6 tuổi là giai đoạn vô cùng quan trọng trong quá trình định hình tính cách, và tâm lý của con nhỏ. Do đó bố mẹ cần nắm bắt chính xác những đặc điểm tâm lý trẻ 6 tuổi để không khỏi bỡ ngỡ, cũng như biết cách ứng xử với những hành động của con, từ đó uốn nắn con dễ dàng hơn. Nào, cùng thanhbinhpsy.com theo dõi các nội dung trong bài viết sau đây nhé!
Đặc điểm tâm lý trẻ 6 tuổi
Thông thường, trẻ 6 tuổi sẽ bắt đầu phát triển theo các trạng thái sau:
Tính hiếu kỳ bộc lộ mạnh mẽ
Trẻ 6 tuổi là độ tuổi bắt đầu bộc lộ tính hiếu kỳ, luôn tò mò, và thường xuyên thắc mắc về tất cả mọi thứ quanh mình. Dĩ nhiên người có thể ảnh hưởng tới nhận thức của trẻ lúc bấy giờ luôn là bố mẹ – người thường bên cạnh và chăm sóc bé. Do đó bố mẹ cần chủ động và vui vẻ trả lời các câu hỏi của trẻ, vừa giúp trẻ thỏa mãn được tính tò mò của mình, vừa có cơ hội tiếp xúc với những điều mới mẻ.
Bố mẹ cần chú ý rằng nếu ngay từ những ngày đầu trẻ vô cùng chăm chú, muốn được biết đáp án của những câu hỏi mình đặt ra, mà không nhận được câu trả lời nhiệt tình, chắc hẳn sự tò mò, thích khám phá của bé cũng bị ảnh hưởng theo. Thậm chí có thể sẽ không còn hăng hái muốn tìm hiểu hiện tượng, sự vật xung quanh nữa.
Tính kỷ luật dần hình thành
Thường thì khi trẻ được 6 tuổi cũng là thời khắc trẻ vào lớp một. Lúc này ở trường học trẻ sẽ được học các quy tắc, nội quy của lớp học, nhà trường, làm tạo ra những áp lực không hề nhỏ lên trẻ. Do đó nếu như tâm lý trẻ 6 tuổi đang có sự phản kháng và chống đối thì bạn cũng đừng bất ngờ, bởi đây là cách bé có sự chuyển biến để hình thành tính kỷ luật.
Thời điểm nhạy cảm này bố mẹ nên quan tâm, chỉ bảo bé thường xuyên để giúp bé đi vào khuôn khổ, quy định dễ dàng.
Nội tâm nhạy cảm
Giai đoạn 6 tuổi nội tâm của các bé trở nên nhạy cảm, dễ khóc, dễ ủ dột, dễ tủi thân hơn. Vì thế bạn nên đan xen giữa sự nghiêm khắc và mềm mỏng khi giáo dục trẻ. Trẻ 6 tuổi thường sẽ không thể kiềm chế cảm xúc nếu như bị chỉ trích hoặc đổ lỗi. Nếu gặp trường hợp bị mắng lỗi, bé có thể phản ứng bằng cách cãi lại hoặc nói dối. Bạn nên sẵn sàng để ứng xử dịu dàng và hòa nhã trước những tình huống trẻ phản ứng thái quá nhé.
Bên cạnh đó, bạn cũng đừng khuyến khích trẻ tham gia vào các trò chơi mang tính cạnh tranh cao, cũng như bày tỏ quan điểm với trẻ về tác hại của việc dối trá và ăn gian. Trẻ đã có nhận thức về chính mình nên những điều khuyên răng của bạn sẽ có tác dụng trong suy nghĩ trẻ.
Xem thêm:
Phát triển đồng thời cả sự tự tin và tự ái
Tâm lý trẻ 6 tuổi có thể phát triển cùng lúc cảm giác tự tin và tự ái. Bé thể hiện rõ ràng nhất sự tự tin khi lắp ráp được chính xác mô hình máy bay, siêu nhân, hay khi vừa mới hoàn thành xong bức tranh của mình. Lúc này bố mẹ nên động viên và đưa ra lời khen thực sự để tăng thêm cảm xúc tự hào cho trẻ.
Song song với cảm giác tự tin, bé cũng không ngừng sợ hãi, sợ bị chê bai và quở trách, vì thế tốt hơn hết bạn nên trò chuyện với bé nhiều hơn về sự tự tin, tự ti để bé có những nhận thức đúng đắn.
Hiểu hơn về giới tính
Lúc này trong suy nghĩ của trẻ đã nhận thức được sự khác nhau giữa con trai và con gái, do đó bố mẹ nên chuẩn bị tâm lý để sẵn sàng trả lời các câu hỏi nhạy cảm về cơ thể từ trẻ nhé.
Những cách dạy trẻ 6 tuổi bố mẹ nên áp dụng
Mỗi giai đoạn phát triển sẽ có những phương pháp giáo dục trẻ khác nhau, sau đây mời bạn đón đọc các cách dạy trẻ thú vị bố mẹ nên áp dụng nhé:
Dạy con cư xử lịch sự
Lịch sự, văn minh ở chốn đông người là điều nhất thiết bạn phải khuyên răn con trẻ. Vì giai đoạn 6 tuổi là lúc nhận thức của bé đang mở rộng, có thể biết được những điều đúng điều sai và điều không nên làm. Dạy con cư xử lịch sự là dạy trẻ biết tiểu tiện đúng nơi quy định, không nói xen vào lời của người khác, không phun nhổ nước bọt, tránh gây ồn ào, mất trật tự…
Dạy trẻ lễ phép với người lớn
Việc giáo dục trẻ lễ phép với người lớn không chỉ tạo thiện cảm cho mọi người xung quanh, mà còn giúp trẻ hình thành thói quen lễ phép tự nhiên ngay từ bé.
Dạy trẻ biết cảm ơn và xin lỗi
Cảm ơn và xin lỗi là phép lịch sự tối thiểu trong cư xử của con người, chính vì thế kể cả khi bé chỉ mới 6 tuổi, bố mẹ cũng cần phát triển nhân cách tốt đẹp này cho trẻ. Bạn hãy chỉ bảo bé khi nào cần thể hiện chân thành, biết ơn, và khi nào nên nhận lỗi để được tha thứ.
Xem thêm:
- Tham vấn tâm lý học đường tại TP. HCM
- Đánh giá sàng lọc tâm lý chẩn đoán liên quan đến nhận thức con người
Đặc trưng trong tâm lý trẻ 6 tuổi có phần khác biệt so với những năm đầu đời, thế nhưng nếu bố mẹ nắm kỹ tâm lý này sẽ không khó để hướng trẻ đến với những nhận thức tốt đẹp và có ích cho xã hội.