Trong lĩnh vực tâm lý học của thế kỷ 20, Erich Fromm là một trong những gương mặt nổi bật. Nếu bạn đang tìm hiểu Erich Fromm là ai, bài viết này là dành cho bạn. Hãy cùng với Thanh Bình PSY tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu Erich Fromm là ai?
Erich Fromm sinh ngày 23/3/1990 tại Frankfurt on the Main. Ông là con một trong gia đình gốc Do Thái chính thống. Đến năm 1918, ông học tại Đại học Frankfurt am Main ngành Luật trong hai học kỳ đầu tiên.
Sau đó, ông đã dừng lại và theo học ngành Xã hội học với các vị thầy trong ngành như Alfred Weber, Karl Jaspers. Sau đó, năm 1922 Fromm đã nhận được bằng tiến sĩ xã hội học tại Heidelberg.
Vào khoảng 3 năm sau đó, ông được đào tạo để trở thành một nhà phân tâm học. Sau đó, ông đã bắt đầu trị liệu lâm sàng từ những năm 1927. Từ đó, làm tiền đề để hoàn thành quá trình đào tạo phân tâm học của mình.
Fromm nổi tiếng là người đã xây dựng chi nhánh tâm thần học trường phái Washington vào năm 1946. Sau đó, ông cùng với William Alanson White sáng lập ra Viện tâm lý – phân tâm và tâm thần học. Trong cuộc đời của mình, ông đã thực hành lâm sàng với nhiều thành tích và xuất bản được những series sách nổi trội.
Tổng quan về thuyết nhân cách xã hội của Erich Fromm
Tổng quan chung
Ngoài Erich Fromm là ai, thì thuyết nhân cách xã hội của ông là điều khiến nhiều người chú ý. Người đời sau nhận định, học thuyết của ông là sự kết hợp giữa Sigmund Freud và Karl Marx. Ông cho rằng, Freud đã xây dựng trong Fromm niềm tin cho rằng những hành vi cá tính của chúng ta đều xuất phát từ những nguồn gốc trong sinh học.
Ở một hướng khác, Karl Marx cũng ảnh hưởng đến ông theo cách đặc biệt. Theo đó, Karl giúp ông nhìn thấy con người được điều khiển rõ ràng bởi những ảnh hưởng của xã hội. Cụ thể nhất, chúng được tác động mạnh mẽ bởi những hệ thống kinh tế xã hội.
Đọc những bài viết cần chuyên mục:
Erich Froom nói gì về sự trốn thoát tự do
Trong học thuyết của mình, Fromm đã diễn tả về sự trốn thoát tự do của chúng ta. Điều này được thể hiện thông qua 3 cách khác nhau:
Độc đoán
Chúng ta thường tránh tự do bằng cách hòa mình vào xã hội với hình thức tự nguyện trở thành 1 thành viên của xã hội độc tài. Điều này có thể thấy rõ nhất ở xã hội thời Trung cổ. Có hai khả năng có thể dẫn tới tình trạng này là một cá nhân quy thuận hoàn toàn dưới quyền lực của người khác. Hoặc họ muốn trở thành người cai trị người khác với những áp đặt của mình.
Sự hủy hoại tàn phá
Fromm cho rằng, những kẻ thích quyền hành thường là người có vấn đề khi đối diện với hiện thực trong cuộc sống. Và bước tiếp theo chính là tự đào thải khỏi xã hội. Nếu tôi không còn hiện diện nữa, sẽ chẳng còn điều gì khiến tôi đau khổ.
Tuân theo một cách máy móc
Những người có não trạng độc đoán thường né tránh tự do bằng cách trốn tránh vào hệ thống văn hóa đại trà. Khi cần lẩn trốn cuộc sống, chúng ta tìm đến những sản phẩm văn hóa đã được con người tạo nên trong suốt chiều dài lịch sử.
Nhìn chung, những tư tưởng này đã giúp Erich Fromm khẳng định được vị trí của mình trong ngành Tâm thần học. Như vậy, bạn đã biết Erich Fromm là ai và tư tưởng của ông có ảnh hưởng như thế nào. Nếu còn điều gì băn khoăn, đừng ngại liên hệ với Thanh Bình nhé.
Thông tin liên lạc:
- Thanhbinhpsy@gmail.com
- Số điện thoại liên hệ: 0372 951 520
- Địa chỉ: Khu dân cư An Sương