Các dấu hiệu trẻ bị sang chấn tâm lý và cách khắc phục

Sang chấn tâm lý là hệ lụy từ những tổn thương quá mức trong thời thơ ấu. Vậy dấu hiệu trẻ bị sang chấn tâm lý cụ thể như thế nào? Có hướng cải thiện nào cho vấn đề này hay không? Hãy cùng Thanh Bình PSY tìm hiểu chi tiết hơn trong những thông tin sau đây. 

Dấu hiệu trẻ bị sang chấn tâm lý dễ nhận biết

Sang chấn tâm lý ở trẻ là tình trạng khi trẻ thường xuyên gặp hay phải trải qua một sự kiện đe dọa tới tính mạng, sự toàn vẹn của cơ thể. Trẻ bị sang chấn về tâm lý thường có thể lặp đi lại lại các tổn thương bên trong tâm trí. Khi đó, trẻ có xu hướng tránh bất cứ vấn đề gì khiến chúng nhớ tới sang chấn. 

Khi trẻ gặp sang chấn tâm lý có nhiều biểu hiện khác nhau. Trong đó, các dấu hiệu mà cha mẹ nên lưu ý đó là:

Về hành vi

Một trong những dấu hiệu trẻ bị sang chấn tâm lý thường thấy đó là trẻ thường xuyên từ chối tham gia các hoạt động, tới địa điểm, hay gặp gỡ những người có liên quan tới sự kiện sang chấn. Trẻ thường né tránh cũng như không muốn suy nghĩ cũng như nhắc tới những vấn đề gây tổn thương đã xảy ra. Đôi lúc trẻ không thể nhớ được các vấn đề quan trọng đã từng khiến các con gặp tổn thương. 

Xem thêm:  Vợ chồng cãi nhau làm sao giải hòa?
Trẻ bị sang chấn tâm lý thường có những hành vi bất thường
Trẻ bị sang chấn tâm lý thường có những hành vi bất thường

Về nhận thức

Trẻ em gặp tổn thương tâm lý sẽ thường xuyên mơ thấy các hình ảnh, sự kiện có liên quan tới quá khứ. Trong giấc mơ liên tục gặp ác mộng. Điều này diễn ra thường xuyên khiến trẻ cảm thấy vô cùng khó chịu và mệt mỏi. 

Trẻ có thể tái hiện lại những sự kiện, tình huống đã từng xảy ra thông qua những bản vẽ, vở kịch hay bài hát. Khi tái hiện, trẻ sống trong cảm giác đau lòng, buồn bã, kinh hãi và sợ sệt khi được nhắc lại những chuyện quá khứ. 

THÔNG TIN THÊM:

Về thể chất

Trẻ đối mặt với tình trạng rối loạn về giấc ngủ, ngủ không sâu giấc. Các em thường xuyên mơ gặp ác mộng và phải tỉnh giấc nhiều lần trong đêm và trằn trọc không ngủ lại được. 

Trẻ gặp phải tình trạng này thường giảm khả năng tập trung, chú ý. Các con không thể tự đưa ra được quyết định hay chọn lựa cho dù đó có thể là những điều nhỏ nhặt hàng ngày. Trẻ thường xuyên giật mình, có xu hướng cảnh giác, đề phòng các dấu hiệu cảnh báo sự nguy hiểm. 

Bé có thể tự làm hại chính cơ thể của mình
Bé có thể tự làm hại chính cơ thể của mình

BỎ TÚI NGAY: Bí quyết dạy con thông minh vô cùng hiệu hữu

Trẻ bị sang chấn tâm lý có hậu quả gì?

Sang chấn về tâm lý để lại những tác động khủng khiếp, toàn diện từ sức khỏe tới tâm sinh lý của trẻ trong hiện tại và cả tương lai. Những tác động này có thể ám ảnh trong thời gian dài nên nạn nhân là trẻ nhỏ không thể có được một tuổi thơ lành mạnh cũng như cuộc sống bình thường sau này. 

Xem thêm:  Giải mã tâm lý đàn ông lớn tuổi khi yêu

Ảnh hưởng tới tâm lý

Trẻ bị sang chấn về tâm lý thường có xu hướng mất tự tin, cũng như không có niềm tin vào người lớn. Trẻ có thể mất đi khả năng thể hiện cảm xúc thật của mình. Do đó, trẻ thường hình thành các rối loạn trong kiểm soát cảm xúc. 

Tình trạng sang chấn càng kéo dài sẽ càng để lại các vấn đề như: Lo âu, trầm cảm, tâm thần phân liệt, khó khăn khi đi sâu vào giấc ngủ, rối loạn ăn uống, cố gắng ăn uống, cố gắng tự sát,…

Ảnh hưởng tới cơ thể

Dấu hiệu trẻ bị sang chấn tâm lý thường có tác động lớn về mặt thể chất. Có thể chính những tổn thương này khiến các con rơi vào trạng thái hoảng loạn, sợ hãi trong thời gian dài. 

Trẻ bị đau, đánh đập, ngược đãi, xâm hại thân thể,… nhưng các con thường lo lắng không dám nói cho ai biết vì sợ kẻ bạo hành. Hậu quả của việc bị ngược đãi lâu dài có thể tàn phá cơ thể và chính cuộc sống sau này của các con. 

Hãy đưa bé đến bác sĩ tâm lý ngay nếu bạn phát hiện trẻ có những biểu hiện khác thường
Hãy đưa bé đến bác sĩ tâm lý ngay nếu bạn phát hiện trẻ có những biểu hiện khác thường

Giải pháp cải thiện sang chấn tâm lý ở trẻ

Sang chấn tâm lý ở trẻ là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng có ảnh hưởng tới mọi khía cạnh cảm xúc, hành vi, sức khỏe cũng như cuộc sống của trẻ. Các bậc phụ huynh nên chủ động nắm rõ các dấu hiệu trẻ bị sang chấn tâm lý để biết được khi nào con cần có sự hỗ trợ, trợ giúp. 

Xem thêm:  Lý giải hiện tượng tâm lý Dejavu 70% dân số gặp phải

Tốt nhất khi nhận thấy con em mình có các dấu hiệu bất thường về mặt tâm lý nên chủ động đưa con tới gặp chuyên gia tư vấn tâm lý hay bác sĩ tâm thần để được hỗ trợ, giúp đỡ. Việc can thiệp điều trị sức khỏe tâm thần sẽ vô cùng hữu ích với hoạt động kiểm soát dấu hiệu bất ổn cho trẻ em. 

Theo đó, trong quá trình điều trị phía chuyên gia tâm lý sẽ tập trung tìm hiểu, thảo luận dần dần nắm được một cách cụ thể nguyên nhân dẫn tới tình trạng tâm lý mà con đang gặp phải. Với kinh nghiệm chuyên môn bác sĩ sẽ cùng với gia đình áp dụng một biện pháp phù hợp với trẻ giúp con sớm hòa nhập lại với xã hội.

THÔNG TIN THÊM: Cách dạy con tuổi dậy thì cho những ai đang cần

Dấu hiệu trẻ bị sang chấn tâm lý không còn là chuyện hiếm gặp. Vấn đề này ảnh hưởng không nhỏ tới cảm xúc, hành vi và sự phát triển của trẻ. Gia đình, nhà trường cần phối hợp sẽ hạn chế được mức độ nguy hiểm của hệ lụy. Đồng thời, giúp các con sớm trở lại cuộc sống bình thường. Hãy chia sẻ với Thanh Bình PSY về các vấn đề trẻ đang đối mặt chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ tìm kiếm giải pháp khắc phục hiệu quả nhất!