Trong cuộc sống đời thường, chữ “tâm” thường được hiểu là nội tâm, thiên về lòng người, về mặt tình cảm. Theo từ điển Tiếng Việt (1988): Tâm lý là ý nghĩ, tình cảm, làm thành đời sống nội tâm, thế giới bên trong của con người. Trong tâm lý học, Tâm lý là tất cả những hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hành động, hoạt động của con người.
Vậy tâm lý học con người là gì? Bản chất và chức năng của hiện tượng tâm lý người là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Thanhbinhpsy.
Vì sao cần phải biết bản chất và chức năng của hiện tượng tâm lý?
Bạn có biết, đằng sau của một quốc gia mạnh mẽ về khoa học kỹ thuật như Nhật Bản là cả mặt trái về sự thật. Căn bệnh trầm cảm đang dần lấn chiếm và khiến Nhật Bản trở nên tồi tệ hơn về nhiều vấn đề xã hội.
Việt Nam tuy không quá nghiêm trọng như Nhật, nhưng hàng năm vẫn có vô số trường hợp tự tử hay những vụ án bắt nguồn từ sai lệch nhân cách diễn ra. Những bệnh về tâm lý ở nước ta cũng đang ngày càng phát triển nhanh chóng nhưng chưa được quan tâm triệt để.
Những hiện tượng tâm lý này rất thường xuyên xuất hiện ở đối tượng bị áp lực tinh thần lớn. Chẳng hạn như phụ nữ sau sinh, nhân viên văn phòng,… là những người dễ bị đả kích nhiều nhất.
Đó là lý do vì sao cần phải tìm hiểu về tâm lý cũng như phát triển cho lĩnh vực nghiên cứu tâm lý nhiều hơn. Biết được bản chất và chức năng của hiện tượng tâm lý có thể sẽ giúp bạn giải quyết được không ít các vấn đề nan giải trong xã hội hiện đại hội nhập nhưng không hoà nhập cá nhân như hiện nay.
Bản chất hiện tượng tâm lý người là gì?
Một số quan điểm về bản chất của hiện tượng tâm lý người
Hiện nay, có nhiều trường phái và quan điểm xoay quanh chủ đề quan điểm về bản chất hiện tượng tâm lý người. Dưới đây là ba quan điểm được áp dụng nhiều nhất bao gồm:
Quan điểm duy tâm cho rằng: Tâm lý con người do thượng đế sáng tạo ra và nhập vào thể xác con người. Tâm lý không phụ thuộc vào khách quan cũng như điều kiện thực tại của cuộc sống.
Quan điểm duy vật tầm thường: Tâm lý, tâm hồn được cấu tạo từ vật chất, do vật chất trực tiếp sinh ra như gan tiết ra mật. Họ đồng nhất cái vật lý, cái sinh lý với cái tâm lý. Phủ nhận vai trò của chủ thể, tính tích cực, năng động của tâm lý, ý thức, phủ nhận bản chất xã hội của tâm lý.
Quan điểm duy vật biện chứng: Bản chất hiện tượng tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua hoạt động của mỗi người. Tâm lý người mang bản chất xã hội và tính lịch sử.
Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan
Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua hoạt động của mỗi người. Trong đó, phản ánh là quá trình tác động qua lại hệ thống này và hệ thống khác, kết quả là để lại dấu vết (hình ảnh). Tác động ở cả hệ thống tác động và hệ thống chịu sự tác động.
Các loại phản ánh tâm lý người là gì?
Phản ánh cơ học: như viên phấn được dùng để viết lên bảng để lại vết trên bảng và ngược lại bảng làm mòn (để lại vết) trên đầu viên phấn.
Phản ánh vật lý: Mọi vật chất đều có hình thức phản ánh này. Như khi mình đứng trước gương thì mình thấy hình ảnh của mình qua gương.
Phản ánh sinh học: Phản ánh này có ở thế giới sinh vật nói chung. Ví dụ như Hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời mọc.
Phản ánh hóa học: Là sự tác động của hai hợp chất tạo thành hợp chất mới. Như H2 + O2 -> H2O
Phản ánh xã hội: Phản ánh các mối quan hệ trong xã hội mà con người là thành viên sống và hoạt động. Như trong cuộc sống cần có sự giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau như câu “Lá lành đùm lá rách.”
Phản ánh tâm lý: Là hình thức phản ánh cao nhất và phức tạp nhất. Đó là kết quả của sự tác động của hiện thực khách quan vào não người và do não tiến hành.
Xem thêm >>> Dịch Vụ Tham Vấn Tâm Lý Tại Nhà Ở HCM
Điều kiện cần để có phản ánh tâm lý người là gì?
Sản phẩm của sự phản ánh đó là hình ảnh tâm lý trên vỏ não mang tính tích cực và sinh động. Nó khác xa về chất so với các hình ảnh cơ học, vật lý, sinh lý,…
Hình ảnh tâm lý mang tính tích cực và sinh động: Hình ảnh tâm lý mang tính tích cực bởi kết quả của lần phản ánh trước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lần phản ánh sau. Nhờ đó con người tích lũy được kinh nghiệm mới có sự tồn tại và phát triển.
Giả dụ trong một lần đi chơi ta quen được một người và có ấn tượng tốt về người đó. Một thời gian sau gặp lại ta bắt gặp một hành động không hay của người đó. Thì thoạt tiên chúng ta sẽ không tin người đó có thể hành động như vậy. Và suy nghĩ nhiều lý do để biện minh cho hành động đó. Do đó có thể nói, kết quả của lần phản ánh trước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lần phản ánh sau.
Hình ảnh tâm lý còn mang tính chủ thể và đậm màu sắc cá nhân: Ví dụ hai điều tra viên cùng tham gia khám nghiệm hiện trường nhưng do trình độ nhận thức, chuyên môn,…khác nhau nên kết quả điều tra khác nhau. Hay con gái yêu bằng tai, con trai yêu bằng mắt.
Nguyên nhân
- Mỗi người có đặc điểm riêng về cơ thể, giác quan, hệ thần kinh và não bộ.
- Mỗi người có hoàn cảnh sống khác nhau, điều kiện giáo dục không như nhau.
- Đặc biệt là mỗi cá nhân thể hiện mức độ tích cực hoạt động, tích cực giao lưu khác nhau trong cuộc sống dẫn đến tâm lí của người này khác với tâm lý của người kia.
Tuy nhiên không phải cứ hiện thực khách quan trực tiếp tác động đến não là có hình ảnh tâm lý. Muốn có hình ảnh tâm lý thì điều kiện đủ là phải thông qua con đường hoạt động và giao tiếp.
Xem ngay: Giá trị tinh thần là gì?
Tâm lý người mang bản chất xã hội lịch sử
Nguồn gốc của tâm lý người mang bản chất xã hội lịch sử
Thế giới khách quan (thế giới tự nhiên và xã hội): Trong đó nguồn gốc xã hội là quyết định bản chất hiện tượng tâm lý người, thể hiện qua: Các mối quan hệ kinh tế-xã hội, đạo đức, pháp quyền, mối quan hệ con người – con người, từ quan hệ gia đình, làng xóm, quê hương, quan hệ cộng đồng, nhóm,…
Các mối quan hệ trên quyết định bản chất hiện tượng tâm lý người (như Mark nói: Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội). Trên thực tế, nếu con người thoát ly khỏi các mối quan hệ xã hội, quan hệ giữa con người với con người thì tâm lý người sẽ mất bản tính người.
Ví dụ: Rochom P’ngieng mất tích năm 1989 khi đi chăn trâu. Sau 18 năm, Rochom được tìm thấy khi trên người không mặc quần áo và di chuyển như một con khỉ. Nói chuyện hay giao tiếp chỉ phát ra những tiếng gừ gừ, những âm thanh vô nghĩa, không thể hòa nhập vào cuộc sống con người.
Từ đó có thể thấy tâm lý người chỉ hình thành khi có điều kiện cần và đủ là sự tác động của hiện thực khách quan lên não người bình thường và phải có hoạt động và giao tiếp.
* Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động giao tiếp trong các mối quan hệ xã hội, là sản phẩm của con người với tư cách là chủ thể xã hội. Chủ thể của nhận thức và hoạt động của giao tiếp một cách chủ động và sáng tạo.
Ví dụ: Như ví dụ trên, Rochom do không tham gia hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ với con người nên không có tâm lý người bình thường.
Cơ chế hình thành nguồn gốc tâm lý người là gì?
Cơ chế lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm, nền văn hóa xã hội thông qua hoạt động và giao tiếp, trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo. Hoạt động và mối quan hệ giao tiếp của con người có tính quyết định.
Ví dụ: Một đứa trẻ khi sinh ra chúng như một trang giấy trắng. Nhưng sau một thời gian được bố mẹ chăm sóc, dạy dỗ, được tiếp xúc với nhiều người. Thì nó ngày càng học hỏi, lĩnh hội, tiếp thu và hiểu biết nhiều hơn về mọi việc xung quanh.
Tâm lý hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc và cộng đồng. Tâm lí của mỗi con người chịu sự chế ước bởi lịch sử của cá nhân và cộng đồng.
Tuy nhiên không phải là sự “copy” một cách máy móc mà đã được thay đổi thông qua đời sống tâm lý cá nhân. Chính vì thế mỗi cá nhân vừa mang những nét chung đặc trưng cho xã hội lịch sử, vừa mang những nét riêng tạo nên màu sắc của mỗi cá nhân.
Ví dụ về các hiện tượng tâm lý người về định kiến xã hội: Trước đây thì xã hội rất định kiến về việc có thai trước khi cưới nhưng bây giờ xã hội biến đổi, sống phóng túng hơn nên con người xem vấn đề đó là bình thường.
Tóm lại, tâm lý người mang bản chất xã hội lịch sử. Nó là hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc con người thông qua hoạt động và giao lưu tích cực của mỗi con người. Trong những điều kiện xã hội lịch sử nhất định. Nó có bản chất xã hội, tính lịch sử và tính chủ thể.
Thông tin thêm: Hội chứng sợ độ cao là gì?
Kết luận
Muốn hoàn thiện, cải tạo tâm lý người cần phải nghiên cứu hoàn cảnh lịch sử, điều kiện sống,…của con người. Cần chú ý nghiên cứu sát đối tượng, chú ý đặc điểm riêng của từng cá nhân. Phải tổ chức hoạt động và các quan hệ giao tiếp để nghiên cứu sự hình thành và phát triển tâm lý con người.
Ở trường học, các nhà trường cần chú ý giáo dục thể chất, phát triển não bộ và các giác quan. Nhìn nhận học sinh theo quan điểm phát triển, tôn trọng đặc điểm lứa tuổi. Tôn trọng ý kiến, quan điểm của từng chủ thể. Khi nghiên cứu cần xem xét sự phát triển của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc và cộng đồng trong từng giai đoạn lịch sử.
Xem thêm >>> Tư Vấn Tâm Lý Qua Điện Thoại
Chức năng của hiện tượng tâm lý
Định hướng hoạt động
Chính nhờ có phương hướng hoạt động mà con người hành động có mục đích có động cơ. Tâm lý là động lực giúp con ngươi ta đạt mục đích đề ra.
Như khi bạn mong muốn đạt học bổng ở đại học, chúng ta phải đặt ra mục tiêu học tập cho từng môn trong mỗi kỳ, đề ra phương pháp học tập có hiệu quả.
Điều khiển và kiểm soát hoạt động
Thông qua chương trình kế hoạch, phương thức tiến hành hoạt động làm cho hoạt động của con người có ý thức đem lại hiệu quả nhất định.
Ví dụ về các hiện tượng tâm lý trong điều khiển và kiểm soát hoạt động: trong quá trình học tập ta luôn xem xét ta học theo kế hoạch đã đề ra chưa, nếu chưa ta điều chỉnh bản thân để bản thân để học tập theo đúng kế hoạch.
Điều chỉnh hoạt động
Giúp con người ta điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với mục tiêu đã xác định, đồng thời làm cho hoạt động của con người phù hợp với hoàn cảnh thực tế cho phép.
Ví dụ sau khi học xong 1 học kì đại học, ta đánh giá là mức độ đạt được mục tiêu mình đặt ra ngay từ ban đầu và điều chỉnh sao cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện.
Kết luận
– Giúp cho bản thân tìm được mục tiêu, động lực trong các vấn đề của cuộc sống (học tập, công việc,…).
– Giúp nhận thức, cải tạo, thích ứng với hoàn cảnh khách quan và sáng tạo ra những cái mới đồng thời hoàn thiện bản thân.
Việc hiểu biết bản chất hiện tượng tâm lý người cũng như những chức năng của hiện tượng tâm lý con người sẽ là nền tảng cho bạn trong việc tìm hiểu về khoa học tâm lý cũng như những tầng cao hơn trong tâm lý con người.
Bạn có thể tìm thấy chúng tôi bằng các từ khóa sau:
- tính chủ thể của hiện tượng tâm lý là gì
- bản chất xã hội lịch sử của tâm lý người
- ví dụ về tâm lý học
- tượng tâm