Hội chứng đuôi ngựa thường dễ nhầm lẫn với các cơn đau lưng thường gặp. Chứng bệnh này dẫn tới việc chậm trễ trong quá trình điều trị. Từ đó, khiến người bệnh phải đối mặt với tình trạng liệt chân vĩnh viễn. Hãy cùng Thanh Bình Psy trang bị kiến thức để nhận biết cũng như điều trị sớm nhé!
Tổng quan về hội chứng đuôi ngựa
Hệ thần kinh trung ương gồm có: Não, tủy sống. Tủy sống là phần nối dài của hệ thần kinh ở trung ương. Ở vị trí tận cùng của tủy sống (chóp tủy) có nhiều rễ thần kinh trong y khoa gọi là chùm đuôi ngựa. Những rễ thần kinh này trực tiếp chi phối vận động, cảm giác tại 2 chi dưới. Đồng thời, đảm bảo chức năng phần ruột cũng như bàng quang.
Hội chứng đuôi ngựa hay còn được gọi là chứng chùm đuôi ngựa (CES- Cauda Equina Syndrome). Đây là một chứng bệnh hiếm gặp trong hoạt động cấp cứu ngoại thần kinh. Chứng đuôi ngựa gây ra do sự chèn ép tại rễ dây thần kinh chùm đuôi ngựa.
Những tổn thương thần kinh này thường xuất hiện từ từ. Tuy nhiên, cũng có trường hợp xuất hiện đột ngột tùy theo nguyên nhân gây bệnh. Người bệnh cần chẩn đoán nhanh, kịp thời để tránh gây ra các tổn thương lâu dài cũng như khó hồi phục.
THÔNG TIN THÊM: Tư vấn tâm lý trực tuyến cùng các chuyên gia tâm lý hàng đầu
Dấu hiệu gây chứng bệnh đuôi ngựa
Tùy theo mức độ chèn ép tại rễ thần kinh mà bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng khác nhau. Trong một số các trường hợp tình trạng bệnh dễ nhầm lẫn với các tình trạng chèn ép tủy, bệnh thần kinh ngoại biên, hay thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể căn cứ vào một số các biểu hiện thường gặp để phân biệt, nhận biết sớm tình trạng bệnh:
- Các cơn đau dữ dội tại vùng thắt lưng.
- Yếu ở cả một hay hai bên chân.
- Rối loạn chức năng tại bàng quang gây tiểu tiện không tự chủ hay bí tiểu.
- Rối loạn các chức năng tình dục.
- Bệnh nhân gặp tình trạng mất phản xạ tại vùng chân.
Bên cạnh đó, các bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật tại cột sống hay đang bị thoát vị đĩa đệm cũng cần chú ý tới các cơn đau lưng bất thường. Qua đó, kịp thời xử lý, phòng tránh những nguy cơ biến chứng có thể xảy ra.
ĐỌC THÊM:
- Oxytocin là gì?
- Rối loạn nói lắp có ảnh hưởng gì đến cuộc sống?
Nguyên nhân mắc chứng đuôi ngựa
Nguyên nhân chính mắc chứng đuôi ngựa là tình trạng thoát vị đĩa đệm tại vùng thắt lưng. Đĩa đệm thoái hóa theo tuổi tác, các dây chằng cố định bắt đầu yếu dần. Khi bị kéo căng quá mức, hoặc gặp chấn thương tại vùng cột sống thắt lưng có thể gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm, biến chứng hội chứng đuôi ngựa.
Bên cạnh đó, một số các nguyên nhân khác gây bệnh có thể kể tới như sau:
- Hẹp ống sống tại vùng thắt lưng
- Ống sống thu hẹp về đường kính khiến cho bó dây thần kinh bị chèn ép và tổn thương. Nguyên nhân này xuất phát do: Thoái hóa cột sống thắt lưng, dị tật xương bẩm sinh tại vùng thắt lưng, viêm xương khớp,…
- Chấn thương tại vùng cột sống thắt lưng
- Tình trạng chấn thương do gặp phải chấn thương trong lao động, hay tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt,…. Các lý do này gây chấn thương tại vùng đốt sống gây thoát vị đĩa đệm nghiêm trọng,… chấn thương tại rễ thần kinh thắt lưng. Bên cạnh đó, chấn thương cột sống thắt lưng thường kèm theo chấn thương phức tạp khác như: Chấn thương tại sọ não, chấn thương vùng bụng, chấn thương ngực,…
- Khối u tại thắt lưng cùng
- Khối u phát sinh tại chỗ vùng thắt lưng cùng. Khối u này cũng có thể từ nơi khác di căn tới chiếm chỗ ống tủy chèn ép các rễ thần kinh. Thông thường, các nguyên nhân gây bệnh thường phối hợp với nhau để làm nặng hơn tổn thương rễ thần kinh đuôi ngựa.
XEM NGAY: Tham vấn tâm lý học đường tại nhà
Tác hại của chứng bệnh đuôi ngựa
Mặc dù bệnh đuôi ngựa hiếm gặp nhưng là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm cũng như ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của người bệnh. Khác với các bệnh lý thần kinh ngoại biên khác, hội chứng là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và gây ra các biến chứng nặng nề.
Hầu hết các dấu hiệu của bệnh đều khởi phát đột ngột tạo cảm giác khó chịu, ảnh hưởng lớn tới giấc ngủ. Bên cạnh đó, giảm khả năng vận động, ảnh hưởng tới hoạt động, sinh hoạt của bệnh nhân. Nếu không điều trị sớm, hội chứng bệnh này sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Tổn thương tại bàng quang, ruột.
- Rối loạn cương dương.
- Trầm cảm cũng như mất ngủ kéo dài.
Cách điều trị chứng đuôi ngựa hiệu quả
Phương pháp chữa chứng bệnh đuôi ngựa phổ biến nhất là phẫu thuật. Mục đích chính nhằm cứu vãn chức năng thần kinh. Phẫu thuật càng sớm khả năng phục hồi càng cao. Đồng thời, cải thiện các khiếm khuyết liên quan tới cảm giác, vận động cũng như chức năng vận động hiệu quả.
Sau phẫu thuật, người bệnh cần điều trị bằng thuốc. Các loại thuốc được chỉ định nhằm cải thiện hiệu quả các cơn đau, hỗ trợ kiểm soát hoạt động tại bàng quang và ruột. Đồng thời, kết hợp với việc tự động đặt ống thông ngắt quãng để phục hồi chậm nhưng ổn định chức năng tại bàng quang và ruột.
Hội chứng đuôi ngựa là căn bệnh nguy hiểm. Chứng bệnh có thể gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người bệnh, thậm chí là liệt vĩnh viễn. Hy vọng Thanh Bình Psy sẽ giúp các bạn có được thông tin quan trọng trong hoạt động điều trị chứng bệnh hiệu quả!