Thang Đánh Giá Trầm Cảm Hamilton

Họ và tên:………………………………………………Giới tính…………………

Ngày sinh: ……………………………………………………………………………

Địa chỉ:……………………………………………………………………..

MỤC NỘI DUNG ĐIỂM
1 Khí sắc trầm:

– Không có cảm giác khó chịu và dấu hiệu trầm cảm

– Có cảm giác buồn hoặc lo lắng nhất thời, không có dấu hiệu trầm cảm rõ rệt.

– Tỏ ra buồn, thấy đau khổ, bi quan, thỉnh thoảng khóc lóc, ý tưởng tự sát thoảng qua, hoạt động sút kém.

– Có dấu hiệu cơ thể của trầm cảm: chậm chạp hoặc có chút kích động, cảm giác tuyệt vọng, nội dung trầm cảm chiếm ưu thế, có ý tưởng tự sát.

– Trầm cảm nặng với các dấu hiệu cơ thể lan tỏa rõ rệt, hoang tưởng liên quan đến cái chết, tự sát. Bất động hoặc kích động.

– Hành vi bị hủy hoại

 

0

1

 

2

 

3

 

4

2 Cảm giác tội lỗi:

– Không có cảm giác tội lỗi.

– Có một số hối hận nhỏ về hành vi đã qua. Có xu hướng tự buộc tội mình về những chuyện lặt vặt.

– Cảm giác tội lỗi nghiền ngẫm, tự cố trách mình vì những sai lầm hoặc hành vi tội lỗi.

– Tin rằng mình bị bệnh là do bị trừng phạt; hoang tưởng bị buộc tội. Chiếm ưu thế trong suy nghĩ và hành vi của người bị bệnh là mình bị tội nặng, bị trừng phạt.

– Có ảo thanh buộc tội hoặc tố cáo, có ảo thị đe dọa

 

0

1

 

2

 

3

 

 

4

3 Tự sát:

– Không có

– Chán sống, ý tưởn tự sát thoát qua.

– Có ý tưởng tự sát thoáng qua. Coi tự sát là một giải pháp tốt.

– Có ý tưởng tự sát rõ rệt. Đã có dự định tự sát.

– Có kế hoạch và tích cực chuẩn bị tự sát hoặc có mưu toan tự sát nghiêm trọng.

 

0

1

2

3

4

4-6 Mất ngủ:

– Không có vấn đề về giấc ngủ

– Giấc ngủ có rối loạn nhẹ nhưng không thường xuyên.

– Có rối loạn giấc ngủ rõ rệt.

 

0

1

2

7 Công việc và hoạt động:

– Hoạt động bình thường

– Kém nhiệt tình, dè dặt, thụ động, dễ chán nản. Có ý nghĩ về cảm giác bất lực liên quan đến hoạt động.

– Cảm thấy công việc là một gánh nặng, lơ là trong việc chăm sóc bản thân.

– Phải gắn sức trong mọi công việc. Phải hủy bỏ nhiều việc đã dự định. Chăm sóc bản thân rất kém.

– Không có khả năng làm việc. Có thiếu sót, lú lẫn trong chăm sóc bản thân. Không tham gia các hoạt động khác ngoại trừ một vài công việc lặt vặt trong buồn bệnh.

 

0

1

 

2

3

 

4

8 Chậm chạp:

– Không có phàn nàn gì về sự tập trung chú ý và hiệu suất công việc.

– Có sự giảm thiểu tâm lý – vận động. Đối tượng thừa nhận đôi lúc chậm chạp, không hoạt động, mất định hướng với xung quanh.

– Giọng nói đều đều, trả lời câu hỏi chậm chạp, hầu như ngồi im xong trả lời đúng câu hỏi.

– Cuộc phỏng vấn bị kéo dài: thường bỏ sót câu trả lời hoặc trả lời những câu không phù hợp.

– Không thể phỏng vấn được

 

0

1

 

2

 

3

 

4

9 Kích động:

– Không có các dấu hiệu kích động.

– Đứng, ngồi không yên và tăng động khi phỏng vấn.

– Tăng động rõ rệt, luôn di chuyển chỗ ngồi, tay bấu vào tay, bấu vào quần áo hoặc vặn vẹo tay.

– Đứng bật dậy khi đang phỏng vấn.

– Vừa đi đi lại lại vừa bứt tóc, quần áo, nhặt đồ lặt vặt.

 

0

1

2

 

3

4

10 Lo âu – triệu chứng tâm lý:

– Không có phàn nàn gì.

– Chỉ kể ra khi được hỏi. Có cảm giác khó chịu, dễ kích thích hoặc căng thẳng thể hiện ở mức độ nhẹ. Có xu hướng quá lo lắng vì những chuyện nhỏ hoặc quá lo âu liên quan đến những tình huống đặc biệt.

– Cảm thấy dễ bị kích thích, căng thẳng, không an toàn, dễ bị bối rối và các trạng thái này diễn ra trong một thời gian dài.

– Luôn có cảm giác “bàng hoàng”,”kinh hãi” hoặc có cơn lo âu.

– Có các triệu chứng trầm trọng: liên tục cảm thấy sợ hãi, hoảng sợ do chờ đợi sự mất mát, bị bỏ rơi, tàn phế,…

 

0

1

 

 

2

 

3

4

11 Lo âu – triệu chứng cơ thế

(Các rối loạn chức năng dạ dày, ruột, tim mạch, hô hấp, tiết niệu, bài tiết mồ hôi,…)

– Không có phàn nàn gì.

– Triệu chứng nhẹ và ít gặp, không cản trở các hoạt động thường ngày.

– Có rối loạn cơ thể mức độ vừa, thường xuyên hơn.

– Liên tục cảm thấy ít nhiều bị ốm do những triệu chứng gây rối loạn giấc ngủ và công việc thường ngày.

– Có triệu chứng gây bất lực.

 

 

 

0

1

2

3

 

4

12 Các triệu chứng cơ thể về dạ dày – ruột, sự ngon miệng:

– Không có phàn nàn gì.

– Giảm ngon miệng, số lần đại tiện có thay đổi

– Mất ngon miệng, táo bón nặng.

 

0

1

2

13 Triệu chứng cơ thể chung

(Cảm giác nặng nề, đau, mỏi,…)

– Không có triệu chứng.

– Phàn nàn khi có các triệu chứng ở mức độ nhẹ, và vừa nhưng không gấy sự bất lực và rối loạn.

– Phàn nàn khi có các triệu chứng ở mức độ nặng, cản trở hoạt động và gấy bất lực.

 

 

0

1

 

2

14 Triệu chứng sinh dục:

(khả năng hoạt động sinh dục, điều hòa kinh nguyệt)

– Không có phàn nàn gì.

– Giảm hứng thú, sự đáp ứng, tần số hoạt động sinh dục.

– Hoàn toàn mất hứng thú, mất đáp ứng và thực sự chán ghét hoạt động tình dục. Mất kinh nguyệt không phải do nguyên nhân nội tiết.

 

 

0

1

2

15 Nghi bệnh:

– Không có phàn nàn gì.

– Phàn nàn về rối loạn ở mức độ nhẹ, và lo lắng đến sức khỏe cơ thể của mình.

– Bận tâm nhiều đến sức khỏe cơ thể, cho là mình có bệnh thực tổn.

– Phàn nàn tập trung vào các triệu chứng cơ thể, đòi được giúp đỡ. Ám ảnh sợ bị bệnh ung thư, giang mai,… tin chắc là mình bị bệnh thực tổn.

– Hoang tưởng có nội dung kì quái (cơ thể bị thối rửa, bị đè nèn,…) lo âu rõ rệt: sợ hãi, tuyệt vọng, chờ đợi cái chết hoặc sợ bị tàn phế nghiêm trọng.

 

0

1

 

2

 

 

3

 

16 Sút cân:

– Không có phàn nàn về sút cân.

– Sút cân nhẹ hoặc có nghi ngờ sút cân.

– Sút cân rõ rệt/ trầm trọng. (Được đánh giá một cách khách quan).

 

0

1

2

17 Nhận thức:

– Thừa nhận bị trầm cảm và bị “bệnh tâm thần” (suy sụp tinh thần).

– Thừa nhận bị bệnh về trạng thái thần kinh nhưng đổ lỗi cho tình trạng cơ thể.

– Cho là mình không có gì “trục trặc” trong hoạt động thần kinh (tâm thần) mà chỉ bị bệnh cơ thể.

 

0

1

 

2

18 Thay đổi trong ngày đêm

(Các triệu chứng xấu hơn trong buổi sáng hay buổi tối)

– Không có một mô hình dao động nhất định trong ngày và đêm.

– Có sự thay đổi nhưng chưa rõ rệt.

– Tự thấy có thay đổi rõ rệt.

 

 

0

1

2

19 Giải thể nhân cách, tri giác sai thực tại:

– Không có các dấu hiệu này.

– Cảm thấy một cách mơ hồ về sự thay đổi trong cơ thể.

– Cảm giác rõ rệt và dai dẳng về sự thay đổi trong cơ thể hoặc có cảm giác không thực về cơ thể của mình.

 

0

1

2

20 Các triệu chứng Paranoid, ý tưởng bi hài:

– Không các dấu hiệu này.

– Có ý thức về bản thân song thiếu tin tưởng vào người khác. Có ý nghĩ liên hệ mơ hồ; có xu hướng nghi ngờ người khác cười nhạo, chống lại mình về những chuyện lặt vặt. Vẫn đáp ứng được sự động viên, trấn an của người xung quanh,

– Thái độ Paranoid: Ý tưởng liên hệ bị truy hại một cách mơ hồ. Khí sắc hoang tưởng nhẹ và không hệ thống hoặc có ý nghĩ cho rằng người khác muốn làm hại mình.

– Hoang tưởng Paranoid thật sự, có hệ thống và đầy cảm xúc hoặc có khí sắc hoang tưởng. Người bệnh tin chắc rằng người khác muốn làm hại mình.

– Hệ thống hoang tưởng Paranoid được người bệnh nhào nặn một cách phong phú: sắc khi hoang tưởng mãnh liệt, có ảo giác.

 

0

1

 

 

 

2

 

 

3

 

 

4

 

21 Triệu chứng ám ảnh và cướng bức:

– Không có các triệu chứng này.

– Có nghi ngờ, lo âu nhưng không nặng.

– Triệu chứng lo âu rõ ràng.

 

0

1

2

Cách tính điểm:

Thang đánh giá trầm cảm Hamilton bao gồm 21 mục, nhưng chỉ tính điểm cho người bệnh ở 17 mục đầu tiên.

Trắc nghiệm viên phỏng vấn, cho điểm để đánh giá mức độ trầm cảm của người bệnh.

Tổng điểm các câu từ 1 đến 17. Những điểm mốc đối với trầm cảm như sau:

+ Điển tổng cộng 0-7: không có trầm cảm

+ Điểm tổng cộng đến dưới 8-13: trầm cảm nhẹ

+ Điểm tổng cộng từ 14 đến 18: trầm cảm vừa

+ Điểm tổng cộng từ 19 đến 22: trầm cảm nạng

+ Điểm tổng cộng từ 23 trở lên: trầm cảm rất nặng.

Điểm tổng cộng ngưỡng là 14 được nhiều tác giả chấp thuận để xác định có biểu hiện trầm cảm, tức là có đầy đủ triệu chứng trầm cảm rõ ràng.

Xem thêm:  Thang Đo ADHD Vanderbilt Dành Cho Cha Mẹ