Trước đây, đa phần đều không thấy được tầm quan trọng của tâm lý học trong các môn thể thao. Tuy nhiên, gần đây tâm lý học thể dục thể thao ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các môn thể thao, những cuộc so tài đỉnh cao. Vậy giờ đây, hãy cùng tìm hiểu Tâm lý học thể dục thể thao là gì?
Tâm lý học thể dục thể thao là gì?
Tâm lý học thể dục thể thao (TDTT): Là một lĩnh vực chuyên nghiên cứu tâm lý của con người trong hoạt động thể dục thể thao.
Đối tượng của tâm lý học thể dục thể thao: Là tất cả các hiện tượng tâm lý của con người (bao gồm các quá trình trạng thái tâm lý và thuộc tính tâm lý) nảy sinh trong các điều kiện,hoàn cảnh khác nhau của hoạt động thể thao.
Xem thêm >>> Dịch Vụ Tư Vấn Tâm Lý Tại Nhà
Nhiệm vụ của tâm lý học thể thao:
– Nghiên cứu những vấn đề tâm lý của việc học tập các hành vi vận động nói chung. Đặc biệt là những vấn đề tâm lý của việc tiếp thu và hoàn thiện kỹ, chiến thuật thể thao chuyên môn. Nhằm đặt cơ sở tâm lý để nâng cao hiệu quả học tập động tác thể dục thể thao và hoàn thiện kỹ, chiến thuật động tác trong các môn chuyên sâu.
– Nghiên cứu những vấn đề tâm lý nảy sinh trong tập luyện và thi đấu thể thao (ví dụ các trạng thái trong và sau thi đấu…). Nhằm đạt cơ sở tâm lý cần thiết đảm bảo cho vận động viên đạt thành tích cao tới mức giới hạn.
– Nghiên cứu các vấn đề tâm lý của tập thể thao để đạt cơ sở tâm lý cho việc tổ chức và lãnh đạo tập thể thể thao.
– Xây dựng hoặc cải biện các phương pháp nghiên cứu tâm lý để nghiên cứu khách quan tâm lý của vận động viên thể thao.
– Nghiên cứu mô hình tâm lý của vận đọng viên ở các môn chuyên sâu và đẳng cấp khác nhau để đạt cơ sở tâm lý cho việc huấn luyện và tuyển trọn vận động viên.
– Nghiên cứu những vấn đề tâm lý của thể thao nghỉ ngơi, thể thao trong thời gian rỗi và hồi phục sức khoẻ. Để đạt cơ sở tâm lý cho việc phát triển thái độ và thói quen tập luyện thể thao thường xuyên ở mọi người, nhằm mục đích tăng cường và nâng cao sức khoẻ.
Tâm lý học TDTT là một lĩnh vực chuyên nghành của khoa học tâm lý. Lý thuyết hoạt động trong tâm lý học hiện đại cũng cho rằng: hoạt động thể lực và hoạt động tâm lý luôn thống nhất. Chúng là yếu tố nội hàm trong cấu trúc hoạt động của con người. Hoạt động TDTT tuy có tính chất đặc trưng là hoạt động thể lực nhưng không thể tách rời được hoạt động tâm lý. Hoặc coi nhẹ vai trò của nó trong tổ chức hoạt động, cũng như trong giảng dạy giáo dục, huấn luyện.
Hoạt động TDTT của con người bắt nguồn từ nhu cầu tất yếu khách quan: tích cực vận động sống của cơ thể người, tích cực tồn tại và sáng tạo của nhân cách con người trong xã hội. Đó là loại hình hoạt động đòi hỏi động cơ bền vững, mục đích rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể, cũng như các con đường tiếp cận sức khỏe thể chất một cách khoa học.
Trong lĩnh vực hoạt động này, người hoạt động vừa là chủ thể vừa là khách thể hoạt động. Tập luyện là để tác động lên cơ thể mình, kết quả hoat động là để cho mình khỏe mạnh và thành tài về hoạt động thể thao. Vì vậy đòi hỏi ở người tâp giác ngộ vai trò chủ thể sâu sắc. Đó là một yêu cầu tâm lý không thể thiếu được đối với người hoạt động TDTT.
Lịch sử phát triển tâm lý học thể dục thể thao
Khoa học tâm lý chuyên ngành TDTT non trẻ nhưng đã trải qua hai giai đoạn phát triển: – Giai đoạn một (từ 1923 đến giữa những năm 80): nghiên cứu thiết lập các nguyên lý lý thuyết để xác lập những khái niệm cơ bản, phản ánh những cơ sở tâm lý của loại hình hoạt động TDTT, cũng như những ảnh hưởng của quá trình, trạng thái tâm lý đến kết quả hoạt động vận động thể lực.
Kiến thức lý luận về tâm lý học TDTT của giai đoạn này góp phần mở rộng và làm phong phú hệ thống kiến thức tâm lý đại cương về lĩnh vực hoạt động của con người. Đồng thời là những kiến thức về cơ sở Tâm lý học của việc hình thành kỹ năng kỹ xảo vận động trong hệ thống lý luận phương pháp TDTT nói chung.
– Giai đoạn hai (từ những năm 1980 đến nay): tuy đối tượng nghiên cứu không thay đổi nhưng định hướng nghiên cứu phát triển môn khoa học này. Chuyển sang giai đoạn nghiên cứu thực nghiệm ứng dụng nhằm tìm kiếm các quy luật, nguyên tắc, phương pháp, thủ pháp chẩn đoán dự báo diễn biến tâm lý, tác động tâm lý, giúp người tập luyện TDTT cũng như giáo viên – huấn luyện viên, có kiến thức và hiểu biết vận dụng khoa học tâm lý chuyên ngành để định hướng, điều khiển và điều chỉnh hoạt động giảng dạy, học tập, tập luyện, thi đấu tốt hơn.
Ở giai đoạn này hệ thống kiến thức tâm lý học TDTT đã được phân nhánh để sát hơn đối tượng nghiên cứu và tính chất hoạt động bao gồm tâm lý học GDTC và tâm lý học thể thao.
Yêu cầu tâm lý đối với vận động viên các môn thể thao?
Các môn bóng
+ Đối với vận động viên bóng đá, bóng chuyền nổi bật là tính tập thể thi đấu. Vì vậy phải đặt chương trình hành động, kiểm tra và điều chỉnh hành động bản thân.
+ Thực hiện các hành động phối hợp nhóm.
+ Gây cản trở tới hành động của đối phương.
Những thành phần tâm lý này kết hợp với những thành phần tâm lý xã hội như : ý thức, trách nhiệm, tinh thần tập thể, sự đoàn kết và sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau là yếu tố tâm lý cần thiết đối với vận động viên các môn bóng đồng đội.
Còn đối với các vận động viên các môn bóng thi đấu đưon như: Bóng bàn, cầu lông, quần vợt thì hoạt tính tâm lý của vận động viên mang tính chất 2 chiệubao gồm:
– Đặt kế hoạch hành động của mình.
– Dự đoán hành động của đối phương, phản ứng trả lời nhanh, hợp lý những hành động của đối phưong.
Vì tình huống thi đấu trong các môn bóng biến động lớn nên vận động viên phải có khả năng duy trì và điều khiển động tác trong điều kiện mệt mỏi và cảm xúc tăng cao.
+ Phải có khối lượng và sự di chuyển chú ý tốt.
+ Phải có khả năng quan sát tốt để có thể phản ánh nhanh và chính xác tình huống thi đấu phức tạp và luôn biến đổi.
+ Phảo có sự thông minh và tư duy chiến thuật tốt để xử lý và đưa ra quyết định kịp thời phù hợp với tình huống thi đấu.
+ Cần phải có sự phát triển cao, kịp phản ứng đối với mục tiêu di động, giúp vận dộng viên có động tác nhanh, kịp thời với các tình huống eo hẹp về thời gian.
+ Phải duy trì được độ ổn định cảm xúc để làm chủ bản thân và làm chủ tình huống, vì trong thi đấu có thể xuất hiện nhiệutình huống bất lợi làm cho vận động viên mất bình tĩnh (phản ứng của khán giả, sự luân chuyển nhanh từ thành công sang thất bại, các điều kiện sân bãi,dụng cụ,thời tiết…).
+ Ổn định thi đấu.
Các môn đối kháng, các môn trực tiếp
Đối với các môn đối kháng cá nhân (đấu vật, Quyền Anh) hoạt động tính tâm lý 2 chiều được thể hiện rõ nét:
– Vận động viên đặt chương trình và kiểm tra, điều khiển hành động của bản thân.
– Chống đỡ và làm giảm hiệu quả hoạt động của đối phương.
Xem thêm >>> Dịch Vụ Tham Vấn Tâm Lý Online
Trong các môn đối kháng cá nhân các quá trình cảm xúc, ý chí và nhận thức nảy sinh trong tình huống thi đấu luôn thay đổi.Vì vậy phải bao quát nhanh tình huống thi đấu, phải thông qua thực hiện các quyết định trong thi đấy có một ý nghĩa quan trọng hàng đầu.Yêu cầu tâm lý của vận động viên môn này là:
– Có khả năng quan sát tốt.
– Có tốc độ và độ chính xác cao của tư duy.
– Có phản ứng lựa chọn phát triển.
– Có ý thức sáng tạo, lòng dũng cảm, kiên cường.
Các môn thể thao cá nhân
Thể dục dụng cụ, bắn súng, ném,đẩy, nhảy….
Yêu cầu tâm lý đối với vận động viên các môn này là:
– Sự tập trung chú ý tối đa.
– Biết tự kiểm tra những kỹ thuật cơ bản, thực hiện với nắm được các thủ pháp chống lại sự tác động xấu ở bên ngoài.
– Có cảm giác chính xác về sự phân phối nỗ lực cơ bắp (đặc biệt là động tác bóp cò).
– Có sự nỗ lực ý chí cao để điều khiển sự tập trung chú ý cao trong thời gian dài, để chống lại mệt mỏi thần kinh do hoạt động đơn điệu kéo dài, để khắc phục cảm giác bực bội,kích động sau những phát bắn không đạt yêu cầu.
– Độ ổn định cảm xúc cao. Hồi hộp mạnh là yếu tố tâm lý làm giảm sút thành tích thi đấu của các xạ thủ.
– Cảm giác thời gian phát triển cao giúp vận động viên tin tưởng và duy trì nhịp bắn giữa các phát bắn đều đặn.
+ Yêu cầu tâm lý với vận động viên thể dục dụng cụ:
* Điều khiển để tránh xảy ra những đáng tiếc trong các động tác nguy hiểm và phức tạp những yếu tố này thường gây nên sự căng thẳng cảm xúc lớn. Vì vậy, vận động viên phải phát triển các phẩm chất ý chí như: tính độc lập, tự chủ, dũng cảm…
* Điều khiển để thực hiện tốt động tác có tính phức tạp và độ khó cao. Vì vậy vận động viên phải có sự tập trung cao để hoàn thành một động tác hợp lý, phức tạp…
* Cảm giác nhịp điệu, dùng lực hợp lý và khả năng phối hợp vận động giúp cho vận động viên thực hiện động tác có giá trị thẩm mỹ cao.
Các nguyên nhân ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý thi đấu của vận động viên?
Mỗi cuộc thi đấu thể thao thường gây cho vận động viên những trạng thái tâm lý rất khác nhau. Việc xuất hiện các trạng thái tâm lý khác nhau đó là do nhiều nguyên nhân. Vì vậy chúng ta cần phải nắm được và loại bỏ những nguyên nhân nào gây ảnh hưỏng xấu đến tâm lý của vận động viên. Những nguyên nhân đấy đã gây ảnh hưởng đến tâm lý thi đấu của vận động viên.
- Do quy mô của cuộc thi đấu: Thường thì cuộc thi đấu có quy mô lớn sẽ gây cho vận động viên căng thẳng tâm lý cao hơn những cuộc thi đấu có quy mô nhỏ.
- Do ý nghĩa và tầm quan trọng của nhiệm vụ đặt ra cho vận động viên trong thi đấu.
- Do trình độ chuẩn bị và kinh nghiệm tham gia thi đấu của vận động viên.
- Sự chênh lệch về trình độ của các đối thủ tham dự.
- Điều kiện tổ chức và tiến hành thi đấu.
- Đặc điểm khí chất của vận động viên.
- Do đặc điểm các môn thể thao.
- Do việc sử dụng kịp thời những phương pháp điều hoà và tự điều hoà tâm lý.
- Do bầu không khí tâm lý trong tập thể vận động viên.
- Thái độ và hành vi của những người xung quanh vận động viên ở những ngày trước thi đấu và trong ngày thi đấu (ví dụ: khán giả, người thân,bác sỹ thể thao, phóng viên, đặc biệt là huấn luyện viên)