Thông qua cách ăn mặc lịch sự của một người bạn tự nhiên nảy ra những đánh giá rằng họ là người tử tế và có công việc ổn định. Trong khi trên thực tế anh chàng kia rất có thể đang thất nghiệp hoặc không được tốt đẹp như bạn đã nghĩ. Đây là một trong những trường hợp cho thấy bạn đang mắc phải hiệu ứng hào quang. Vậy hiệu ứng này tác động như thế nào đến chúng ta và có thể ứng dụng nó để tạo ra lợi ích hay không? Hãy cùng Thanh Bình Psy tìm ra câu trả lời ngay thông qua nội dung sau.
Khái quát về hiệu ứng hào quang
Hiệu ứng hào quang là gì?
Hiệu ứng hào quang, hiệu ứng lan tỏa hay còn có tên gọi tiếng Anh Halo effect được hiểu là một trong những loại nhận thức sai lệch mà khá nhiều người mắc phải. Sở dĩ nói như vậy vì hiệu ứng lan tỏa thường tạo ra cho một người nhận thức tích cực mạnh mẽ về một sự vật, sự việc, hiện tượng hay con người nào đó khiến cho chính họ không thể đưa ra những đánh giá đúng đắn như bình thường.
Theo đó, hiệu ứng hào quang sẽ tạo ra những hệ quả kéo theo sau đó có cảm xúc tương tự. Lấy ví dụ, nếu ấn tượng ban đầu về một người là tốt thì tiếp theo, chúng ta thường có xu hướng suy nghĩ tích cực, dễ bỏ qua những khuyết điểm mà người đó mắc phải. Ngược lại, một khi ấn tượng ban đầu về một người không tạo được thiện cảm thì theo hiệu ứng Halo effect, chính người đó về sau làm điều gì đi chăng nữa cũng để lại cái nhìn không thuận mắt.
>>Đọc thêm: Những Dấu Hiệu Kết Thúc Tuổi Dậy Thì Nữ Giới
Nguồn gốc hiệu ứng lan tỏa
Năm 1920, hiệu ứng Halo effect đã được Nhà tâm lý học Edward Thorndlike công bố trên tạp chí thông qua kết quả thí nghiệm đặc biệt có tên “The Constant Error in Psychological Ratings”( Sai lầm kinh điển về mặt tâm lý khi đánh giá). Cụ thể, thí nghiệm được tiến hành bằng cách dựa trên những đánh giá của hàng ngũ chỉ huy quân đội dành cho cấp dưới của mình.
Kết quả cho thấy có một sự logic trong những báo cáo nhận được rằng nếu một cấp dưới được đánh giá có một phẩm chất cao thì gần như tất cả những phẩm chất còn lại đều có thứ hạng cao. Ngược lại, khi những người lính bị đánh giá tiêu cực về một số tiêu chí cũng kéo theo những tiêu chí khác bị đánh giá thấp. Nói cách khác, những đánh giá có được đều bị tác động đáng kể bởi cảm nhận của chỉ huy đối với cấp dưới. Nhưng đa phần người đưa ra đánh giá thường không nhận biết được những cảm nhận của bản thân bởi hiệu ứng Halo diễn ra hoàn toàn vô thức.
Hiệu ứng hào quang xảy ra trong những lĩnh vực nào?
Trên thực tế, môi trường y tế, giáo dục, công sở hay trong chuyện tình cảm đều có thể bị tác động bởi hiệu ứng lan tỏa. Lấy ví dụ cụ thể như sau:
Hiệu ứng Halo tình yêu
Một người có thể bị ấn tượng mạnh bởi ngoại hình, tính cách của người khác ngay từ cái nhìn đầu tiên từ đó phát sinh tình cảm và đưa ra quyết định lấy vợ gả chồng. Chính hiệu ứng hào quang có thể khiến họ tạm thời không nhìn thấy những khuyết điểm của đối phương mà chỉ tập trung đánh giá cao vào những mặt tích cực từ đó đưa đến quyết định vội vàng. Tuy nhiên, nên lưu ý rằng những khuyết điểm chắc chắn không thể mãi bị vùi lấp mà sẽ dần được đối phương nhận ra trong quá trình nhiều năm chung sống.
Hiệu ứng hào quang trong công việc
Trong các cuộc phỏng vấn, những người có tác phong gọn gàng, ăn mặc chỉnh tề thường nhận được thiện cảm nhiều ngay từ cái nhìn đầu tiên. Thông qua đó, hiệu ứng lan tỏa sẽ giúp họ gặp được nhiều thuận lợi hơn cho những đánh giá của bài phỏng vấn. Ngoài ra, nếu luôn giữ được phong cách ăn mặc chỉnh chu, lịch sự tại chốn công sở, bạn cũng trở thành người được đồng nghiệp và cấp trên đánh giá có năng suất làm việc tốt hơn
Hiệu ứng lan tỏa trong marketing
Đối với việc quảng bá sản phẩm, tận dụng hiệu ứng hào quang doanh nghiệp có thể dành được nhiều sự chú ý từ người tiêu dùng. Đúng vậy, quá trình xúc tiến sản phẩm có thể được thông qua việc sử dụng hình ảnh của những người nổi tiếng. Nhờ vào cảm xúc tích cực của các fan dành cho người nổi tiếng có thể lan cảm xúc tích cực đến cho sản phẩm mà họ làm đại diện từ đó đẩy mạnh bán hàng gia tăng doanh số.
>>Đọc thêm: Kinh Nguyệt Không Đều Ở Tuổi Dậy Thì Có Đáng Lo?
Nên làm gì trước những ảnh hưởng của hiệu ứng Halo?
Cẩn trọng trước khi đưa ra những đánh giá
Như những gì vừa trình bày có thể thấy rằng hiệu ứng hào quang rất dễ đẩy chúng ta đến những quyết định thiếu chính xác nếu không biết cách kiểm soát cảm xúc. Chính vì thế, để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực từ hiệu ứng này, tốt hơn hết nên luyện tập sao cho luôn giữ được sự bình tĩnh để có thời gian phân tích, suy nghĩ theo lý tính. Tốt hơn hết nên kiểm soát cảm xúc để có thể nhìn vấn đề một cách tổng quát, đầy đủ các khía cạnh khác nhau từ đó có được nhận xét đúng đắn hơn.
Vận dụng hiệu ứng Halo để mang đến lợi ích
Bên cạnh đó, thông qua việc tìm hiểu thấu đáo về những đặc điểm của hiệu ứng hào quang, bạn cũng có thể tận dụng nó để tạo ra nhiều lợi thế cho bản thân trong cuộc sống cũng như trong công việc. Chẳng hạn, thay đổi tác phong ăn mặc để nhận được cách nhìn khác đi từ đồng nghiệp và cấp trên. Thay đổi hoặc học thêm một số ngôn ngữ cơ thể để tạo ấn tượng với người khác rằng bạn là người có nhiều sự tự tin trong công việc,…
Nói chung, hiệu ứng hào quang vừa có điểm mạnh cũng như điểm yếu của nó, cái chính là chúng ta cần nắm rõ những đặc điểm của nó và biết cách vận dụng.
Tìm hiểu thêm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm lý tại Thanh Bình Psy: