Bệnh rối loạn trí nhớ là gì? Phương pháp điều trị hiệu quả

Bệnh rối loạn trí nhớ là tình trạng tổn thương cấu trúc tế bào thần kinh. Qua đó, cản trở việc lưu trữ cũng như hồi tưởng ký ức. Rối loạn trí nhớ có thể tiến triển do các chấn thương tại vùng đầu. Hãy cùng Thanh Bình Psy tìm hiểu chi tiết hơn về căn bệnh trong bài viết ngay sau đây. 

Bệnh rối loạn trí nhớ là gì?

Bệnh rối loạn trí nhớ là tình trạng cấu trúc hệ thần kinh bị tổn thương, gây cản trở quá trình lưu trữ cũng như duy trì hồi ức của ký ức. Từ đó, tác động tới quá trình ghi nhớ. Rối loạn trí nhớ tác động tới khả năng nhận thức cũng như hành vi xã hội. Từ đó, tác động tới ngôn ngữ, kỹ năng giải quyết các vấn đề và khả năng thực hiện các công việc đơn giản từ nhẹ tới nặng.  

Các chứng loại rối loạn trí óc bao gồm:

  • Bệnh Alzheimer
  • Sa sút trí tuệ do các mạch máu.
  • Sa sút trí tuệ với thể Lewy.
  • Sa sút trí tuệ tại vùng trán.
Bệnh rối loạn trí nhớ xảy ra khi cấu trúc hệ thần kinh bị tổn thương
Bệnh rối loạn trí nhớ xảy ra khi cấu trúc hệ thần kinh bị tổn thương

TÌM HIỂU THÊM: Bệnh loạn thần là bệnh gì?

Dấu hiệu chứng rối loạn trí nhớ

Dưới góc độ hoạt động tâm lý, cấu trúc hoạt động trí nhớ bao gồm các động cơ, mục đích, hành động và các thao tác. Các biểu hiện cụ thể của chứng rối loạn trí nhớ bao gồm:

Xem thêm:  Top 10 bộ phim tâm lý xã hội đen nhất định phải xem

Giảm trí nhớ

Người bệnh thường giảm quá trình nhớ hay lưu trữ tài liệu trong quá trình lão hóa, tổn thương não, cũng như các trạng thái đặc biệt như: Sợ hãi, xúc động thường hay gặp giảm hiệu quả của quá trình tái hiện. 

Tăng trí nhớ

Hiệu quả nhớ của những người mắc rối loạn trí nhớ tăng cao hơn hẳn những người khác. Đa phần người bệnh chỉ nhớ tới kích thích nhất định có liên quan tới các ký ức sâu sắc. 

Dấu hiệu nhận biết người bị rối loạn trí nhớ
Dấu hiệu nhận biết người bị rối loạn trí nhớ

Mất trí nhớ

Bệnh nhân trong một số thời điểm, hoàn cảnh nhất định không thể nhớ được các sự kiện xảy ra trong quá khứ. Một số loại mất trí nhớ như:

  • Quên ngược chiều: Không nhớ được những gì đã xảy ra trước và sau khi xảy ra. 
  • Quên thuận chiều: Tình trạng diễn ra sau hôn mê. Khi tỉnh dậy thì người bệnh không nhớ được điều gì đã xảy ra kể từ lúc sau tai nạn tới lúc tỉnh. 
  • Quên hệ thống: Không nhớ được sự vật, đối tượng, hay bất cứ chi tiết nào liên quan tới sự kiện. 
  • Cơn mất nhớ: Xảy ra chốc lát, sau đó trí nhớ được hồi phục. 

XEM NGAY: Dấu hiệu của hội chứng sa sút tâm thần

Nguyên nhân của chứng bệnh rối loạn trí nhớ

Rối loạn trí nhớ xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, chủ yếu xảy ra do chấn thương, đột quỵ cũng như các tình trạng khác như: Nhiễm trùng, phản ứng với thuốc. Cụ thể như sau:

Bệnh lý liên quan tới tâm thần

Bệnh liên quan tới tâm thần như: Rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu,… làm giảm tập trung chú ý. Khi đó, biểu hiện cảm xúc rất khô khan, tư duy nghèo nàn, ý chí suy giảm. Từ đó, không muốn làm việc gì, các khả năng học tập, trí óc đều suy giảm.

Xem thêm:  Đọc hiểu 13 biểu hiện tâm lý con trai khi thích ai đó

Bệnh lý nhiễm khuẩn

Người bệnh gặp các bệnh lý viêm não, viêm màng não do vi khuẩn, virus, viêm màng não lao, sốt rét ác tính thể não, giang mai não,…. 

Nhiễm độc

Chất độc thâm nhập vào cơ thể thông qua nhiều đường khác nhau. Từ đó, tác động tới hệ thần kinh trung ương. Qua đó, gây ra tổn thương tại thần kinh cũng như rối loạn tâm thần đa dạng, cấp tính hay kéo dài. 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn trí nhớ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn trí nhớ

ĐỌC THÊM: Tư vấn tâm lý trực tuyến ở đâu uy tín?

Tác hại của chứng rối loạn về trí nhớ

Ghi nhớ là quá trình quan trọng giúp các bạn có thể học hỏi cũng như hoạt động bình thường. Khi các chức năng xảy ra các vấn đề, cuộc sống của mỗi người bị đảo lộn. Rối loạn trí nhớ thường xảy ra ở những người cao tuổi. Tuy nhiên, cũng thường xảy ra ở những người trẻ tuổi. 

  • Với những người cao tuổi, rối loạn trí óc khiến các bạn bị lú lẫn, đi lang thang, không nhớ được những việc bản thân mình làm,…
  • Với những người trẻ tuổi, rối loạn trí óc có thể khiến họ gặp phải nhiều khó khăn trong vấn đề học tập cũng như sinh hoạt,…
  • Tình trạng nếu không được điều trị có thể dẫn tới nhiều bệnh lý tâm thần có thể kể tới như: Bệnh hoang tưởng, hay trầm cảm,….

Phương án điều trị rối loạn trí nhớ

Cách thức điều trị rối loạn trí nhớ nhằm ngăn chặn các dấu hiệu của bệnh tồi tệ hơn. Đồng thời, cải thiện các chức năng tổng thể và chất lượng cuộc sống. Chứng mất trí nhớ cách điều trị bao gồm:

  • Sử dụng thuốc kháng sinh: Nếu rối loạn trí nhớ do nhiễm trùng dùng thuốc kháng sinh có thể hỗ trợ điều trị hiệu quả. Một số loại thuốc có thể làm chậm lại chứng suy giảm trí nhớ, tư duy cũng như khả năng ngôn ngữ. Hơn nữa, làm giảm các thay đổi trong hành vi, ảo giác cũng như hoang tưởng. Các loại thuốc này không hiệu quả với mọi người. Đồng thời, chỉ có thể có tác dụng hiệu quả trong một thời gian nhất định. 
  • Kỹ thuật phục hồi nhận thức: Các phương pháp tập trung vào hoạt động cải thiện kỹ năng nhận thức cho các hoạt động. Đồng thời, sử dụng các công cụ, kỹ thuật như: Sổ ghi nhớ, tự gợi ý để người bệnh dần nhớ lại ký ức. 
Xem thêm:  Biểu hiện của người tự ti và cách cải thiện
Bệnh rối loạn trí nhớ có thể cải thiện bằng cách áp dụng phương pháp phục hồi nhận thức
Bệnh rối loạn trí nhớ có thể cải thiện bằng cách áp dụng phương pháp phục hồi nhận thức

NÊN XEM: Dịch vụ đánh giá sàng lọc tâm lý cùng các chuyên gia

Bệnh rối loạn trí nhớ cần được dành thời gian để tránh cảm giác bị cô lập, tăng cường sức khỏe tổng thể. Hãy liên hệ tới Thanh Bình PSY để được hỗ trợ tâm lý làm chậm lại quá trình phát triển các triệu chứng để có cơ hội tăng cường sức khỏe tổng thể, hồi phục lại trí nhớ.