Lý giải xung đột là gì? Hướng dẫn cách giải quyết xung đột

Xung đột là vấn đề thường xuyên xảy ra trong cuộc sống và ở hầu hết các lĩnh vực ngành nghề. Khi mâu thuẫn xảy ra sẽ khiến cho tình hình trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được giải quyết ổn thỏa. Vậy xung đột là gì? Làm sao để giải quyết nó ổn thỏa khi xảy ra? Nếu bạn quan tâm hãy tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Giải đáp khái niệm xung đột là gì?

Với thắc mắc xung đột là gì thì có có thể định nghĩa giải thích được như sau. Trong tiếng Anh xung đột là từ Conflict và đó là quá trình trong đó có một bên nhận ra rằng quyền lợi của mình bị đối lập hoặc bị ảnh hưởng xấu không công bằng bởi một bên khác. Theo đó quản trị xung đột khi mà nhà quản trị xác định, theo dõi vã đưa ra những can thiệp cần thiết để làm giảm bớt các xung đột này hoặc là tạo ra nó trong và ngoài tổ chức nhằm phục vụ cho lợi ích của tổ chức.

xung đột là gì
Xung đột là mâu thuẫn, phát sinh ý kiến trái chiều giữa hai bên.

Phân loại các hình thức xung đột phổ biến hiện nay

Nếu dựa theo tính chất thì sẽ phân chia thành các dạng xung đột cơ bản như sau:

Dựa theo tính chất lợi hại

Theo tính chất lợi hại thì có dạng xung đột chức năng và dạng xung đột phi chức năng. Chi tiết:

  • Xung đột chức năng: Đây là sự đối đầu giữa các phía mà sự đối đầu này ảnh hưởng tích cực đến việc thực hiện nhiệm vụ. Nó sẽ xuất phát từ những bất đồng về năng lực và khi có quá ít xung đột , mâu thuẫn thì điều đó cũng rất bất lợi vì sẽ không đưa ra được tính sáng tạo cho ý tưởng công việc.
  • Xung đột phi chức năng: Đây là sự đối đầu giữa các phía mà kết cục là sẽ cản trở việc hoàn thành mục tiêu trong công việc. Dạng xung đột này có thể xuất phát về tình cảm và liên quan đến việc không hợp nhau nhưng mang tính tàn phá. Nó sẽ dẫn đến nhiều tác hại và là bản chất dẫn tới nhiều khả năng thất bại khi giải quyết các xung đột này.
Xem thêm:  Tinh thần trách nhiệm trong công việc thể hiện như thế nào? 
xung đột là gì
Cần xác định xung đột như thế nào để có thể đưa ra được phương hướng giải quyết hiệu quả nhất.

Dựa theo tính bộ phận

Dựa theo tính bộ phận thì sẽ phân loại ra làm rất nhiều dạng và dưới đây là các dạng bao gồm:

  • Xung đột giữa các bộ phận.
  • Xung đột giữa các nhà quản trị và nhân viên
  • Xung đột giữa các nhân viên.
  • Xung đột nhóm.

Mách bạn các cách giải quyết xung đột hiệu quả nhất

Theo những gì phân tích trên thì sẽ có dạng xung đột tích cực mà cũng có dạng xung đột tiêu cực. Bạn cần phải xác định rõ ràng để có thể đưa ra được các phương hướng cụ thể giải quyết. Bạn có thể áp dụng các phương pháp hữu ích như sau:

Cạnh tranh

Phương pháp này khá quyết đoán nhưng không mang nhiều tính hợp tác, bởi nó là cách giải quyết thiên về hướng quyền lực nhiều hơn và cá nhân theo đuổi quyền lợi của chính họ đối với vấn đề tài chính của người khác. Nó sẽ được sử dụng tốt nhất trong những tình huống đòi hỏi sự quyết định nhanh chóng mang tính sống còn trong các trường hợp khẩn cấp.

xung đột là gì
Giải quyết mang tính ổn thỏa để không xảy ra xung đột.

Giúp đỡ, làm ơn

Phương pháp này khá hữu hiệu nhưng nó lại không dứt khoát, mang tính chất hợp tác và nó đối lập với phương pháp cạnh tranh. Thông thường những nhà lãnh đạo sử dụng phương pháp này để có thể bỏ qua quyền lợi của chính họ để thoả mãn nhu cầu của người khác. Nó sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất khi vấn đề cần giải quyết trở nên đặc biệt quan trọng với người khác hơn là bản thân bạn. Hoặc hơn nữa là khi bạn đặt tiêu chí duy trì sự hoà đồng và hài hòa trong tổ chức lên hàng đầu.

Xem thêm:  Fan Club là gì? Những điều một người hâm mộ có thể làm

Lảng tránh

Phương pháp này được coi là vừa không quyết đoán lại vừa không hợp tác. Khi bạn sử dụng phương pháp này sẽ không giải quyết được triệt để xung đột đang xảy ra nhưng nó cũng là cách hay đáng để áp dụng. Cách này thường được áp dụng với những vấn đề ít mang tầm quan trọng. Tuy nhiên chi phí để để giải quyết xung đột nói trên thường cao hơn số tiền được trợ cấp để giải quyết nó.

Cộng tác

Cách này được đánh giá cao nó vừa kiên quyết lại vừa mang tính hợp tác và nó đối lập hoàn toàn với phương pháp lảng tránh. Khi cộng tác, hai bên sẽ tìm cách đưa ra giải pháp làm sao để cho hai bên cùng có lợi và cảm thấy hài lòng nhất. Phương pháp này thường được sử dụng trong tình huống cả hai bên đều có những quyền lợi rất quan trọng cần thoả hiệp.

xung đột là gì
Lắng nghe, thấu hiểu nhau là cách giải quyết xung đột tốt nhất.

Thỏa hiệp

Cách này mang tính trung gian giữa sự quyết đoán và hợp tác, nó nằm giữa sự cạnh tranh và giúp đỡ. Thỏa hiệp sẽ được áp dụng khi mục đích người ta đặt ra ở mức độ vừa phải và điều cốt yếu là phải nhanh chóng đi tới giải quyết.

Tham khảo thêm:

Lời kết

Với những thông tin toàn bộ trên bài viết bạn đã hiểu rõ xung đột là gì rồi chứ. Nếu là người trung gian hòa giải xung đột xảy ra thì nó đòi hỏi bạn phải có kỹ năng và cần sẵn sàng bắt tay can thiệp, giúp đỡ giải quyết vấn đề theo hướng tích cực nhất. Nếu cần hỗ trợ thêm về kỹ năng này hoặc có thắc mắc gì cần giải đáp bạn hãy liên hệ với Thanh Bình SPY ngay nhé.

Xem thêm:  Hiệu ứng Wallach là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa đằng sau

Mọi chi tiết xin liên hệ: