Nhân cách là gì? Đặc điểm và các yếu tố phát triển nhân cách

Nhân cách được biết đến là tiêu chí cực kỳ quan trọng và cần thiết được hình thành ở mỗi cá nhân. Vậy bạn đã hiểu rõ khái niệm, đặc điểm và các yếu tố phát triển nhân cách là gì chưa? Nếu chưa hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Nhân cách là gì?

Nhân cách là tập hợp các thuộc tính có mối liên kết chặt chẽ và liên quan đến mỗi cá nhân. Các thuộc tính tâm lý sẽ tác động lẫn nhau để hình thành nên một hệ thống nhất định và mang lại giá trị đặc trưng, riêng biệt cho từng người. Dễ hiểu hơn, nhân cách chính là nhân phẩm và cách cư xử của con người đối với xã hội.

Thông qua nhân cách, xã hội sẽ đánh giá con người dựa trên các tiêu chí gồm cách ứng xử, hành vi, hành động, hoạt động…

nhan cach la gi 1
Hình 1: Nhân cách là gì? Đó là tập hợp rất nhiều thuộc tính tương quan và hỗ trợ nhau

Đặc điểm của nhân cách

Trong các nghiên cứu, nhân cách sở hữu các đặc điểm bao gồm:

Tính ổn định

Từ xa xưa, ông bà ta đã có câu thành ngữ “giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”, nhằm ám chỉ rằng nhân cách là một phần đã ăn sâu vào tính cách con người. Hiểu đơn giản, nó là quá trình tích lũy, học tập từ những kinh nghiệm trước đây, do đó để thay đổi được nhân cách, thường sẽ rất khó. 

Thông qua tính ổn định của nhân cách, lĩnh vực nghiên cứu tâm lý, hành vi tội phạm đã giúp ích khá nhiều khi dựa vào nhân cách để phán đoán hành vi tội phạm tiếp theo của kẻ xấu.

Tính thống nhất

Nhân cách là tập hợp của rất nhiều phẩm chất độc lập, riêng lẻ và không thể tách rời nhau, nhằm tạo nên bản sắc đặc trưng của mỗi cá thể. Vì thế nói đặc điểm của nhân cách là tính thống nhất hoàn toàn đúng và có mối liên kết chặt chẽ.

Xem thêm:  Rối loạn cư xử - Khái niệm, nguyên nhân và dấu hiệu
nhan cach la gi 2
Hình 2: Nhân cách có tính thống nhất cao

Tính tích cực

Nhân cách có thể xem là sản phẩm của xã hội. Tính tích cực của nhân cách giúp các mối quan hệ trong xã hội trở nên tốt đẹp, tinh tế và nhẹ nhàng hơn. 

Tính giao tiếp

Tính giao tiếp trong nhân cách là một phần thiết yếu nhất của con người. Chỉ khi giao tiếp, bạn mới hình thành, thiết lập và duy trì nên các mối quan hệ xã hội một cách phù hợp dựa trên chuẩn mực đạo đức và giá trị xã hội. 

nhan cach la gi 3
Hình 3: Nhân cách có tính giao tiếp và không thể thiếu

Các yếu tố hình thành nhân cách là gì?

Sau đây là các yếu tố hình thành nhân cách:

Nhân tố di truyền

Di truyền là yếu tố đầu tiên quyết định đến nhân cách con người. Di truyền tức là thế hệ trước truyền cho thế hệ sau những nhân phẩm và tính cách đặc trưng thông qua con đường sinh học trực tiếp. Ví dụ, nhờ gen di truyền, ngay từ khi sinh ra, vịt đã biết bơi, chim đã biết bay…

Tóm lại, di truyền đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nhân cách của một cá thể. Qua đó tác động lên sinh lý, hệ thần kinh của cơ thể, thúc đẩy hình thành nhân cách. 

Chẳng hạn, thiên tài Mozart sinh ra và lớn lên trong môi trường âm nhạc. Ông đã được tiếp cận với tiếng đàn du dương, những bản nhạc ngay từ khi chào đời. Điều này kích thích nhân cách của ông, biến nó thành niềm đam mê và là động lực giúp ông trở thành một thiên tài âm nhạc từ rất sớm. 

Như vậy có thể khẳng định rằng di truyền chính là nhân tố cần thiết giúp hình thành và phát triển nhân cách của bất kỳ ai.

nhan cach la gi 4
Hình 4: Nhân cách có thể được di truyền theo gen

Hoàn cảnh tự nhiên

Nhân cách cũng chịu ảnh hưởng của một số hoàn cảnh tự nhiên, chẳng hạn là giá trị vật chất, tinh thần, phong tục tập quán, thói quen, nghề nghiệp… Chính vì thế hoàn cảnh sống và nhân cách con người có thể tác động qua lại lẫn nhau, từ đó hình thành nên phẩm giá của từng cá nhân. 

Xem thêm:  Bệnh Viện Tâm Thần Hà Nội - Cơ Sở Khám Chữa Uy Tín

Một ví dụ minh họa dễ hiểu giúp chứng minh quan điểm này như sau: Xứ sở Nhật Bản có đặc tính nghèo tài nguyên khoáng sản, nằm trong khu vực gần vành đai núi lửa. Do đó nơi đây thường xuyên đối mặt với nhiều thảm họa thiên nhiên là động đất, sóng thần… Song, con người Nhật Bản lại có khả năng sinh tồn đáng ngưỡng mộ, một tinh thần lạc quan, ý chí kiên cường và niềm tin bất diệt về tương lai.

Như vậy có thể thấy chính hoàn cảnh sống tự nhiên đã giúp cho người Nhật có thế giới quan tích cực và luôn luôn phấn đấu vươn lên.

Hoàn cảnh xã hội

Không chỉ ảnh hưởng bởi hoàn cảnh tự nhiên, nhân cách còn chịu tác động của các ảnh hưởng xã hội. Một đứa trẻ muốn hình thành nhân cách, cần tiếp xúc nhiều với con người. Qua đó tiếp thu tri thức, kinh nghiệm lịch sử xã hội, và dần bước vào cuộc sống lao động. Nếu không có sự tiếp xúc con người, cá thể có nguy cơ phát triển trong trạng thái động vật.

Bên cạnh đó vị trí giai cấp của con người cũng sẽ kích thích nhân cách theo thái độ tích cực hoặc tiêu cực. Ví dụ đối với người nắm giữ vai trò là thủ tướng chính phủ, họ sẽ không ngừng cống hiến và phục vụ quốc gia, nhằm đem lại cuộc sống ấm no, đủ đầy cho người dân.

nhan cach la gi 5
Hình 5: Nhân cách chịu tác động bởi các ảnh hưởng xã hội.

Nhân tố giáo dục

Theo nghiên cứu, giáo dục nắm giữ vị trí cực kỳ quan trọng trong việc hình thành, phát triển nhân cách con người. Thông qua giáo dục xã hội, nhân cách sẽ được đúc kết theo từng giai đoạn lịch sử nhất định. 

Xem thêm:

Nhân tố hoạt động

Nhân tố hoạt động là một trong các yếu tố hình thành nên nhân cách con người. Bởi hầu hết các hoạt động của cá nhân đều có chủ đích, mang tính xã hội, cộng đồng thông qua các công cụ cụ thể. 

Xem thêm:  Thuốc an thần là gì và lời khuyên từ các bác sĩ

Dựa trên các hoạt động trong từng giai đoạn thời gian, con người bắt đầu hình thành nhân cách, đồng thời đóng góp vào quá trình cải tạo thế giới khách quan. Không giống với động vật, hoạt động của con người hoàn toàn có ý chí, mục tiêu. 

Ví dụ, người thiếu vận động, rèn luyện thân thể, có thể khiến cơ thể bị suy nhược, yếu ớt, dễ mệt mỏi… Chính vì thế hoạt động giúp con người xả stress, giảm căng thẳng, áp lực từ cuộc sống, công việc và học tập. Từ đó nuôi dưỡng nhân cách ngày càng tốt đẹp hơn.

nhan cach la gi 6
Hình 6: Hoạt động cũng là tác nhân giúp hình thành nên nhân cách

Nhân tố giao tiếp

Nhân tố giao tiếp đóng vai trò quan trọng giúp các cá nhân và toàn thể xã hội loài người thấu hiểu lẫn nhau. Thông qua giao tiếp, các cá nhân được gắn liền với cộng đồng, lĩnh hội nền văn hóa xã hội chung của nhân loại. 

Trong giao tiếp, con người sẽ tự nhận thức chính mình, nhận thức người khác. Từ đó hình thành nên các đối chiếu so sánh theo chuẩn mực xã hội. Trường hợp một cá nhân nào đó có những cư xử, giao tiếp không phù hợp chuẩn mực đạo đức, sẽ có biểu hiện như sau nói năng thô tục, kiếm chuyện, gây sự… Ngược lại, người văn minh có xu hướng phấn đấu, đóng góp cho cộng đồng một môi trường lành mạnh và tốt đẹp hơn.

Xem thêm:

Bài viết trên đây là tổng hợp các thông tin thú vị giúp bạn nắm rõ khái niệm, đặc điểm nhân cách là gì. Kèm theo đó chúng tôi còn đưa ra các yếu tố giúp hình thành và phát triển nhân cách một cách tích cực nhất. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích với nhu cầu tìm kiếm thông tin của bạn nhé!