Hội chứng Tourette – Dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị

Hội chứng Tourette là chứng rối loạn chuyển động lặp lại và âm thanh không mong muốn xảy ra tự động. Các hành động này bản thân người bệnh không dễ dàng kiểm soát được. Mặc dù bệnh không đe dọa tới tính mạng nhưng kéo dài tới khi trưởng thành. Tình trạng này gây phiền phức rất lớn cho bệnh nhân nếu không được điều trị đúng cách. Hãy cùng Thanh Bình Psy đi sâu tìm hiểu chi tiết về chứng bệnh này trong những thông tin sau. 

Hội chứng Tourette được hiểu là gì?

Hội chứng Tourette trong y khoa còn được gọi là chứng Gilles de la Tourette. Đây là bệnh lý thần kinh khiến cho bệnh nhân bị co giật. Hội chứng này thường xuất hiện ở đối tượng là trẻ em, thanh thiếu niên và cả những người đã trưởng thành. 

Người bệnh thường xuyên lặp đi lặp lại các âm thanh mà không thể tự kiểm soát. Trong đó, nam giới thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gấp 3-4 lần nữ giới. Mặc dù không có phương án điều trị hiệu quả nhưng các giải pháp điều trị vẫn có thể áp dụng. 

Hội chứng Tourette là bệnh gì
Hội chứng Tourette là bệnh gì

THÔNG TIN THÊM: Hormone Endrophin có tác dụng gì?

Triệu chứng điển hình của chứng bệnh Tourette

Hội chứng bệnh Tourette chủ yếu đặc trưng với các chuyển động hay âm thanh đột ngột, ngắt quãng, ngắn. Dấu hiệu này diễn biến từ nhẹ tới nặng. Triệu chứng của bệnh Tourette rất đa dạng được chia thành 2 loại chính đó là:

Xem thêm:  Hiệu ứng lựa chọn Hobson là gì và ý nghĩa thực sự

Chứng bệnh Tourette đơn giản

Dấu hiệu nhận biết bệnh lặp lại ở một số các vị trí nhất định. 

  • Người bệnh thường nháy mắt, giật đầu, đảo mắt, nhún vai, giật tại khóe miệng,…
  •  Bệnh nhân thường rên rỉ, lặp lại âm thanh như: E hèm, hắng giọng, kêu ré, rung cổ,…

Chứng bệnh Tourette phức tạp

Tổng hợp đa dạng các chuyển động phối hợp có liên quan tới nhiều nhóm cơ khác nhau. 

  • Bệnh nhân thường chạm hay ngửi đồ vật, bước liên tục theo khuôn mẫu, cử chỉ thô tục, uốn hay xoắn người nhảy lên nhảy xuống,….
  • Lặp đi lặp lại các cụm từ của mình và những người khác. Sử dụng từ ngữ thô tục, không phù hợp với hoàn cảnh. 
Người mắc bệnh Tourette thường có thói quen chạm hoặc ngửi đồ vật theo 1 cách khuôn mẫu
Người mắc bệnh Tourette thường có thói quen chạm hoặc ngửi đồ vật theo 1 cách khuôn mẫu

Ngoài ra, còn 1 số dấu hiệu nhận biết người mắc phải căn bệnh này đó là:

  • Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào ngay cả khi đang ngủ. 
  • Mức độ bệnh nặng hay nhẹ tùy theo thời gian. Trong đó, thời điểm bệnh nặng nhất là ở tuổi dậy thì. 
  • Tình trạng bệnh nặng nề hơn khi trẻ đang mắc bệnh, trẻ bị ốm hay căng thẳng hoặc quá phấn khích. 
  • Trước khi chứng bệnh xuất hiện trẻ thường đối mặt với cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. 

XEM NGAY: Hội chứng Wellen là bệnh gì?

Nguyên nhân dẫn tới chứng bệnh Tourette

Cho tới nay, nguyên nhân chứng bệnh Tourette chưa được khẳng định một cách chính xác. Tuy nhiên, theo các chuyên gia hội chứng này rất phức tạp có thể xuất hiện do sự phối hợp từ các yếu tố di truyền hay môi trường. 

  • Di truyền: Chứng bệnh Tourette có thể là do rối loạn di truyền. Trong đó, các gen đặc hiệu liên quan tới hội chứng này vẫn chưa được xác định cụ thể. Mặc dù đã nhận diện được một số các đột biến gen hiếm gặp. 
  • Bất thường ở não: Chứng bệnh Tourette so sự gia tăng nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh như: Dopamin, Serotonin,…
  • Ảnh hưởng từ tâm lý cũng như môi trường sống cũng làm tăng nguy cơ xuất hiện hội chứng bệnh Tourette. Trong đó chủ yếu là các vấn đề như: Gia đình bất hòa, môi trường sống ô nhiễm, học tập căng thẳng, mệt mỏi, sang chấn tâm lý,…
Căn bệnh này có thể hình thành do thói quen từ môi trường xung quanh
Căn bệnh này có thể hình thành do thói quen từ môi trường xung quanh

Chứng bệnh Tourette có nguy hiểm không?

Các Tourette thường không ra tình trạng nguy hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, những rối loạn mắc kèm lại khiến cho bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống như:

  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế: Người bệnh phải đối mặt với những tư tưởng ám ảnh liên tục trong thời gian dài. Đồng thời, thôi thúc người bệnh buộc phải thực hiện một hành vi nào đó mới có được sự thoải mái. 
  • Tăng động giảm chú ý: Khả năng tập trung, ghi nhớ suy giảm, dễ bị phân tâm, có xu hướng thích vận động nhiều hơn, không thể ngồi yên. 
  • Tâm lý người mắc chứng Tourette thường bốc đồng, dễ tức giận vô cớ, có xu hướng chống đối. 
  • Người bệnh tự kỷ, phiền muộn, lo âu và không kiểm soát được cảm xúc. 
  • Rối loạn giấc ngủ, đau đầu, gật/lắc đầu liên tục. 
Xem thêm:  Mặc cảm là gì? Những điều cần nên biết về mặc cảm

NÊN XEM:

Phương án điều trị chứng bệnh Tourette

Hiện tại, chưa có phương án điều trị hội chứng bệnh Tourette. Mọi phương pháp điều trị chỉ nhằm hỗ trợ, kiểm soát các cơn rung giật gây cản trở cho các hoạt động thường ngày. 

Dùng thuốc hỗ trợ

Các loại thuốc được sử dụng nhằm kiểm soát các cơn đau. Đồng thời, giảm các triệu chứng của bệnh như: Thuốc giảm Dopamin, thuốc tiêm Botulinum, thuốc điều trị ADHD,…

Phương pháp trị liệu

  • Liệu pháp hành vi: Can thiệp hành vi nhận thức bao gồm đào tạo “đảo ngược hành vi” để kiểm soát Tourette. Trẻ mắc bệnh đứng trước gương lặp lại cử động hay âm thanh thường làm để nhận thức rõ về hành vi của mình. Các bác sĩ sẽ khuyến khích trẻ làm hành vi khác thay thế để làm dịu đi những thôi thúc đang diễn ra bên trong cơ thể. 
  • Tâm lý trị liệu: Phương pháp giúp giải quyết các vấn đề kèm theo như: Ám ảnh, trầm cảm hay lo lắng. 
  • Kích thích não sâu: Phương pháp cấy thiết bị y tế tại não để truyền kích thích điện tới các khu vực mục tiêu kiểm soát chuyển động. 

Hội chứng Tourette diễn ra ở bất cứ lứa tuổi nào cũng cần được quan tâm, điều trị đúng cách để tránh những tác động, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cũng như cuộc sống. Hy vọng với những chia sẻ trên từ Thanh Bình Psy sẽ giúp các bạn có được những hiểu biết cụ thể về tình trạng bệnh đặc biệt này!