Bạo lực học đường là vấn đề chưa bao giờ mất đi tính “thời sự” trong xã hội. Hiện nay, khi các phương tiện điện tử phát triển, tình trạng này đã mở rộng không chỉ ở phạm vi trường học mà còn trên cả môi trường mạng xã hội. Vậy bạo lực học đường là gì? Hãy cùng tham khảo chi tiết hơn trong bài viết sau cùng Thanh Bình PSY nhé!
Bạo lực học đường là gì?
Trong các môi trường giáo dục, chắc hẳn các bạn thường nghe thấy khái niệm bạo lực học đường. Đây là vấn nạn đáng báo động, diễn ra ngày càng thường xuyên với mức độ gia tăng về tính chất nguy hiểm. Vậy bạo lực học đường là gì?
Bạo lực học đường được hiểu là những hành vi hành hạ, ngược đãi, xâm hại về thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập,…gây tổn hại thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục.
Bạo lực tại trường học có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau như:
- Bạo lực liên quan tới thể chất: Hành vi đánh đập, xô đẩy, xé quần áo, trấn lột, cướp đồ, hiếp dâm, động chạm vào các vị trí nhạy cảm,…
- Bạo lực ngôn từ: Lời nói gây xúc phạm, gán ghép, bôi nhọ, sỉ nhục, chế nhạo,… buộc phải hành động theo mình.
- Bạo lực xã hội: Phân biệt, cô lập, nói xấu, bêu riếu,…
- Bạo lực điện tử: Uy hiếp bằng các phương tiện điện tử như: Gọi điện, nhắn tin hay đe dọa,… trên mạng xã hội.
TÌM HIỂU NGAY: Bạo lực gia đình là gì?
Lý do xảy ra bạo lực học đường
Tình trạng cưỡng bức trong trường học ngày càng trở nên nghiêm trọng. Hiện nay, không thiếu những trường hợp đánh đập xảy ra tại các cấp học, ảnh hưởng lớn tới tâm lý của học sinh, giáo viên và phụ huynh. Nguyên nhân chính cho vấn nạn này là;
Nguyên nhân chủ quan
Bản thân người thực hiện hành vi xâm phạm thân thể người khác thích thể hiện, hiếu thắng. Hơn thế nữa, có nhiều học sinh do chịu ảnh hưởng từ việc chứng kiến các hành vi ngược đãi trong gia đình, môi trường sống thường xuyên, hay tâm sinh lý tuổi dậy thì thay đổi,…dẫn tới các hành vi bốc đồng, nổi loạn.
Nguyên nhân khách quan
Các cơ sở học tập chưa áp dụng các biện pháp kỷ luật thực sự hiệu quả. Phía gia đình không có cách giáo dục con đúng đắn, nuông chiều hoặc áp đặt thái quá khiến trẻ sẽ có cá tính bất thường.
Ngoài ra, do sự ảnh hưởng của thời đại công nghệ 4.0, văn hóa “đen” xuất hiện ngày càng nhiều, dễ dàng xâm nhập làm thay đổi hành vi và tâm sinh lý của giới trẻ. Với bản tính tò mò các con sẽ bắt chước và hành động mà không hề nhận thức được mức độ nguy hiểm của nó.
XEM NGAY: Ba mẹ kiểm soát con quá mức có tốt không?
Hành vi tấn công nơi học đường có nguy hiểm không?
Có thể nói mọi hành động đe dọa bằng vũ lực hay lời nói đều có những ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ tới bản thân người hứng chịu. Những hệ lụy sau đó là khôn lường nếu để mọi chuyện đi quá xa.
- Ảnh hưởng tới bản thân người chịu bạo lực: Sức khỏe suy giảm, tinh thần hoảng loạn, sợ hãi. Nhiều học sinh vì lo sợ không nói với gia đình nên mắc các chứng bệnh liên quan tới tâm lý, ảnh hưởng rất lớn tới tương lai. Thậm chí, có những hành vi đã cướp đi sinh mạng của người vô tội.
- Ảnh hưởng tới gia đình: Không khí và cuộc sống gia đình xáo trộn, căng thẳng, lo lắng khi con cái là nạn nhân của các hành vi cưỡng bức này.
- Ảnh hưởng tới nhà trường: Không khí trường học nặng nề, căng thẳng, mức độ uy tín của nhà trường giảm sút.
- Ảnh hưởng tới xã hội: Đánh mất nét văn hóa truyền thống, chuẩn mực đạo đức trong môi trường sư phạm. Những hành động này thể hiện sự suy đồi về đạo đức, sai lệch về hành vi, gây mất trật tự xã hội.
Làm sao để hạn chế bạo lực trong học đường?
Để phòng tránh bạo lực học đường cần có sự nỗ lực kết hợp giữa học sinh-gia đình-nhà trường-xã hội. Dẫu biết đây là việc làm khó khăn nhưng mỗi người đều cần có ý thức và trách nhiệm để thực hiện để chung tay xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.
- Học sinh chủ động tìm hiểu thông tin về bạo lực để biết cách đối phó trước các tình huống tương tự.
- Ban quản lý nhà trường cần quản lý chặt chẽ, luôn quan tâm tới học sinh có các biểu hiện bất thường để hạn chế các trường hợp không mong muốn xảy ra.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của học sinh, sinh viên, giáo viên, gia đình, cộng đồng về hậu quả nghiêm trọng từ các hành vi tấn công tại các cơ sở giáo dục.
- Nhà trường cần triển khai các kế hoạch phòng chống bạo lực học đường, tiếp nhận vấn đề qua kênh làm việc chuyên biệt, tố cáo về bạo lực học đường.
- Gia đình nên học cách giáo dục con đúng đắn, rèn luyện nhân cách và đạo đức cho trẻ. Bên cạnh đó, hướng dẫn trẻ biết cách ứng xử trước các hành vi xâm hại tới mình.
NÊN XEM: Dịch vụ tư vấn tâm lý online qua tin nhắn của Thanh Bình PSY
Trên đây là những lý giải về bạo lực học đường là gì. Hy vọng qua chia sẻ của Thanh Bình Psy các bạn sẽ hiểu rõ hơn về vấn nạn đáng báo động này. Đây là hành vi cần được loại bỏ trong môi trường giáo dục và xã hội để xây dựng nền giáo dục chất lượng cho nước nhà.