Dấu hiệu của chứng rối loạn phân liệt cảm xúc và hướng điều trị

Rối loạn phân liệt cảm xúc là bệnh lý không quá phổ biến. Tuy nhiên, khi mắc phải sẽ gây nhiều ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh, bài viết dưới đây Thanh Bình Psy sẽ bật mí các thông tin dấu hiệu, nguyên nhân và phương hướng điều trị của chứng bệnh này. 

Rối loạn phân liệt cảm xúc được hiểu là gì?

Rối loạn phân liệt cảm xúc hay còn được gọi là Schizoaffective Disorder (SZD). Đây là căn bệnh tâm lý bao gồm các triệu chứng gần như tâm thần phân liệt hay rối loạn cảm xúc. 

Có 2 dạng thường gặp của chứng bệnh SZD đó chính là:

  • Lưỡng cực: Người bệnh chỉ xuất hiện một số các triệu chứng hưng cảm. Có thể có tình trạng trầm cảm.
  • Trầm cảm: Bệnh nhân chỉ xuất hiện các triệu chứng trầm cảm.
Schizoaffective Disorder là tên tiếng Anh của căn bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc
Schizoaffective Disorder là tên tiếng Anh của căn bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc

Dấu hiệu của chứng bệnh SZD

Triệu chứng, dấu hiệu của SZD thường rất đa dạng. Dấu hiệu còn tùy thuộc vào loại trầm cảm hay lưỡng cực. Cụ thể như sau:

Trầm cảm

  • Luôn có suy nghĩ tiêu cực, vô vọng và cảm thấy thiếu năng lượng, không còn cảm giác hứng thú cùng cùng với các hoạt động xung quanh. 
  • Thường xuyên chán ăn, ăn không ngon, hoặc không kiểm soát dẫn tới sụt cân, hay tăng cân nhanh. 
  • Ngủ ít hơn hoặc nhiều hơn mức bình thường, ngủ không sâu giấc. 
  • Người bệnh dễ bị kích động, cáu ghét từ những điều bình thường. 
  • Có xu hướng tự làm tổn thương bản thân, suy nghĩ tới cái chết thường xuyên. 
Xem thêm:  Hội chứng sợ ngủ một mình nguyên nhân và các biểu hiện cụ thể

Loạn lưỡng cực

Với các trường hợp rối loạn phân liệt cảm xúc loạn lưỡng cực có thể xuất hiện một số các triệu chứng như sau:

  • Thường xuyên ảo tưởng hay tin vào những điều phi thực tế. 
  • Phát sinh các ảo giác nghe thấy những điều không tồn tại. 
  • Có hành vi bất thường, di chuyển chậm hay không chuyển động. 
  • Suy nghĩ lộn xộn, thiếu cảm xúc trên khuôn mặt hay lời nói. 
  • Xảy ra các vấn đề về ngôn ngữ hay giao tiếp. 
  • Mất động lực, thiếu sự tập trung ảnh hưởng tới công việc, học tập hay các hoạt động xã hội khác. 

Xem thêm:

Nguyên nhân gây ra chứng bệnh SZD

Cũng tương tự như tâm thần phân liệt, nguyên nhân gây ra chứng SZD vẫn còn là ẩn số. Theo các chuyên gia, chứng SZD là do sự phối hợp cùng với nhiều yếu tố, gồm có:

Nhân tố di truyền

Trường hợp người thân trong gia đình mắc chứng SZD thì thế hệ sau có nguy cơ cao mắc bệnh hơn so với những người không có tiền sử mắc bệnh. Do đặc thù có các triệu chứng giữa tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực nên nguy cơ mắc SZD sẽ cao hơn rất nhiều. 

Bệnh SZD có thể hình thành từ yếu tố di truyền
Bệnh SZD có thể hình thành từ yếu tố di truyền

Chất dẫn truyền thần kinh

Tình trạng mất cân bằng chất dẫn truyền thần kinh bên trong não như Dopamin, Serotonin, Norepinephrine khiến nguyên nhân gây bệnh càng khó khăn hơn. Tác động các chất này hay thụ thể của chúng chính là cơ chế hoạt động của các loại thuốc điều trị bệnh. 

Xem thêm:  Gặp lại người yêu cũ - làm gì cho ngầu chapter2

Hướng cải thiện rối loạn phân liệt cảm xúc

Việc điều trị SZD khá đa dạng. Người bệnh có phản ứng tốt quá việc điều trị kết hợp thuốc, liệu pháp tâm lý, kỹ năng sống. Vì vậy, việc cải thiện vấn đề phụ thuộc vào các yếu tố này:

Điều trị bằng thuốc

Một số các loại thuốc được các bác sĩ kê tùy theo loại trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt. Với những triệu chứng có liên quan tới tâm trạng, chống thuốc trầm cảm hay ổn định tâm trạng như lithium có thể có được hiệu quả. Thuốc chống loạn thần trong trường hợp này cũng có thể được sử dụng. 

Giải pháp điều trị tâm lý

Để điều trị bệnh SZD đạt được hiệu quả cần kết hợp thêm một số các liệu pháp tâm lý như:

  • Trị liệu cá nhân: Bình thường hóa suy nghĩ bất thường để giảm các triệu chứng có thể xảy ra. Xây dựng mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau để giúp người bệnh SZD nhận thức rõ hơn về tình trạng của họ. Đồng thời, giúp họ xoay sở các tình huống và triệu chứng. 
  • Trị liệu gia đình: Điều trị thường đạt được hiệu quả khi bệnh nhân trao đổi khó khăn với gia đình, người thân. Phương pháp sẽ tạo nên nhóm gồm các đối tượng khích lệ, ủng hộ người bệnh giảm bớt sự tách biệt xã hội, giúp họ kiểm tra sức khỏe thường xuyên.
Xem thêm:  Kinh Nguyệt Không Đều Ở Tuổi Dậy Thì Có Đáng Lo?
Đến gặp chuyên gia tâm lý nếu bạn nghi ngờ bản thân đang mắc bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc
Đến gặp chuyên gia tâm lý nếu bạn nghi ngờ bản thân đang mắc bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc

Học tập, đào tạo các kỹ năng

Đào tạo các kỹ năng cần thiết trong công việc để giảm thiểu sự cô độc, tách biệt của người bệnh trong xã hội. Đồng thời, cải thiện cũng như nâng tầm chất lượng cuộc sống. Các kỹ năng xã hội: Tập trung vào giao tiếp, tương tác xã hội, cải thiện khả năng thích nghi với hoạt động xã hội. Kỹ năng nghề nghiệp: Tập trung vào việc xây dựng sự nghiệp, giúp người bệnh có được công việc phù hợp.

Nhập viện điều trị

Đối với các triệu chứng bệnh trở nặng, vượt ngoài tầm kiểm soát của người thân thì cần cho nhập viện. Điều này vô cùng cần thiết nhằm đảm bảo sự an toàn cho người bệnh giúp họ được theo dõi và có được các phương án điều trị thích hợp. 

Thông tin thêm:

Rối loạn phân liệt cảm xúc cần có sự quan tâm, chia sẻ từ gia đình, bác sĩ. Điều trị tâm lý được coi là lựa chọn an toàn dành cho những bệnh nhân mắc phải hội chứng này. Thanh Bình Psy với đội ngũ tư vấn giàu kinh nghiệm tự hào là lựa chọn phù hợp dành cho người bệnh. Hãy liên hệ với các chuyên gia tư vấn của chúng tôi để được tư vấn trong thời gian sớm nhất nhé!