Học tâm lý học thì là nghề gì phù hợp là thắc mắc của các bạn trẻ cũng như các vị phụ huynh có con em đang theo học ngành này. Bài viết sau sẽ giúp các bạn có được những gợi ý phù hợp về định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp ngành tâm lý học.
Học tâm lý có thể làm nghề gì?
Nhà tâm lý lâm sàng
Ra trường với tấm bằng cử nhân tâm lý, bạn có thể trở thành Nhà tâm lý lâm sàng làm việc tại các bệnh viên hoặc các trung tâm tư vấn. Hoạt động trong lĩnh vực này giúp bạn có cơ hội mở mang kiến thức và ứng dụng những lý thuyết đã được học vào giải quyết các vấn đề mà những bệnh nhân tâm lý thường gặp phải.
Điều trị rối loạn nhận thức
Rất nhiều sinh viên ngành tâm lý học mở dịch vụ trị liệu tâm lý sau khi ra trường. Không chỉ có vậy, các chuyên gia tâm lý có bằng cấp và có chuyên môn sẽ có rất nhiều cơ hội được làm việc tại những thành phố lớn trên thế giới.
Đặc biệt, tại các nước phát triển, nơi áp lực công việc tăng cao thì chuyên viên điều trị rối loạn tâm lý lại càng trở thành ngành khan hiếm nguồn nhân lực và được cả xã hội trọng dụng.
Cố vấn nhân sự
Công việc này trước hết đòi hỏi những phẩm chất của một nhà tâm lý như suy nghĩ logic, biết đối thoại để và tìm ra ưu, nhược điểm của một cá nhân. Tiếp đến là kỹ năng nhận xét, đánh giá, đưa ra hướng dẫn cụ thể mang tính định hướng giúp công ty có được nguồn nhân sự chất lượng
Không chỉ có vậy, cố vấn nhân sự có kiến thức tâm ký học còn có khả năng đưa ra những nhận xét, đánh giá tích cực cho mọi người giúp các nhân viên trong công ty lựa chọn được lĩnh vực công việc phù hợp với khả năng mà họ sở hữu.
Các trường trung học và đại học luôn cần những cố vấn như vậy cho công việc hướng nghiệp. Ngoài việc tiếp xúc và làm việc với môi trương nhân sự của các công ty tư nhân hoặc các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, cử nhân tâm lý học có thể tìm một vị trí ổn định trong nhà nước như ủy ban hoặc những cơ sở ban ngành của nhà nước.
Xem thêm >>> Tư Vấn Tâm Lý Tận Nhà Tại HCM
Nghiên cứu thị trường
Bất kì nhà tuyển dụng nào khi tìm vị trí nhân viên khảo sát thị trường đều sẽ có cái nhìn ưu ái hơn đối với ứng viên tốt nghiệp ngành tâm lý học. Dưới tư duy của một nhà tâm lý học, nhân viên nghiên cứu thị trường sẽ nhanh chóng tìm ra những biện pháp khả thi cho chiến lược marketing mới đem về nhiều lợi nhuận cho công ty của mình.
Giảng dạy
Trong quá trình học, nếu sinh viên tâm lý học trau dồi thêm kỹ năng sư phạm thì hoàn toàn có cơ hội để trở thành giáo viên hoặc giảng viên ngay sau khi tốt nghiệp. Hãy bắt đầu từ những bước nhỏ như làm trợ giảng cho các giáo sư trong khoa. Định hình chuyên ngành bạn muốn theo đuổi và nghiên cứu. Xây dựng cho mình một nền tảng kiến thức thật tốt và vững chắc. Đó là những bước đệm giúp bạn thực hiện ước mơ trở thành một giáo viên tâm lý học tuyệt vời trong tương lai.
Những cơ hội đầy hứa hẹn của ngành tâm lý học
Cơ hội được phát huy tối đa năng lực bản thân
Ngày nay, những hiện tượng tâm lý và các chứng bệnh như: trầm cảm, stress, tự kỷ, sang chấn tâm lý… trở nên phổ biến được nhiều người quan tâm. Đó là thách thức của xã hội, nhưng lại chính là cơ hội tốt cho những bạn trẻ muốn học tập, theo đuổi và nghiên cứu lĩnh vực tâm lý học.
Có thể khẳng định, người có khả năng tháo gỡ và giải quyết những vướng mắc về tâm lý một cách khoa học, bài bản không ai khác chính là các chuyên gia tâm lý. Do đó, đây là ngành học giúp các bạn có cơ hội được phát huy tối đa năng lực bản thân và cống hiến công sức của mình giúp xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
Xem thêm >>> Tư Vấn Tâm Lý Qua Video Call
Cơ hội nghề nghiệp phong phú với nguồn thu nhập không giới hạn
Như đã đề cập ở trên, cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực tâm lý học vô cùng đa dạng. Sinh viên ra trường có thể đảm trách nhiều công việc khác nhau và theo đuổi mức thu nhập theo khả năng và mong muốn của chính bản thân các bạn.
Với ngành tâm lý học, chỉ cần sinh viên năng động và biết nắm bắt thời cơ, chắc chắn sẽ không rơi vào cảnh làm việc trái ngành trái nghề hoặc thất nghiệp sau khi ra trường. Bằng những kiến thức được học, các bạn trẻ có thể theo đuổi nghề nghiệp và ổn định cuộc sống một cách tự lập không cần nhờ cậy đến sự hỗ trợ tài chính từ gia đình.
Như vậy, với câu hỏi học tâm lý làm nghề gì, bài viết đã giúp các bạn định hình những cơ hội mà các bạn có thể theo đuổi khi lựa chọn ngành học này. Mong rằng trong tương lai, ngành tâm lý học sẽ ngày càng phát triển hơn giúp sinh viên có thêm những cơ hội mới để khẳng định bản thân và cống hiến khả năng của mình cho xã hội.