Chuyện vợ chồng và cái gọi là lòng tự trọng

Trong câu chuyện lần này, tôi xin phép được nhắc tới một số case tham vấn tâm lý liên quan đến vấn đề trục trặc trong tình cảm của vợ chồng liên quan đến “lòng tự trọng”.

Vợ- chồng là một khái niệm vô cùng thiêng liêng, không phải nó thiêng liêng vì bạn đã kết thúc tình yêu và cuộc đời độc thân của mình. Mà nó thiêng liêng vì bạn đã chọn cho mình một người bạn đời, một người đồng hành sẽ cùng bạn đi qua những thăng trầm trong cuộc sống. Giúp bạn biết yêu thương, biết trân trọng, biết sẻ chia và có trách nhiệm hơn với cuộc đời với con người.

Tuy nhiên, trên thực tế những câu chuyện liên quan đến sự “vỡ mộng” sau hôn nhân luôn trải dài. Và chúng ta thường hỏi rằng tại sao? Lý do là gì? Nhưng chúng ta quên mất đối tượng cần được hỏi là ai và đôi khi ta còn đặt sai cả đối tượng đó.

Ví dụ trong một Case mới nhất của tôi. Hai vợ chồng mới cưới nhau chưa đầy 1 năm và chưa có con nhưng 2 người liên tục cãi vã về những chuyện vô cùng nhỏ nhặt trong gia đình.

Cô vợ trách móc rằng: “em không thể hiểu được vì sao hôn nhân lại như vậy? Tại sao ngày xưa lúc yêu nhau tụi em rất vui vẻ nhưng bây giờ lại tệ hại như thế này. Anh ấy thường xuyên đàn đúm bạn bè, không còn quan tâm, chiều chuộng em như trước. Cũng ít chở em đi chơi…”

Anh chồng cũng không kém: “Cô ấy kiểm soát tôi mọi lúc, mọi nơi. Trước khi cưới cô ấy lúc nào cũng rạng rỡ, xinh đẹp. Nhưng cưới về thì tôi luôn phải là người dọn dẹp hoặc nhắc nhở chuyện đó”

Vậy vấn đề ở đây thuộc về ai? Đứng ở góc độ của cô vợ nếu anh chồng chịu khó về nhà sớm 1 chút, thỉnh thoảng dẫn cô ấy đi ăn thì cô ấy sẽ cảm thấy vui vẻ. Đứng ở góc độ người chồng, nếu vợ mình vẫn sạch sẽ, thơm tho và biết chăm lo cho gia đình thì anh ấy không có lý do gì để về trễ…

Từ đó, chúng ta rút ra những điều cần thiết cho cả 2 bên để cải thiện mối quan hệ này. Cô vợ nên nhìn nhận lại việc ăn mặc, chăm sóc bản thân cũng như chu toàn hơn việc nhà cửa. Anh chồng nên xác định rõ việc mình đã là một người đàn ông đã có gia đình và rằng sau mỗi buổi chiều đều có người đợi anh ăn cơm chiều.

Và nếu như những cái “nếu” thực sự xảy ra thì mọi chuyện sẽ không xấu tới mưc 2 người cãi vã và phải nhờ tới một ai đó để hòa giải.

hon nhan hanh phuc feature 1 1
Hôn nhân hạnh phúc cần xây dựng lòng tự trọng bền vững

Xem thêm >>> Tư Vấn Tâm Lý Hôn Nhân Gia Đình Tận Nhà

Case tiếp theo nói về một cặp vợ chồng mà câu chuyện của họ khiến tôi cảm thấy hay ho theo kiểu trẻ con và người lớn nửa vời.

Xem thêm:  Lý giải xung đột là gì? Hướng dẫn cách giải quyết xung đột

Cô vợ là nhân viên văn phòng một công ty chuyên sản xuất đồ gỗ, cô cũng có chút nhan sắc, tính tình vui vẻ nhưng hơi thẳng thắn.

Anh chồng là một quân nhân, anh lớn hơn cô 7 tuổi nhưng anh lại có một niềm đam mê bất tận với game.

Hai người kết hôn nhưng cô vợ luôn cho rằng việc mình chọn lựa anh chồng là “hạ sách”; “chọn đại” và cô thường xuyên có suy nghĩ so sánh anh với những người mà cô từng yêu trước đó. Anh chồng thương vợ nhưng vẫn hay sao nhãng và lơ đễnh trong việc chăm sóc vợ.

Rồi những cuộc tranh cãi nổ ra khi hai người chuẩn bị đón thành viên mới. Do 2 vợ chồng ở trọ nên cô vợ nói chuyện với anh chồng về việc chuyển sang nhà anh trai cô ở gần đó để tiện cho việc sinh nở. Và theo như lời cô kể thì anh chồng đã làm ầm lên và nói rằng: “cô thích thì cứ đi 1 mình, nếu cô sang đó sinh con thì sẽ không có tôi”.

Nghe có vẻ như anh chồng này quá không tâm lý, nhưng khi nghe câu nói của cô vợ tôi tin bất cứ đấng mày râu nào cũng có đủ lý do để nóng mặt: “Đẻ xong chuyển qua nhà anh trai em ở. Chứ nhà cũng không có, ở trong cái phòng trọ như cái ổ chuột này sao mà xông pha với khỏe mạnh được”.

Khi tôi nhắc lại câu nói này, cô vợ cho rằng đó chỉ là nói thế chứ không có ý gì. Nhưng chỉ một câu nói của cô đã đánh vào lòng tự trọng của chồng mình. Rằng anh đã hơn 30 tuổi, rằng anh đã có gia đình nhưng anh không đủ khả năng để mua nhà cho vợ con anh ở đến mức vợ con anh phải sang nhà anh trai của cô ấy ở nhờ trong thời gian sinh nở.

Cô vợ thảng thốt: “tôi thực sự không nghĩ tới chuyện chồng mình sẽ nghĩ tiêu cực tới mức độ đó. Chỉ đơn giản là một câu nói thôi mà, đàn ông không nên nhỏ nhen quá như thế”.

Và nếu như cô vợ chú ý đến ngôn ngữ hơn khi nói với chồng mình và nếu như anh chồng hiểu tính vợ mình “bỗ bã” nói mà không nghĩ thì hai người đã không xảy ra tranh chấp dẫn tới giận hờn và kéo nhau đi tìm người hòa giải.

Xem thêm >>> Tư Vấn Tình Yêu Trực Tuyến

Case cuối cùng tôi muốn nói về một cặp vợ chồng trung niên. Hai cô chú có với nhau 2 mặt con. Kinh tế gia đình cũng từng rất phát đạt, huy hoàng có nhà lầu, xe hơi đầy đủ. Nhưng một biến cố xảy ra, nhà cô chú phá sản. Điều đặc biệt là người khiến gia đình phá sản là cô chứ không phải chú.

Xem thêm:  Nhà tâm lý học Jean Piaget và thuyết phát triển nhận thức

Từ ngày phá sản, chú đắm mình trong men rượu đồng thời chú kiểm soát luôn số tiền “về hưu non” mà chú có. Mọi chi tiêu trong cuộc sống đều dựa vào một mình cô gồng gánh.

Qua 5 năm, chú quyết định mua lại một ngôi nhà để 2 người có chỗ chui ra chui vào đồng thời cho con cái được rạng rỡ.

Tuy nhiên, giữa hai người vẫn thường xuyên có những cuộc cãi vã không ngừng nghỉ. Cô nói trong màn nước mắt: “Ông ấy không hề quan tâm gì đến cái gia đình này. Ông ta trách móc tôi, ông ta để tôi phải gồng gánh cái gia đình này một mình. Nhà người ta chồng đưa tiền cho vợ, nhưng ông ta có bao giờ đưa cho tôi một đồng nào”.

Chú nói lại: “ai là người khiến cái gia đình này tan nát? Ai là người mua cái nhà mới? Ai là người đóng tiền học, đưa tiền cho bà đi chữa bệnh? Bà buôn bán cả ngày nhưng có bao giờ bà dư ra một đồng nào chưa? Hay bất cứ khi nào có chuyện lớn, chuyện nhỏ đều là tôi bỏ tiền”.

Cuộc tranh luận đó diễn ra không phải môt ngày, hai ngày mà nó kéo dài cả năm trời cho đến khi hai người đến gặp tôi.

Tôi hỏi cô:

  • Trước khi gia đình phá sản chú có đưa tiền cho cô không?
  • Trước ông ấy nhận lương về là đưa hết cho tôi
  • Sau khi chú ấy giữ tiền lương của mình, chú có mang chúng đi cho ai hay làm việc gì không hợp lý chưa?
  • Không?
  • Vậy ngôi nhà hiện nay mà 2 người đang ở được mua bằng tiền của ai?
  • Ông ấy mua, cô không có tiền.
  • Vậy cô thấy chú có giữ tiền cho mình không ạ?
  • Cô im lặng…

Tôi lại hỏi chú:

  • Tại sao trước chú đưa tiền cho cô mà nay lại không đưa?
  • Bà ấy đã khiến gia đình này phá sản 1 lần rồi. Bây giờ tôi phải giữ tiền để còn lo cho tụi nhỏ. Nhưng tôi cũng là lo cho cái gia đình này, chứ tôi nào có mang tiền đi không ai?
  • Chú thấy chuyện cô khiến gia đình phá sản là lỗi hoàn toàn do cô ạ?
  • Đúng vậy?
  • Vậy tài sản của 2 người là chung hay riêng ạ?
  • Đã là vợ chồng thì tài sản chung?
  • Vậy tức là trong cái sự việc phá sản ấy, tài sản bị mất đi là của cả 2 người chứ không riêng gì của cô đâu chú ạ. Chú tiếc của nhưng chú nghĩ cô có tiếc của không?
  • Chú im lặng..

Sau đó, 2 vợ chồng chú nhìn nhau rồi chào tôi ra về. Tôi tin rằng họ đã hiểu ra vấn đề của mình. Cô vợ sẽ không còn trách chồng mình về việc ông ấy giữ tiền làm gì? và người chồng cũng hiểu rằng viêc làm ăn thất bại là một biến cố bình thường trong cuộc đời. Rằng nếu họ thông cảm cho nhau, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để suy nghĩ thì những sự cãi vã kia cũng sẽ không còn.

Xem thêm:  Tâm lý người sắp chết diễn ra như thế nào?

Thông điệp cuối cùng mà tôi muốn gửi tới những bạn đọc của ThanhBinhpsy. Chúng ta đều những con người thông minh, tinh tế và hiểu chuyện. Trong cuộc sống vợ chồng sẽ có nhiều chuyện khiến chúng ta không như ý. Nhưng trước khi trách móc và đổ lỗi cho nhau, hãy thử đặt lòng tự trọng sang một bên và đặt mình vào vị trí của đối phương để xem xét và suy nghĩ về hành động và thái độ của mình trước khi ném cho nhau những lời nói nặng nề và tổn thương.

p/s: Nếu muốn yêu thương đúng nghĩa, điều đầu tiên bạn phải làm là buông bỏ thứ vũ khí mang tên “ lòng tự trọng”.

Tôn trọng và yêu thương là hai yếu tố tạo nên một gia đình hạnh phúc

Vợ chồng tôn trọng lẫn nhau là một nguyên tắc cực kỳ quan trọng góp phần duy trì cuộc hôn nhân bền vững. Khi hai người tôn trọng nhau, họ sẽ thỏa mãn các nhu cầu về nhân quyền và nhân thân của mỗi người. Đồng thời đề cao lòng tự trọng và phẩm chất của nhau. Có rất nhiều cách để thể hiện sự tôn trọng với đối phương. Chẳng hạn như giữ lời hứa, cư xử văn minh, lời nói nhẹ nhàng, đặc biệt không làm tổn thương hay hạ thấp nhân phẩm vợ/ chồng.

75c9 intiarn9140316 1608178309 2663 1608178716 1 1
Đừng quên dành những cử chỉ yêu thương để thắp lửa hôn nhân vợ chồng

Bên cạnh việc tôn trọng, hôn nhân cũng cần được chăm sóc và bảo vệ mỗi ngày. Để giữ vững mối quan hệ, hai vợ chồng nên dành nhiều thời gian cho nhau, không ngừng quan tâm và tạo không gian lãng mạn để tình yêu thăng hoa. Mặt khác, những hành động tưởng chừng như nhỏ nhặt cũng có thể là “gia vị” cần thiết giúp duy trì mối quan hệ tình cảm lâu dài và hạnh phúc. Ví dụ như một cái nắm tay giữa nơi đông người, cử chỉ ôm hôn nhẹ nhàng, nói lời yêu thương hay đơn giản là một nụ cười trìu mến…

Xem thêm:

Liên hệ với Thanhbinhpsy để đặt lịch Tham vấn tâm lý ngay hôm nay: