Lý do và cách khắc phục bé bị khủng hoảng ngủ 18 tháng

Khủng hoảng giấc ngủ là điều thường gặp ở trẻ sơ sinh đặc biệt trong các giai đoạn tháng thứ 4, tháng 10 hay tháng thứ 18. Những đợt khủng hoảng này có thể trùng với tuần wonder week của bé và khiến cho bố mẹ căng thẳng trong thời gian chăm bé. Vậy lý do và cách khắc phục bé bị khủng hoảng ngủ 18 tháng như thế nào? Thanh Bình Psy sẽ chai sẻ cho bạn những thông tin hữu ích ngay dưới đây.

Lý do bé bị khủng hoảng ngủ 18 tháng

Trong thời gian phát triển từ 1 – 24 tháng, bé sẽ phải trải qua ít nhất 5 giai đoạn khủng hoảng. Nếu thời gian khủng hoảng ngủ tháng 8/ 9/ 10 là hệ quả của sự phát triển thể chất khi bé đang tập bò, tập đứng. Khi bé có khả năng di chuyển nhiều hơn cũng là lúc bé bắt đầu gặp phải sự gián đoạn giấc ngủ.

Tuy nhiên, khủng hoảng ngủ 18 tháng ở bé là do những nguyên nhân hoàn toàn khác. Trong giai đoạn này, bé đã có thể tự nhận thức và cảm xúc được mọi thứ xung quanh. Hơn nữa, bé đã bắt đầu biết nói “không” đối với bố mẹ. Cảm giác chống đối và nhận phản ứng từ người lớn khiến cho bé thích thú.

Xem thêm:  Tinh thần nhân đạo là gì? Tiêu chuẩn đánh giá trong tâm lý học

Có rất nhiều lý do khiến bé bị khủng hoảng ngủ 18 tháng

Có rất nhiều lý do khiến bé bị khủng hoảng ngủ 18 tháng

>>> Xem ngay: Bố mẹ cần làm gì để giúp bé vượt qua khủng hoảng 4 tháng tuổi.

Lúc này, bé cũng đã tự lập hơn, tự ăn uống, tự thay quần áo hay tự đi ngủ. Điều này có thể giúp bố mẹ giảm đi gánh nặng tuy nhiên lại khiến cho  giờ ngủ của bé bị thay đổi thất thường. Ngoài ra, khủng hoảng ngủ 18 tháng ở bé có thể do các nguyên nhân như:

  • Mọc răng.
  • Sợ phải xa cách bố mẹ.
  • Nhiều giai đoạn thực hiện bỏ bỉm ở giai đoạn này.

Cách khắc phục khủng hoảng ngủ 18 tháng

Để khắc phục khủng hoảng ngủ 18 tháng cho bé, Thanh Bình Psy chia sẻ cho bạn những cách thực hiện đơn giản như sau:

Rèn luyện thói quen ngủ cho bé

Trẻ em cũng giống như nười lớn nên cũng cần có thói quen sinh hoạt và giờ sinh học tốt cho sự phát triển của bé. Thời gain đi ngủ giúp cho sự phát triển toàn diện của bé đó là vào lúc 9h tối. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thói quen đi ngủ sẽ giúp bé không bị tỉnh giấc vào buổi đêm.

Mẹ cần lên thời gian biểu cho bé và cùng bé thực hiện đều đặn mỗi ngày. Những thói quen này không hề phức tạp như các mẹ vẫn thường nghỉ. Vòng tròn sinh hoạt sẽ khiến cho em bé biết được thời gian nào cần phải đi ngủ, thời gian nào có thể vui chơi.

Xem thêm:  Tư vấn tâm lý tuổi dậy thì cùng chuyên gia

Bố mẹ nên rèn luyện thói quen ngủ tốt cho bé

Bố mẹ nên rèn luyện thói quen ngủ tốt cho bé

>>> Xem ngay: Dấu hiệu khủng hoảng tuổi 20 thường gặp ở các bạn trẻ.

Yếu tố ánh sáng và âm thanh

Yếu tố ánh sáng và âm thanh sẽ là tác nhân gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Có vẻ nhiều bố mẹ không để ý đến vấn đề này. Trẻ con thường rất thính và thính hơn người lớn rất nhiều nên chỉ cần âm thanh nhỏ cũng đủ khiến bé bị tỉnh giấc.

Bố mẹ cần chuẩn bị cho bé một căn phòng thật tối bằng cách sử dụng rèm cửa và hạn chế tất cả tiếng ồn xảy ra. Điều này sẽ giúp tối ưu giấc ngủ của bé tốt hơn rất nhiều. Em bé không hề sợ bóng tối vì nó gần giống như môi trường nằm trong bụng mẹ. Sau khoảng 3 tuần, khi bé đã làm quen với việc đi ngủ sớm, ngủ sâu giấc thì việc khủng hoảng giấc ngủ hoàn toàn không xảy ra.

Yếu tố ánh sáng và âm thanh rất quan trọng trong quá trình ngủ của bé

Yếu tố ánh sáng và âm thanh rất quan trọng trong quá trình ngủ của bé

>>> Xem ngay: Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tuyến tại Thanh Bình Psy.

Qua đây, Thanh Bình Psy đã chia sẻ cho bố mẹ biết khủng hoảng ngủ 18 tháng thường gặp ở trẻ. Bố mẹ cần thiết lập cho bé những thói quen ngủ tốt, ngủ sâu giấc. Tuyệt đối không để âm thanh hay ánh sáng bên ngoài làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.