Khủng hoảng tuổi lên 4 – Vấn đề nhiều cha mẹ quan tâm

Trẻ ở tuổi lên 4 luôn tận dụng mọi cơ hội để có thể vui chơi, học tập và phát triển. Là bậc làm cha làm mẹ cần phải chuẩn bị sẵn sàng để trẻ có thể học hỏi được các kỹ năng, kiến thức tốt để tạo nên đà phát triển cho con trong tương lai. Tuy nhiên khủng hoảng tuổi lên 4 cũng là vấn đề được khá nhiều cha mẹ quan tâm và lo lắng hiện nay. Để có thể giải quyết được vấn đề này một cách nhẹ nhàng bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết sau của  https://thanhbinhpsy.com nhé!

Tìm hiểu về khủng hoảng tuổi lên 4 là gì?

Cụm từ “ khủng hoảng” khi cha mẹ nào nghe đến cũng đều cảm thấy lo lắng, sợ hãi và nghiêm trọng phải không nào. Nhưng thực chất đây chính là bước ngoặt ở trong quá trình phát triển tinh thần ở trẻ. Hầu hết trẻ em nào cũng phải vượt qua độ tuổi khủng hoảng. Đặc biệt là khủng hoảng tuổi lên 4 được xem là dấu mốc phát triển quan trọng trong sự thay đổi về cách nhìn nhận của trẻ đối với môi trường xung quanh. 

khủng hoảng tuổi lên 4
Hình 1: Khủng hoảng tuổi lên 4 được hiểu như thế nào?

Ở giai đoạn 4 tuổi, khả năng và suy nghĩ của trẻ đang phát triển mạnh mẽ. Trẻ muốn nói cho cha mẹ hiểu nhưng do khả năng diễn đạt chưa tốt nên đôi khi có xảy ra những mâu thuẫn. Điều này sẽ khiến cho trẻ nhận ra bản thân mình là một khá thể riêng biệt khác với người khác. 

Xem thêm:  Frederic Bartlett - Người Đi Đầu Trong Lĩnh Vực Tâm Lý Học Nhận Thức

Lúc này trẻ bắt đầu tự chủ và đòi tự làm không cần đến sự giúp đỡ của người khác. Cũng vì điều này mà cha mẹ sẽ không thích bởi lẽ cha mẹ chưa sẵn sàng chuẩn bị tinh thần khi con đã bắt đầu tự chủ. Từ đó đã dẫn đến những mâu thuẫn giữa cha mẹ với con xảy ra. 

Đồng thời, khả năng cảm xúc của bé cũng bắt đầu phát triển. Ngoài những cảm xúc vui buồn thì trẻ đã tự biết xấu hổ cũng như cảm xúc tự hào. Tuy nhiên khi bé lên 4 cũng có những phản ứng kỳ lạ đôi khi không còn đáng yêu như trước. 

Nguyên nhân khi trẻ rơi vào tình trạng khủng hoảng tuổi lên 4

Khủng hoảng tuổi lên 4 chính là một phần tự nhiên ở trong quá trình phát triển nên tâm lý của con. Khi con lên đã bắt đầu cảm nhận được sự lớn dần trong cơ thể, trẻ muốn tự làm được mọi việc như người lớn. Nhưng với khả năng hiện tại của trẻ thì con chưa thể tự làm hết được hoặc bị cha mẹ ngắn cấm. Từ đó đã tạo nên những phản ứng mạnh mẽ và hành vi tiêu cực. 

khủng hoảng tuổi lên 4
Hình 2: Nguyên nhân khi trẻ rơi vào tình trạng khủng hoảng tuổi lên 4

Bên cạnh đó, do ngôn ngữ của trẻ chưa thực sự phát triển đã làm cho trẻ chưa biết cách diễn đạt một cách trọn vẹn những điều mình muốn. Đặc biệt là việc thực hiện những điều cấm, hình phạt thường xuyên và không đầy đủ. Cũng như sự bảo vệ quá mức ở trong giáo dục và không có sự liên minh giữa các thành viên trong gia đình. Tất cả những điều này đã khiến cho khủng hoảng tuổi lên 4 của con trở nên dữ dội hơn. 

Xem thêm:  Khủng Hoảng Tuổi Dậy Thì - Trầm Lặng Và Ngỗ Nghịch

Đọc thêm: Khủng Hoảng Tuổi Lên 3 – Cha Mẹ Cần Phải Làm Gì Để Vượt Qua

Khủng hoảng tuổi lên 4 cha mẹ cần phải xử trí như thế nào?

Con rơi vào tình trạng khủng hoảng tuổi lên 4 đã khiến cho cha mẹ phải điên đầu và stress. Để có thể giải quyết được vấn đề này bậc phụ huynh có thể tham khảo một số phương pháp sau đây:

khủng hoảng tuổi lên 4
Hình 3: Khủng hoảng tuổi lên 4 cha mẹ cần phải xử trí như thế nào?

Xây dựng nội quy gia đình chặt chẽ

Một trong cách để giải quyết khủng hoảng tuổi lên 4 cùng con đó là bố mẹ hãy xây dựng nội quy gia đình. Các nguyên tắc phải thực hiện đúng cần có sự nhất quán ở trong cách dạy trẻ giữa bố và mẹ. Hạn chế tình trạng một người dạy dỗ, phạt trẻ còn người kia thì bênh vực. Hãy cùng nói chuyện với bé về những việc nào được và không được làm trong gia đình. 

Đọc thêm: Làm Thế Nào Vượt Qua Khủng Hoảng Tuổi Lên 2 Thật Nhẹ Nhàng

Hãy cho trẻ quyền được lựa chọn 

Thay vì bố mẹ bắt bé làm theo ý mình thì bố mẹ hãy đặt ra cho bé quyền lựa chọn. Chẳng hạn “ hôm nay con muốn mặc quần hay váy đi học”. Khi bạn trao quyền cho bé sẽ khiến cho bé cảm thấy hài lòng và không bị cô đơn, lạc lõng. 

khủng hoảng tuổi lên 4
Hình 4: Cha mẹ hãy cho bé quyền được lựa chọn

Xử trí khi con khóc, ăn vạ

Thay vì chúng ta dỗ dành bé thì hãy đánh lạc hướng trẻ là bằng cách tạo nên các hoạt động khác để thu hút được sự chú ý. Đôi khi bạn hãy “ phớt lờ” đi tiếng khóc đó và đừng để ý đến bé khi con đang ăn vạ. Mỗi lần con khóc ăn vạ được gọi là cơn tantrum hãy để cho bé thật bình tĩnh. Sau đó hãy nói chuyện với bé để cho bé hiểu. Khi con bắt đồ khóc to hơn thì hạn chế động chạm vào người bé nhé!

Xem thêm:  Fan Club là gì? Những điều một người hâm mộ có thể làm

Khi trẻ đòi mua những thứ mình thích

Khủng hoảng tuổi lên 4 là bé luôn yêu cầu người lớn phải đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của mình. Điển hình là bé đòi cha mẹ mua những thứ mà bé yêu thích. Khi gặp phải tình huống này thì cha mẹ hãy xác định lại giới hạn của việc mua sắm và cân nhắc với bé về tính cần thiết. Bằng cách là nói cho bé hiểu hoặc đánh lạc hướng con sang một hướng khác.

Như vậy thông qua những nội dung trên bạn cũng nắm bắt được nguyên nhân cũng như cách xử trí khi bé khủng hoảng tuổi lên 4. Đây là tình trạng diễn biến tâm lý hoàn toàn bình thường của con chính vì thế cha mẹ hãy là người luôn đồng hành cùng con trên chặng đường cùng con lớn khôn nhé!