Phạm tội là một trong những vấn đề liên quan tới pháp luật, cần xử lý nghiêm minh. Tuy nhiên việc vi phạm còn tùy thuộc vào từng trường hợp, hành vi để xử lý. Do đó hãy cùng Thanhbinhpsy tìm hiểu xem hành vi phạm tội là gì, các yếu tố cấu thành tội phạm ra sao dưới đây.
Hành vi phạm tội là gì?
Hành vi tội phạm là hành vi thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm. Có đầy đủ những dấu hiệu về chủ thể, mặt khách quan và mặt chủ quan của cấu thành tội phạm. Theo quy định trên cho thấy không phải hành vi nào, có dấu hiệu phạm tội cũng được coi là tội phạm.
Các yếu tố cấu thành tội phạm
Sau khi đã hiểu hành vi phạm tội là gì, việc tiếp theo là xem xét các yếu tố cấu thành tội phạm. Dựa vào mức độ nguy hiểm cho xã hội và tính chất của hành vi phạm tội, Điều 9 Bộ Luật Hình sự chia tội phạm thành các loại như sau:
Xem thêm >>> Tham Vấn Tâm Lý Tại Nhà Ở HCM
Tội phạm ít nghiêm trọng
Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất cũng như mức độ gây nguy hiểm cho xã hội không lớn.
Mà mức cao nhất của khung hình xử phạt do pháp luật quy định đối với tội ở mức độ nhẹ, sẽ xử phạt hành chính, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm.
Tội phạm nghiêm trọng
Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có mức độ và tính chất gây nguy hiểm cho xã hội lớn. Theo quy định của Bộ Luật Hình Sự mức phạt cao nhất của khung hình này là bắt giam từ trên 03 năm đến 07 năm tù giam.
Tội phạm rất nghiêm trọng
Tội rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội vô cùng lớn. mức xử phạt cao nhất của khung hình do Pháp Luật quy định phạt từ 07 năm đến 15 năm tù.
Tội phạm nghiêm trọng đặc biệt
Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn. Được xử phạt từ trên 15 năm đến 20 năm tù chung thân, hoặc tử hình theo Bộ Luật Hình Sự đã quy định.
Xét về nguyên tắc của pháp luật Nhà nước đề ra là mọi hành vi phạm tội đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Dựa trên mức độ, hành vi vi phạm có thể phải chịu pháp lý xử phạt hành chính, dân sự, hình sự như đã nêu ở bên trên.Tuy nhiên có một số trường hợp người phạm tội nhưng không phải chịu trách nhiệm pháp lý, như các trường hợp dưới đây:
Lựa chọn ngay dịch vụ:
Trường hợp người vi phạm không có năng lực hành vi dân sự
Theo Điều 21 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi năm 2017 quy định: “người có hành động, hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm lý, hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng điều khiển hành vi hoặc khả năng năng thức của mình, thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý”.
Trường hợp người vi phạm chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý
Căn cứ Điều 12 Bộ luật hình sự 2015, những người từ 14 tuổi chở xuống không phải chịu trách nhiệm pháp lý trước pháp luật.
Trường hợp hành vi vi phạm do phòng vệ chính đáng
Căn cứ vào Điều luật hình sự 2015: Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích và quyền chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, tổ chức, của cơ quan, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm với lợi ích nói trên. Bảo vệ chính đáng không phải là tội phạm.
Trường hợp thực hiện hành vi vi phạm trong tình thế cấp thiết
Tình thế cấp thiết là tình thế trong hoàn cảnh của người muốn tránh gây thiệt hại cho lợi ích, quyền hợp pháp của mình, của người xung quanh hoặc lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức không còn cách nào khác phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Trường hợp khi bắt giữ người tội phạm
Hành vi thực hiện của người nhằm bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải tội phạm.
Xem thêm >>> Tham Vấn Tâm Lý Qua Video Call
Hành vi vi phạm khi thi hành các mệnh lệnh của người chỉ huy, của cấp trên
Căn cứ theo điều luật 26 Bộ Luật Hình Sự 2015: “ Người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Trong trường hợp này người ra mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Tham khảo thêm:
- Chánh niệm là gì? Lợi ích của chánh niệm đem lại trong đời sống
- Tâm lý người sắp chết diễn ra như thế nào?
Lời kết
Thanhbinhpsy đã giải thích để bạn hiểu hành vi phạm tội là gì? Đó là phân tích dựa theo quan điểm của chúng tôi, cũng như được trích dẫn theo cuốn Bình luận khoa học luật hình sự. Nếu bạn còn những thắc mắc cần hỗ trợ hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo:
- Hotline/Zalo: 0372.951,520
- Địa chỉ: 551 Lê Văn Khương, Quận 12, TPHCM
- Email: Thanhbinhpsy@gmail.com
- Facebook: https://www.facebook.com/thamvantamlythanhbinhpsy/
- Địa chỉ Website: https://thanhbinhpsy.com/