Rối loạn phổ tự kỷ là một trong những căn bệnh có thể gặp phải ở bất kỳ đứa trẻ nào. Chúng tác động và dẫn đến nhiều nguy cơ rất nghiêm trọng trong cuộc sống của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, 1 số cha mẹ vẫn chưa định hình được chính xác, rõ ràng các dấu hiệu, triệu chứng bệnh. Nếu bạn cũng đang ở trong trường hợp này, thì đừng bỏ qua bài viết sau đây nhé!
Bài viết sẽ giới thiệu đến bạn bộ các Test chẩn đoán tự kỷ giúp sàng lọc nhanh chóng, cùng Thanh Bình PSY tìm hiểu ngay bạn nhé!
Sơ lược về bệnh tự kỷ
Tự kỷ được xem là triệu chứng của rối loạn thần kinh trong quá trình phát triển ở trẻ nhỏ. Trẻ mắc tự kỷ sẽ không thể hiện đi đứng, ăn nói, giao tiếp được như bình thường, chậm tất cả mọi thứ về quan hệ xã hội, ngôn ngữ, học hành.
Nếu không được thăm khám, phát hiện và điều trị kịp thời, chúng có nguy cơ tạo ra những hành vi ảnh hưởng lớn đến gia đình và xã hội.
Các Test chẩn đoán tự kỷ (CARS) ra đời và trở thành một trong những công cụ đánh giá bệnh tự kỷ tốt nhất hiện nay. Kề từ khi mới vừa được công bố, CARS đem lại cho nhiều bậc phụ huynh niềm hy vọng mới trên hành trình nuôi dạy con có chứng bệnh kỳ lạ này..
Bài Test đã được thực nghiệm xác nhận hiệu quả, sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật nên rất được ưa chuộng rộng rãi. Thang đánh giá ngắn gọn, dễ thực hiện và thuận tiện, đặc biệt phù hợp với trẻ ở độ tuổi từ 18 đến 24 tháng. Nó được gọi với tên khác hay ký hiệu là MCHAT-23.
Xem ngay: Các dấu hiệu trẻ tự kỷ dễ nhận biết
Tổng hợp các Test chẩn đoán tự kỷ MCHAT-23
Bảng kiểm tra MCHAT-23, các Test chẩn đoán tự kỷ cho trẻ độ tuổi từ 18 – 24 tháng bao gồm 23 câu hỏi như sau:
- Khi chăm sóc trẻ, bạn để ý trẻ có thích được đung đưa, nhún nhảy trên đầu gối của bạn hay không?
- Trẻ có quan tâm đến các bạn, những đứa trẻ khác không?
- Trẻ nhà bạn có thích trèo lên đồ vật như cầu thang hay các bậc thềm nhà hay không?
- Trẻ có thích chơi ú oà/ trốn tìm trong quá trình lớn khôn không?
- Trẻ đã bao giờ chơi giả vờ các trò như giả vờ nghe điện thoại, chăm sóc búp bê,… chưa.
- Trẻ có bao giờ dùng ngón tay trỏ để chỉ hay yêu cầu lấy đồ vật nào hay chưa?
- Trẻ có dùng ngón tay trỏ để chỉ hoặc thể hiện sự quan tâm đến đồ vật, sự vật xung quanh không?
- Trẻ có bao giờ chơi với các đồ chơi nhỏ (ôtô, khối xếp hình,…) 1 cách đúng cách mà không cho vào miệng, nghịch lung tung hoặc thả chúng xuống đất?
- Trẻ có bao giờ mang đồ vật đến khoe với bạn hoặc bố mẹ và bày tỏ niềm yêu thích chưa?
- Trẻ có nhìn vào mắt của bạn lâu hơn 1 hoặc 2 giây khi giao tiếp hay không?
- Trẻ có bao giờ quá nhạy cảm với tiếng động không, chẳng hạn như bịt tai và chạy trốn?
- Trẻ có cười khi nhìn thấy mặt bạn hay khi bạn cười với chúng hay không?
- Trẻ có biết bắt chước theo hành động của bạn không?
- Trẻ có đáp ứng, phản hồi khi được bạn gọi tên?
- Trẻ có nhìn vào đồ vật/đồ chơi ở chỗ khác khi ta chỉ vào chúng hay không?
- Trẻ có biết đi hay không?
- Trẻ có nhìn vào đồ vật mà bạn đang nhìn và chú ý hay không?
- Trẻ có làm những cử động ngón tay bất thường ở gần mặt hay trước mắt bạn không?
- Trẻ có cố gắng gây sự chú ý của bạn đến những hoạt động mà trẻ đang thực hiện không?
- Bạn có bao giờ nghi ngờ trẻ bị điếc vì trẻ không nghe thấy bạn đang nói gì hay không?
- Trẻ có hiểu điều mọi người nói khi đang giao tiếp không?
- Thỉnh thoảng trẻ có nhìn chằm chằm một cách vô cảm hoặc đi tha thẩn không mục đích, phương hướng gì hay không?
- Khi đối mặt với những điều lạ, thích thú, trẻ có nhìn vào mặt bạn để xem phản ứng của bạn không?
Đánh giá lâm sàng dựa trên 23 câu hỏi sàng lọc
Bảng kiểm tra MCHAT-23 – test chẩn đoán tự kỷ sẽ đánh giá được gần như chính xác trẻ ở độ tuổi 18- 24 tháng. Kết quả trẻ bị nguy cơ cao sẽ có ít nhất 2 câu trả lời bất kỳ hoặc 2 câu then chốt nằm trong danh sách các câu 2, 7, 9, 13, 14, 15 là KHÔNG.
Ngược lại, với những câu hỏi 11,18, 20, 22 mà câu trả lời là có thì cũng ám chỉ trẻ đang có nguy cơ bị tự kỷ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chấm theo thang điểm trong 23 câu tương ứng với 23 điểm. Những trẻ có nguy cơ cao mắc hội chứng phổ tự kỷ sẽ có tổng số điểm từ 8 – 20 điểm. Trường hợp này trẻ sẽ cần phải được đưa đến bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để được thăm khám đúng chuyên môn.
Các trẻ có nguy cơ trung bình thì có tổng số điểm từ 3 – 7 điểm, cũng cần phải đi khám để được tư vấn kỹ hơn.
Cuối cùng, trẻ có nguy cơ thấp sẽ có tổng số điểm từ 0 – 2 điểm, nhưng thường đó là trẻ nhỏ hơn 24 tháng tuổi. Có nghĩa là bạn vẫn phải mang con đi khám hoặc sàng lọc bằng phương pháp khác để có kết luận chính xác hơn.
Thông tin thêm: Tự nhận thức là gì?
Kết luận
Hy vọng rằng, bài viết về bài kiểm tra các Test chẩn đoán tự kỷ trên của Thanh Bình PSY sẽ giúp các bậc cha mẹ có những nhận định đúng đắn hơn về bệnh tình của con em mình. Đây sẽ là phương pháp lý tưởng giúp bạn nhận diện được các dấu hiệu đầu tiên và từ đó có sự can thiệp, thăm khám, chữa trị kịp thời, cải thiện hiệu quả tình trạng của bé.