháp y tâm thần trước 10 ngày làm việc để thực hiện nghiên cứu.

Hồ sơ trưng cầu giám định về tâm thần

Quyết định trưng cầu giám định pháp y tâm thần do người có thẩm quyền ký và đóng dấu. 

  • Tài liệu có liên quan tới giám định pháp y tâm thần gồm:
  • Lý lịch, thông tin cá nhân về đối tượng giám định. 
  • Tài liệu điều trị thu thập được. 
  • Bản cung của đối tượng cần giám định.
  • Bản khai của đối tượng cần giám định. 
  • Bản ghi lại lời khai của nhân chứng (nếu có).
  • Bản khai của người bị hại (nếu có).
  • Nhận xét của nơi tổ chức giam giữ (nếu có) gồm: Quản giáo, y tế tại trại giam, can phạm cùng phòng về quá trình sinh hoạt, hoạt động hàng ngày của đối tượng. 
  • Bản cáo trạng. 
  • Biên bản của phiên tòa (nếu có).
  • Các tài liệu có liên quan tới sức khỏe của đối tượng thực hiện giám định. 
  • Nhận xét của cơ quan hay chính quyền tại địa phương về đối tượng cần giám định. 
  • Nhận xét của y tế địa phương về bệnh tâm thần của đối tượng cần thực hiện giám định. Trong nhận xét có xác nhận cụ thể của Trưởng trạm y tế xã, phường, thị trấn. 
  • Nhận xét của từ 02 hàng xóm trở lên (người không có họ họ thân thích). 
  • Báo cáo từ gia đình về đặc điểm, tình hình bệnh tật, quá trình phát triển của đối tượng cần giám định. 
  • Bản sao bệnh án của cơ sở y tế đã khám, điều trị bệnh cho đối tượng. 
Xem thêm:  Lòng tự trọng là gì và làm thế nào để nâng cao lòng tự trọng?
Các tài liệu cần có trong bộ hồ sơ giám định tâm thần
Các tài liệu cần có trong bộ hồ sơ giám định tâm thần

Hồ sơ yêu cầu thực hiện giám định về tâm thần

  • Văn bản yêu cầu giám định tư pháp theo quy định tại khoản 2, Điều 26 Luật giám định tư pháp.
  • Bản sao giấy tờ theo quy định khoản 1, Điều 26 của Luật giám định tư pháp. 
  • Tài liệu quy định điểm 3.3.c khoản 3 mục I. 

Xem ngay: Dịch vụ đánh giá sàng lọc tâm lý chuẩn xác

Các hình thức thực hiện giám định về tâm thần

Tùy theo tình hình thực tế, tính chất các vụ việc, các tổ chức pháp y tâm thần sẽ lựa chọn hình thức giám định phù hợp theo đúng quy trình. Các hình thức giám định cụ thể như sau:

Giám định nội trú

Hình thức giám định được thực hiện tại cơ sở giám định tâm lý. Phương thức này được áp dụng cho các trường hợp phức tạp, khó chẩn đoán cũng như xác định được năng lực hành vi của đối tượng. 

Giám định tại phòng khám

Hình thức này được áp dụng cho các trường hợp đơn giản. Việc thực hiện không gặp nhiều khó khăn khi chẩn đoán, xác định năng lực hành vi cũng như trách nhiệm của đối tượng cần thực hiện giám định. 

Giám định tại chỗ

Hình thức này được áp dụng cho các trường hợp đối tượng đang bị giam giữ. Người cần giám định không thể đưa ra ngoài vì khó khăn cũng như không đảm bảo an toàn trong hoạt động quản lý. 

Xem thêm:  Tâm lý học nhận thức học gì? Review ngành tâm lý học nhận thức
Các hình thức thực hiện giám định về tâm thần
Các hình thức thực hiện giám định về tâm thần

Giám định trên hồ sơ

Giám định trên hồ sơ, giấy tờ hay còn được gọi là thực hiện giám định vắng mặt. Hình thức này chỉ được áp dụng khi đối tượng giám định bị mất tích hoặc đã chết. Hoặc trong các trường hợp đã được quy định theo pháp luật. 

Giám định bổ sung

Hình thức giám định áp dụng khi nội dung kết luận chưa rõ ràng, đầy đủ hay có phát sinh các vấn đề mới có liên quan tới vụ ván. Hơn nữa, vụ việc đã có kết luận giám định từ trước đó hoặc theo trưng cầu, yêu cầu giám định bổ sung. 

Giám định lại

Khi giám định lần đầu chưa có sự chính xác sẽ thực hiện giám định lại. Trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận đầu và giám định lại thì sẽ thực hiện giám định lại lần 2. 

Thông tin thêm:

Hồ sơ giám định tâm thần bao gồm các giấy tờ có liên quan tới người cần giám định. Công tác giám định cần được thực hiện đúng theo yêu cầu của pháp luật. Hy vọng những thông tin chia sẻ đầy đủ về bộ hồ sơ giám định tâm thần được Thanh Bình Psy cung cấp trên đây sẽ giúp các bạn có được hiểu biết cụ thể về hình thức giám định này!