Lý lịch tư pháp là gì? Những vấn đề cần nắm rõ

Lý lịch tư pháp được biết đến là loại giấy tờ hết sức quen thuộc và cần thiết ở hầu hết các bộ hồ sơ trong việc bổ nhiệm công chức, công an, luật sư, nhận con nuôi… Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ hết về lý lịch tư pháp là gì? Bài viết hôm nay, Thanh Bình PSY xin chia sẻ về tất cả những thông tin liên quan đến loại giấy tờ này, cùng tham khảo nhé.

Lý lịch tư pháp là gì?

Theo Khoản 1 Điều 2 của Luật Lý lịch tư pháp, lý lịch tư pháp được xem là một loại thông tin, giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp theo đề nghị của cá nhân. Cụ thể hơn, Lý lịch tư pháp là lý lịch cá nhân về án tích của người đã bị kết án hình sự bằng bản án hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, xác nhận về việc thi hành án của cá nhân đó và về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, quan lý doanh nghiệp, hợp tác xã khi doanh nghiệp và hợp tác xã bị tòa án tuyên bố phá sản.

Xem thêm:  Niết bàn là gì? Tại sao gọi là niết bàn?
Lý lịch tư pháp là gì
Lý lịch tư pháp là thông tin, lý lịch về cá nhân liên quan đến án tích

Lý lịch tư pháp có quy trình, thủ tục như thế nào?

Sau khi nắm được lý lịch tư pháp là gì, thông tin tiếp theo chúng tôi muốn chia sẻ chính là quy trình, thủ tục cấp lý lịch tư pháp. Khi có nhu cầu xin cấp lý lịch tư pháp, cần phải thực hiện theo các bước sau:

Xác định yêu cầu xin cấp phiếu

Đầu tiên, cần phải xác định yêu cầu xin phiếu lý lịch tư pháp số 1 hay số 2 Phiếu lý lịch tư pháp số 1 mà phiếu lý lịch tư pháp số 2 tuy có những sự khác nhau về nội dung nhưng nhìn chung vẫn là xác nhận về tình trạng án tích của một cá nhân nhất định. Do đó, cần xác định đối tượng muốn xin phép trước, quý khách có thể tham khảo phần hướng dẫn trên về phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2.

Hồ sơ xin cấp lý lịch tư pháp

Hồ sơ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số gồm những tài liệu sau: – Tờ khai yêu cầu cấp lý lịch tư pháp; – Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân/Chứng minh thư của người xin cấp lý lịch (bản sao); – Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao);

Lý lịch tư pháp là gì
Xin lý lịch tư pháp cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cá nhân

Nộp hồ sơ xin cấp lý lịch tới cơ quan có thẩm quyền

Hồ sơ sau khi chuyển bị xong sẽ được nộp tại cơ quan cấp phép, về thẩm quyền cấp lý lịch tư pháp chúng tôi đã tư vấn chi tiết ở nội dung bên dưới, khách hàng có thể tham khảo.

Thẩm định hồ sơ xin cấp phiếu lý lịch

Sau khi nộp hồ sơ, cơ quan cấp phép sẽ kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ, trường hợp hồ sơ có thiếu sót hoặc cần bổ sung, cơ quan cấp phép sẽ ra thông báo yêu cầu người được cấp phép bổ sung

Xem thêm:  Solomon Asch: Cuộc Đời Và Sự Nghiệp

Nhận kết quả là phiếu lý lịch tư pháp

Sau khi xác định hồ sơ hợp lệ, đầy đủ và người xin cấp phép đã đóng phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp, công dân nhận giấy hẹn cấp phiếu và đến nhận kết quả theo thời gian ghi trong giấy hẹn.

Thời  hạn của lý lịch tư pháp là bao lâu?

Hiện nay vẫn chưa có bất kỳ văn bản nào quy định về thời gian còn hiệu lực của phiếu lý lịch tư pháp sau khi xin. Tuy nhiên, một số thủ tục hành chính khác tại Việt Nam có quy định về thời hạn của lý lịch tư pháp sau được cấp. Cụ thể như sau:

  • Đối với trường hợp xin thôi hoặc trở lại quốc tịch Việt Nam, thời hạn của lý lịch tư pháp không quá 90 ngày.
  • Đối với thủ tục nhận xin con nuôi trong nước không quá 06 tháng.

Ngoài ra, phiếu lý lịch tư pháp của người nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài sẽ có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 12 tháng, tính đến thời điểm nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi.

Đối tượng nào được cấp miễn phí lý lịch tư pháp

Theo như quy định tại Điều 5 của Thông tư số 244/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016, các trường hợp dưới đây sẽ được miễn phí hoàn toàn cấp phiếu lý lịch tư pháp. Cụ thể:

ly lich tu phap la gi 3 1
Một số đối tượng đặc biệt được miễn phí cấp lý lịch tư pháp
  • Đối tượng là trẻ em theo quy định tại Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
  • Đối tượng là người cao tuổi theo quy định tại Luật người cao tuổi.
  • Đối tượng là người khuyết tật theo quy định tại Luật người khuyết tật.
  • Đối tượng là người thuộc hộ nghèo theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020.
  • Đối tượng là người cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của pháp luật.
Xem thêm:  Tính Cách 12 Cung Hoàng Đạo

Tham khảo thêm:

Lời kết

Hy vọng qua những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Lý lịch tư pháp là gì cũng như những thông tin liên quan. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc cần được tư vấn hãy liên hệ với Thanh Bình PSY theo thông tin sau để được hỗ trợ tốt nhất.

THANH BÌNH PSY