Nếu như bạn đang có con ở độ tuổi lên 2 thì chắc hẳn đã không ít lần phải stress với trẻ phải không. Ở độ tuổi này trẻ chỉ thích làm theo ý của mình dù bạn có sử dụng biện pháp mạnh đến đâu thì dường như đều không có hiệu quả. Đây có thể xem là khủng hoảng tuổi lên 2 đã khiến cho nhiều phụ huynh “ vò đầu bứt tai” để làm cách khắc phục. Để có thêm thông tin chi tiết về vấn đề này bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau của https://thanhbinhpsy.com/ nhé!
Tình trạng trẻ khủng hoảng tuổi lên 2 là gì?
Để có thể nắm bắt được phương hướng giải quyết thì trước tiên chúng ta hãy cùng xem khủng hoảng tuổi lên 2 được hiểu như thế nào?
Trước hết thời kỳ khủng hoảng lên 2 rất đặc trưng bởi hành vi và thách thức. Trong đó có bao gồm nói “ không”, đánh, đá, hoặc bỏ qua những quy tắc mà bố mẹ đã đặt ra với con từ trước. Khủng hoảng tuổi lên 2 có thể bắt đầu ngay sau khi sinh nhật đầu tiên hoặc có bé khi đến 3 tuổi thì mới có các biểu hiện này.
Bên cạnh đó, 2 tuổi chính là khoảng thời gian mà trẻ đang trong độ tuổi tập đi đạt được các mốc phát triển quan trọng. Trong đó có bao gồm cả giao tiếp trong các câu có 2 hoặc 3 từ. Trong đó có các từ ngữ mà bé vẫn chưa được tiếp thu từ trước đó.
Xét về cơ bản thì khủng hoảng tuổi lên 2 sẽ cho phép bé thử nghiệm, khẳng định được sự độc lập. Đặc biệt là học cách truyền đạt nhu cầu và mong muốn. Đặc biệt là giúp bé nhận ra rằng những ham muốn đó đôi khi có thể khác với những người khác.
Đọc thêm: Dấu Hiệu Khủng Hoảng Tâm Lý Khi Con Đi Nhà Trẻ?
Bé khủng hoảng tuổi lên 2 có những dấu hiệu gì?
Dấu hiệu của bé khủng hoảng tuổi lên 2 là gì? Thông thường những đứa trẻ 2 tuổi thường rất kén chọn và thách thức về tính nhẫn nại của người lớn. Đó là khả năng trì hoãn trong mọi tình huống. Mặc dù sẽ không có những danh sách rõ ràng về các dấu hiệu cho thấy bé đang trong giai đoạn khủng hoảng. Ở mỗi cá nhân đều có cách thể hiện khác nhau nhưng chúng vẫn xuất hiện một số những điểm chung sau:
Luôn tỏ ra khó chịu khi người lớn không hiểu ý
Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất khi bé khủng hoảng tuổi lên 2 đó là những cơn gào khóc, bực tức khi người lớn không hiểu ý bé. Chẳng hạn như bé muốn uống nước vào chiếc ly màu xanh, nhưng bạn lại cho bé uống nước vào chiếc ly màu đỏ. Khi bạn làm sai ý bé khiến trẻ bật khóc tức tưởi vì đã không hiểu được ý bé. Đây chính là dấu hiệu điển hình của trẻ khi khủng hoảng tuổi lên 2.
Đọc thêm: Hiệu Ứng Cánh Bướm Là Gì Và Ý Nghĩa Trong Tâm Lý Học
Cắn, đá hoặc đánh những người xung quanh
Ở giai đoạn khi trẻ đang tuổi lên 2, trẻ sẽ không có nhiều từ ngữ để có thể diễn tả và vẫn đang trong quá trình phát triển. Do đó khả năng kiểm soát sự xúc động nên rất dễ bùng phát bằng những hành động như: đá, cắn hay đánh người khác. Đây là thái độ khủng hoảng của bé khi lên 2 khá phổ biến các bậc phụ huynh cần phải can thiệp để ngăn chặn những thói quen của bé không tốt về sau.
Trẻ sẽ thường tức giận một cách vô cớ
Điều đáng sợ hơn cả trong những dấu hiệu khủng hoảng tuổi lên 2 đó là những cơn giận dữ tại nơi công cộng. Nếu như bạn đang mong đợi bé xử sự đúng đắn tại nơi công cộng vì nghĩ rằng con có thể kiềm chế trước nhiều người. Tuy nhiên điều đó chỉ khiến cho bạn thêm thất vọng mà thôi.
Bảo vệ lãnh thổ
Ở giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2 này, trẻ đang tìm hiểu về những khái niệm về sở hữu. Chính vì thế bé sẽ trở nên vô cùng nhạy cảm với “ lãnh thổ” của chính mình. bé luôn sẵn sàng đánh nhau với mọi người nếu như cảm thấy “ lãnh thổ” của mình bị xâm phạm. Ngay cả khi đó chỉ là một chiếc ghế của bé hay ngồi hoặc chỗ nằm ở trên giường.
Bé khủng hoảng tuổi lên 2 thì phải làm thế nào?
Xử trí với bé trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2 là điều không hoàn toàn dễ dàng. Chính vì thế bạn có thể tham khảo một số cách khắc phục để cùng con vượt qua giai đoạn này nhé!
- Thay vì bạn cố gắng thuyết phục bé khi đang khó thì bạn hãy chuyển sự chú ý của trẻ sang một vấn đề khác.
- Hãy chuyển “ không” thành “ có” những lúc trẻ đang giận dữ hoặc muốn ném đồ. Thay vì nói “ con không được làm như vậy nhé” thì bạn hãy gợi ý bé việc ra ngoài chơi ném bóng chẳng hạn.
- Bé đang trong giai đoạn tập đi thì bạn có thể ngủ trưa từ 1 – 3 giờ mỗi ngày. Nhưng đừng để con chợp mắt khi gần đến giờ ngủ của buổi tối. Nếu không thì cả bạn và bé sẽ bị mệt mỏi theo.
- Hình phạt chính là điều cần thiết dành cho bé. Từ đó con không hình thành nên thói quen xấu. Những khi con có những xử sự không phù hợp với hoàn cảnh thì bạn hãy bế bé ra một góc yên tĩnh để con có thể bình tĩnh trở lại.
Kết Luận
Mặc dù khủng hoảng tuổi lên 2 của bé đã khiến bạn đôi lúc mệt mỏi. Những hãy nhớ rằng hành động của bé không phải là thách thức. Mà con chỉ đang phát triển về sự độc lập và học cách thể hiện được sự thất vọng. Mong rằng với những chia sẽ này của Thanh Bình PSY đã giúp cho các cha mẹ có thể cùng con vượt qua giai đoạn khủng hoảng này một cách nhẹ nhàng.