Mách bạn các dấu hiệu trẻ mọc răng và cách chăm sóc

Đối với trẻ nhỏ, thời điểm mọc những chiếc răng đầu tiên thường là tháng thứ 6. Trong giai đoạn này các bậc bố mẹ nên quan sát và theo dõi những dấu hiệu trẻ mọc răng để có thể chăm sóc tốt nhất cho trẻ. Ở bài viết dưới đây, thanhbinhpsy.com sẽ mách bạn các biểu hiện quan trọng và gợi ý cách chăm sóc cho trẻ trong thời gian mọc răng. Đừng bỏ lỡ nhé. 

Các dấu hiệu trẻ mọc răng

Trước khi mọc răng, trẻ sẽ trải qua hàng loạt các dấu hiệu khó chịu sau:

Trẻ chảy dãi nhiều

Việc tiết ra nhiều nước dãi là do hệ thống thần kinh trung ương của trẻ đang bị kích thích, gây ra hiện tượng nhỏ nước bọt liên tục. Thông thường khi chảy dãi nhiều sẽ báo hiệu trẻ sắp sửa mọc răng. Tuy nhiên tình trạng này chỉ chính xác với trẻ sơ sinh và vài tháng tuổi, còn khi trẻ lớn hơn, dấu hiệu chảy dãi có xu hướng giảm dần.

dau hieu tre moc rang 1
Hình 1: Chảy dãi nhiều – một trong những biểu hiện cho thấy trẻ mọc răng

Khó ngủ

Khi răng bắt đầu hình thành bên trong khoang miệng, bé sẽ cảm nhận được sự khó chịu và mệt mỏi. Từ đó dẫn đến việc mất ngủ, khó ngủ hoặc khóc nhiều. Do đó nếu bạn thấy bé đột nhiên thay đổi, quấy khóc và không chìm sâu vào giấc ngủ được thì nguyên nhân có thể là do sắp mọc răng.

Xem thêm:  Phản biện là gì? Bật mí cách rèn luyện tư duy phản biện

Chồi răng xuất hiện

Đây là dấu hiệu nhận biết trẻ mọc răng dễ dàng nhất vì bạn có thể thấy rõ các chồi răng bên trong. Thường thì các chồi răng có dạng như vết sưng nhỏ, nằm dọc theo nướu của bé. Để kiểm tra kỹ hơn, bạn hãy rửa sạch tay rồi cho một ngón chạm vào bề mặt trên của các vết sưng, nếu cảm nhận có chồi răng cứng bên dưới, tức là bé đang mọc răng đấy.

Xem thêm:

Hay nhai cắn

Trẻ bắt đầu có thói quen nhai cắn mọi món đồ chơi hay các vật xung quanh cũng là biểu hiện cho thấy sự xuất hiện của các chồi rằng. Vì chỉ khi chồi răng nhú lên mới khiến hàm của bé khó chịu, và bị ngứa ngáy. Để giảm sự ngứa này, trẻ sẽ cắn vào mọi thứ nhìn thấy. Khi thấy dấu hiệu này, bố mẹ nên trang bị các vật gặm nướu chuyên dụng xung quanh bé để tránh làm tổn thương đến phần nướu và lợi của trẻ.

Trẻ bị sốt nhẹ

Sốt là một trong những dấu hiệu mọc răng phổ biến ở trẻ nhỏ. Bởi lẽ sốt báo hiệu rằng hệ miễn dịch của trẻ đang có sự thay đổi mới. Lúc này cách giảm sốt tốt nhất cho trẻ chính là chườm ấm, cho trẻ bú nhiều, mặc quần áo nhẹ, thoáng mát. Nhưng nếu sốt cao cần đến trung tâm y tế gần nhất để kiểm tra chính xác tình trạng của trẻ.

Xem thêm:  Tìm hiểu sử thi là gì? Những điều cần biết về sử thi
dau hieu tre moc rang 2
Hình 2: Bạn nên chú ý đo thân nhiệt của trẻ thường xuyên để nắm rõ tình hình sức khỏe

Kém ăn

Kém ăn, bỏ bữa có thể là do nướu của bé đang bị đau, sưng tấy. Để giải quyết vấn đề kém ăn này bạn nên thay đổi chế độ dinh dưỡng hằng ngày, chẳng hạn như cho trẻ ăn thực phẩm đã xay nhuyễn, uống sữa, sữa chua nguyên chất ở dạng lỏng….

Trẻ bị nổi mẩn

Trong nhiều trường hợp khi muốn mọc răng, mặt trẻ sẽ nổi lên những nốt mẩn đỏ gây ngứa ngáy, khó chịu. Vì không thể ngăn cản được hiện tượng này, nên bạn hãy chú ý vệ sinh kỹ lưỡng cơ thể bé, kết hợp thoa kem chống hăm để bảo vệ làn da và sức khỏe bé nhé!

Cách chăm sóc trẻ mọc răng

  • Khi răng bắt đầu nhú lên, tâm trạng của bé sẽ rất bất ổn, quấy khóc và lười ăn nhiều hơn. Vì thế tốt nhất bạn nên thay đổi chế độ ăn của bé bằng các thực phẩm xay nhuyễn, bột, sữa hoặc nước ép trái cây pha loãng.
  • Trong trường hợp trẻ bị sốt quá cao từ 38 độ C bạn nên dùng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ
  • Khi mọc răng, có thể trẻ sẽ đi ngoài phân nhão khoảng 3-4 lần/ngày, nếu bạn thấy nước trong phân ít thì vẫn tiếp tục cho bé ăn uống bình thường. Tuy nhiên khi thấy phân nhiều nước hoặc đi ngoài vượt quá số lần cho phép thì hãy nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ.
  • Bạn nên giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt cho bé bằng cách cho bé uống nước lọc sau các bữa ăn, dùng khăn mềm lau răng trước khi đi ngủ. Có thể lau răng thường xuyên nhiều lần trong ngày.
  • Khi bắt đầu mọc răng, nướu và lợi của bé rất dễ bị ngứa ngáy, và bé sẽ có thói quen nhai cắn đồ chơi, do đó bạn nên chuẩn bị sẵn các đồ chơi mềm, sạch sẽ. Ngoài ra nếu có thể hãy thay thế bằng những miếng trái cây mềm như lê, táo hay cà rốt để bảo vệ răng miệng bé luôn được an toàn.
  • Trong giai đoạn mọc răng bé có thể biếng ăn, lười ăn trong vài ngày, nhưng nếu kéo dài hơn 1 tuần lễ, bạn nên dẫn bé đi thăm khám bác sĩ.
  • Trẻ đang ở tháng tuổi 12 mà chưa có dấu hiệu mọc răng, bạn cần bổ sung khẩu phần ăn của trẻ nhiều chất đạm, vitamin, và nhất là vitamin D vì có thể trẻ đang rơi vào giai đoạn thiếu dinh dưỡng, còi xương.
Xem thêm:  Những Ngộ Nhận Về Bệnh Viện Tâm Thần
dau hieu tre moc rang 3
Hình 3: Việc chăm sóc trẻ trong thời gian mọc răng sẽ không khó nhọc nếu bạn nắm rõ các thông tin quan trọng

Xem thêm:

Bài viết trên đây là tổng hợp các dấu hiệu trẻ mọc răng thường gặp, hy vọng bạn sẽ nắm vững các thông tin quan trọng giúp ích cho việc chăm sóc bé nhé.