Cách từ chối công việc sao cho tinh tế, lịch sử mà vẫn thể hiện được sự chuyên nghiệp là điều mà không ít người quan tâm. Bởi không phải bất cứ lúc nào đứng trước cơ hội việc làm thì ứng viên cũng đều sẽ đồng ý ngay lập tức. Hãy cùng Thanh Bình PSY tìm hiểu về những cách từ chối lời mời nhận việc khéo léo nhé!
Tầm quan trọng của việc biết cách từ chối công việc khéo léo
Dù đã trúng tuyển vào vị trí của một công ty nào đó, nhưng không phải lúc nào ứng viên cũng muốn đi làm. Có thể vì một lý do nào đó, như đã đồng ý công việc của một doanh nghiệp khác với mức lương và cơ hội thăng tiến cao hơn. Hoặc vì cảm thấy văn hóa của công ty không phù hợp với bản thân. Nhiều người chọn im lặng thay vì tìm cách từ chối công việc tinh tế. Và hành vi này không bao giờ được đánh giá cao bởi người tuyển dụng.
Thay vì im lặng, bạn có thể áp dụng cách từ chối công việc sao cho lịch sự nhất. Điều này giống như một thông báo cho nhà tuyển dụng để họ không cần tốn thời gian để chờ đợi bạn mà bỏ qua các ứng viên khác.
Có thể thấy, việc áp dụng cách từ chối công việc hiệu quả sẽ giúp cả hai bên không cần mất thêm nhiều thời gian nữa mới nhau vì tư tưởng đã không còn phù hợp. Đồng thời còn cho thấy được sự chuyên nghiệp của bạn cũng như không hề làm mất lòng nhà tuyển dụng.
THÔNG TIN THÊM:
- Cách từ chối cho mượn tiền khéo léo mà bạn cần biết
- Cách từ chối rượu bia tinh tế bạn đã biết chưa?
Từ chối công việc thời điểm nào là thích hợp nhất?
Trước khi chấp nhận ký vào hợp đồng lao động chính là thời điểm thích hợp nhất để bạn từ chối công việc. Trong lúc công ty đưa ra lời mời thì đây là khoảng thời gian bạn được quyền đồng ý hoặc từ chối. Tuy nhiên, trước khi tìm cách từ chối công việc, bạn cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng, tuyệt đối không được quyết định theo cảm xúc nhất thời để rồi sau này phải hối hận.
Nếu sau khi đã đồng ý làm việc với công ty, hoặc thậm chí đã ký hợp đồng lao động mà bạn mới có nhu cầu từ chối công việc. Vậy thì hãy kiểm tra lại hợp đồng hoặc thư mời nhận việc để chắc chắn rằng mình không vi phạm bất kỳ điều khoản nào. Trường hợp có vi phạm, bạn có thể cần tìm đến luật sư, người quản lý nhân sự của công ty hoặc chuyên gia tuyển dụng để được tư vấn cụ thể.
Xem ngay cách từ chối công việc qua điện thoại và email chi tiết
Thực tế, từ chối công việc qua điện thoại và email là hai phương pháp được ứng dụng nhiều nhất, dưới đây là thông tin chi tiết
Từ chối qua điện thoại
Trước khi đến buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sẽ gọi cho ứng viên để tìm hiểu sơ lược về họ. Nếu lúc đó bạn nhận ra môi trường làm việc ở đây không phù hợp, hãy dùng ngữ điệu tôn trọng để từ chối một cách nhẹ nhàng nhất có thể. Tuyệt đối không đưa ra lý do thẳng thừng hoặc tắt máy ngang. Việc bạn cần làm là lắng nghe những thông tin nhà tuyển dụng muốn chia sẻ, sau đó mới đưa ra lý do từ chối và gửi lời cảm ơn chân thành vì họ đã gọi cho bạn.
Trường hợp một thời gian sau khi phỏng vấn bạn mới muốn tìm cách từ chối công việc thì hãy gọi cho người liên lạc trực tiếp với bạn khi phỏng vấn và thực hiện theo những điều chúng tôi đã nêu như trên. Để không làm mất lòng nhà tuyển dụng, bạn cần tìm nơi yên tĩnh để nói chuyện điện thoại, hãy nhớ không được cười giỡn hoặc bày tỏ thái độ không tôn trọng họ nhé!
Từ chối qua email
Để từ chối qua email một cách chuyên nghiệp nhất, bạn cần lưu ý tuân thủ theo tiêu chuẩn nên có của một email trao đổi công việc.
Cụ thể trong tiêu đề, hãy ghi họ tên và vị trí công việc ứng tuyển. Sau đó gửi lời chào, giới thiệu bản thân, ngày phỏng vấn và vị trí tham gia phỏng vấn. Tiếp theo là lời cảm ơn gửi đến công ty vì đã trao cho bạn cơ hội, sau đó mới đưa ra lời từ chối cùng một lý do ngắn gọn. Cuối cùng là một lần nữa bày tỏ lòng cảm kích của bạn với nhà tuyển dụng và quý công ty, cũng như đưa ra mong muốn được hợp tác nếu có cơ hội trong tương lai.
Một số lưu ý cần biết để có cách từ chối công việc khéo léo nhất có thể
Để có cách từ chối công việc khéo léo nhất và gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng, bạn cần tuân thủ một số lưu ý sau đây:
- Không được quên gửi lời cảm ơn công ty vì đã dành cơ hội cho bạn.
- Lý do từ chối đưa ra không được quá dài dòng, khiến công ty có cảm tình không tốt với bạn
- Luôn để ngỏ những cơ hội, tức là bày tỏ sự nuối tiếc vì không có cơ hội hợp tác với công ty trong lần này. Tuy nhiên, hy vọng trong tương lai sẽ có nhiều cơ hội hơn nữa để mở ra những cơ hội tiếp theo.
XEM NGAY:
- Dịch vụ tham vấn tâm lý tại nhà cùng chuyên gia
- Đánh giá sàng lọc tâm lý ở đâu chính xác?
Trên đây là những chia sẻ về cách từ chối công việc mà ThanhBinhPsy muốn giới thiệu đến bạn. Hy vọng rằng bài viết này đã có thể cung cấp được cho bạn những thông tin bổ ích cũng như trang bị được kiến thức vững chắc trên chặng đường sự nghiệp của bạn. Chúc bạn thành công!