Bạn đang thắc mắc không biết thuốc ADHD là gì? Loại thuốc này dùng để trị bệnh nào? Có hiệu quả hay bất cứ tác dụng phụ nào hay không? Hãy tìm hiểu ngay những thông tin đầy đủ và chi tiết nhất về thuốc thông qua cùng Thanh Bình PSY nhé!
Thuốc ADHD là gì, trị bệnh gì?
Thuốc ADHD là một loại thuốc dùng để trị bệnh ADHD, viết tắt từ tên tiếng Anh của chứng rối loạn tăng động giảm chú ý. Chứng này thường xuất hiện ở trẻ em nhiều hơn, nhất là trẻ đang ở độ tuổi cận kề dậy thì, người lớn cũng có thể gặp phải. Đặc trưng của nó là khiến trẻ bị hiếu động quá nhiều, thậm chí là thái quá.
Thuốc ADHD có nhiều dạng khác nhau, tùy theo tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ kê đơn cụ thể:
- Các loại thuốc ADHD kiểu kích thích: Đây là những chất dẫn truyền thần kinh bao gồm các thành phần như Methylphenidate hoặc Amphetamine. Chúng được kê toa khá nhiều nhằm mục đích tăng và cân bằng mức độ của các hóa chất trong não. Thuốc có hiệu quả cao cho người mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý, nhưng lại có thể có tác dụng phụ.
- Các loại thuốc ADHD chống Oxy hóa: Thuốc này không kích thích não bộ mà chỉ có tác dụng thuốc chống trầm cảm có chứa Bupropion, Atomoxetine. Chúng hoạt động chậm hơn so với thuốc kích thích, bác sĩ thường dùng cho những trường hợp người bệnh không thể dùng thuốc kích thích vì một số vấn đề về sức khỏe.
Tìm hiểu thêm: Hiệu ứng đám đông là gì?
Một số thông tin về bệnh ADHD – Tăng động giảm chú ý
Rối loạn tăng động giảm chú ý thông thường có 3 dạng chủ yếu bao gồm:
- Rối loạn về hiếu động – Bốc đồng: Người bệnh ở dạng này sẽ rất hiếu động, không thể ngồi yên 1 chỗ, thậm chí là rất bốc đồng trong những quyết định nào đó về sự vật, sự việc.
- Rối loạn về khả năng chú ý: Người bệnh không tập trung được quá lâu vào 1 vấn đề gì đó trong cuộc sống xung quanh.
- Dạng kết hợp cả 2 hiếu động bốc đồng và giảm chú ý: Dạng này sẽ nghiêm trọng, nó khiến người bệnh vừa căng thẳng, lại lo âu, bồn chồn, một số tình huống còn không thể ngủ được.
Người bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý dù ở mức độ nào cũng cần phải biết thuốc ADHD là gì để sử dụng cho hiệu quả, cải thiện tình trạng của bản thân.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn tăng động giảm chú ý
Đa phần bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý xuất phát từ những nguyên nhân phổ biến sau đây:
- Sự di truyền từ người trong gia đình: Nếu gia đình bạn có người mắc bệnh hoặc có gen thì khả năng bạn bị ADHD di truyền là rất cao.
- Bạn cũng có thể bị mắc chứng ADHD ngay từ khi mới sinh ra do người mẹ trong lúc mang thai uống quá nhiều rượu. Hoặc, mẹ sinh non, con nhẹ cân cũng dẫn đến căn bệnh này.
- Môi trường sống xung quanh tiếp xúc nhiều với kim loại nặng như chì cũng gây nên bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý. Chì thường được tìm thấy trong nước sơn và đường ống.
- Một số tác động mạnh vào hệ thống thần kinh trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ cũng có nguy cơ khiến trẻ mắc bệnh ADHD.
Xem ngay: Cách giúp trẻ vượt qua khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì
Có biện pháp nào để làm cải thiện tình trạng ADHD không?
Đương nhiên, khi bị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý, người bệnh cần được thăm khám kỹ lưỡng và sử dụng thuốc ADHD theo đơn của bác sĩ kê.
Nếu biết thuốc ADHD là gì chắc chắn bạn sẽ muốn biết hiệu quả điều trị của chúng là bao nhiêu, liệu có như ý muốn hay không. Thực tế, hiện nay, lĩnh vực y tế, sức khỏe của thế giới đã phát triển rất mạnh mẽ. Thuốc ADHD được nghiên cứu và phát triển cẩn thận cho khả năng đối phó với bệnh lên đến 80%.
Thuốc ADHD có tác dụng làm dịu đi tinh thần bốc đồng thái quá của người bệnh, cải thiện sự mất cân bằng trong não bộ. Từ đó, chúng làm giảm nhanh các triệu chứng bên trong cơ thể như bồn chồn, lo âu,…
Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng thêm một số biện pháp và liệu trình như sau:
- Tập tành thói quen tốt cho người mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý từ gia đình lẫn những người xung quanh.
- Người chăm sóc nên tránh la mắng, quát tháo người bệnh mà chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng cũng như hướng dẫn tận tâm cho họ.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh, các thực phẩm có chứa chất tạo màu, chất bảo quản hay các chất gây dị ứng nguy hiểm tuyệt đối cần được loại bỏ khỏi khẩu phần ăn.
- Hỗ trợ các biện pháp trị liệu tâm lý tích cực cho người bệnh ADHD theo lộ trình chuyên biệt.
- Bạn nhất định phải giảm căng thẳng cho người bệnh, điều chỉnh cảm xúc cho họ vì người mắc chứng này không thể kiềm chế được cảm xúc.
Kết luận
Với bài viết Thanh Bình PSY chia sẻ trên, hy vọng rằng, bạn đã hiểu thêm về căn bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý cũng như biết rõ thuốc ADHD là gì. Hiểu và nắm bắt tốt về chứng bệnh này sẽ giúp bạn có được những phương pháp điều trị hiệu quả và kịp thời hơn.
Người bị tăng động giảm chú ý cần phải được cải thiện sớm nếu không sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khôn lường. Thậm chí, một số trường hợp đã khiến người bệnh phải tự tử, tai nạn do không thể hòa nhập được với cộng đồng, xã hội. Hãy đi thăm khám ngay để nhận được sự tư vấn chính xác nhất từ các chuyên gia nếu gia đình bạn có người bệnh nhé!