Chứng bệnh Parkison và hướng điều trị hiệu quả

Bệnh Parkison là một trong các căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi có liên quan tới thần kinh. Bệnh có tác động nguy hiểm tới khả năng vận động. Vậy Parkison được hiểu là căn bệnh gì? Nguyên nhân và phương hướng điều trị thế nào? Hãy cùng Thanh Bình Psy khám phá cụ thể hơn trong bài viết ngay sau đây. 

Bệnh Parkison là gì?

Bệnh Parkison được biết tới là tình trạng rối loạn thoái hóa hệ thần kinh trung ương. Vấn đề này gây tác động tới tình trạng cử động, thăng bằng, kiểm soát cơ của người bệnh. 

Parkison xảy ra khi nhóm các tế bào bên trong não bị thoái hóa. Khi đó, người bệnh sẽ không thể kiểm soát được các vận động của cơ bắp. Từ đó, khiến cho con người di chuyển lại khó khăn hơn, cử động chậm chạp, chân tay run cứng. Khi bệnh trở nặng có thể gây ảnh hưởng tới tế bào thần kinh. Từ đó, gây ra tình trạng thiếu hụt các chất dopamine. 

Cho tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có phương pháp để chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Mọi giải pháp chỉ giúp cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, trì hoãn tiến trình tiến triển của tình trạng bệnh. 

Bệnh Parkison là tình trạng rối loạn hệ thần kinh trung ương
Bệnh Parkison là tình trạng rối loạn hệ thần kinh trung ương

Nguyên nhân gây căn bệnh Parkison

Hiện tại, theo các nghiên cứu y khoa vẫn chưa có một nguyên nhân cụ thể khiến tình trạng chứng Parkison trở nên nặng nề hơn. Tuy nhiên, với các đối tượng mắc bệnh đều có điểm chung đó là hàm lượng Dopamine bên trong cơ thể bị giảm đi đáng kể. Khi các tế bào não không còn khả năng sản sinh Dopamine sẽ khiến người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình vận động. 

Xem thêm:  Hội chứng Rett - Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Một số các nguyên nhân có thể kể tới như:

  • Độ tuổi: Người lớn tuổi có lượng Dopamine suy giảm. 
  • Môi trường sống: Người thường xuyên tiếp xúc với thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ có nguy cơ cao mắc bệnh hơn so với người bình thường. 
  • Yếu tố di truyền: Gia đình có người mắc bệnh ngẫu nhiên thế hệ sau có nguy cơ mắc bệnh cao. 
Nguyên nhân nào gây ra bệnh Parkison?
Nguyên nhân nào gây ra bệnh Parkison?

Thông tin thêm:

Triệu chứng gây Parkison

Trong giai đoạn đầu, Parkison thường chỉ biểu hiện các dấu hiệu một bên của cơ thể. Thời điểm này, bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, động tác chậm hơn so với mức bình thường. Khi bệnh tiến triển nặng thì triệu chứng biểu hiện ngày càng rõ ràng. Người bệnh có thể chú ý tới một số các căn bệnh như sau:

Run trong quá trình nghỉ

Cơ thể (tay, chân, lưỡi, môi,…) run ngay cả khi nghỉ. Mức độ run tăng lên nếu như người bệnh cảm thấy xúc động hay tập trung quá mức. Triệu chứng chỉ tạm thời mất đi trong trường hợp người bệnh vận động hoặc khi đang ngủ. Tuy nhiên, sẽ tái diễn ngay sau thời điểm đó. 

Các cơ co cứng

Phần cơ và xương bị co cứng nên bệnh nhân cũng phải đối mặt với các cảm giác tê cứng tại các vị trí như: Cổ, vai lưng hay gáy. Cùng với đó giọng nói của người bệnh dễ bị thay đổi, nước dãi chảy không kiểm soát được. Đặc biệt, cơ vùng mặt bị co cứng khiến cho khuôn mặt mất dần đi tính tự nhiên. 

Xem thêm:  Nhu cầu cá nhân là gì? Phân loại nhu cầu cá nhân
Não người bệnh Parkison
Não người bệnh Parkison

 

Vận động bị suy giảm

Cơ và xương bị co cứng nên người bệnh phải đối mặt với nhiều khó khăn trong hoạt động vận động. Bên cạnh đó, dáng đi bất thường hơn và khoảng cách giữa các bước đi ngắn dần. Hơn nữa, tốc độ thực hiện các di chuyển cũng giảm xuống. Hoạt động đứng lên ngồi xuống diễn ra vô cùng khó khăn. Do đó, Parkison gây tác động nhiều tới cuộc sống sinh hoạt. 

Tư thế gấp

Tư thế gấp là trường hợp các nhóm cơ gấp tăng trương lực. Hiện tượng đặc biệt khiến cho dáng người gấp về phía trước. Do vậy, bệnh nhân thường gặp trường hợp bị ngã khi có người đẩy nhẹ từ phía sau. Bên cạnh các triệu chứng trên, bệnh còn có dấu hiệu thường gặp như: Rối loạn giấc ngủ, suy giảm trí nhớ, đổ mồ hôi nhiều, táo bón,… 

Tin hữu ích: Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tuyến tại Thanh Bình PSY

Hướng điều trị căn bệnh Parkison

Mặc dù chứng Parkison không gây nhiều nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại tác động rất lớn tới cuộc sống sinh hoạt. Bệnh nhân có thể trở thành người tàn phế như bệnh tiến triển nặng. Do vậy, bệnh nhân nên chủ động phát hiện và điều trị bệnh sớm. Một số phương án cải thiện có thể được áp dụng như:

Điều trị bằng thuốc

Để điều trị chứng Parkison, bệnh nhân có thể sử dụng một số các loại thuốc do bác sĩ chỉ định cụ thể là:

  • Thuốc đồng vận Dopamine: Thuốc có tác dụng kích thích trực tiếp tới các thụ thể Dopamin như: Sifrol, Trivastal, Bromocriptine,….
  • Thuốc thay thế Dopamine: Thuốc bổ sung Dopamine kịp thời như Madopar, Syndopa, Sinemer,…. Trong quá trình sử dụng thuốc không nên kết hợp cùng với vitamin B6. 
Xem thêm:  Chuyện vợ chồng và cái gọi là lòng tự trọng

Giai đoạn đầu người bệnh chỉ nên sử dụng với liều thấp. Sau đó, mới tăng dần cũng như duy trì được liều lượng. Nếu muốn đổi sang dùng loại thuốc khác bệnh nhân nên thay đổi dần dần, không ngừng thuốc đột ngột. 

Phẫu thuật điều trị

Quá trình điều trị bằng thuốc nếu không mang lại hiệu quả bệnh nhân có thể khắc phục bằng các phương pháp phẫu thuật như: Định vị, kích thích điện vùng liềm đen – thể vận và ghép mô thần kinh. 

Hồi phục chức năng

Các biện pháp phục hồi chức năng mà bệnh nhân có thể áp dụng gồm có: 

  • Vật lý trị liệu tăng khả năng vận động, giảm rối loạn thăng bằng. 
  • Kỹ thuật trị liệu tâm lý thông qua ngôn ngữ. Từ đó, giúp cho bệnh nhân giảm các rối loạn về hoạt động nói và nuốt. 
  • Bài tập luyện như: Yoga, thái cực quyền, dưỡng sinh, rất có ích với bệnh nhân trong việc cải thiện được khả năng cải thiện vận động.

Tìm hiểu: Đánh giá tâm lý học đường cùng Thanh Bình PSY

Bệnh Parkison tác động lớn tới cuộc sống sinh hoạt và có thể khiến cho bệnh nhân bị tàn phế cả đời. Khi phát hiện ra các dấu hiệu của bệnh, các bạn nên chủ động thăm khám sớm để có giải pháp điều trị kịp thời. Hãy truy cập Thanh Bình Psy để hiểu rõ hơn về bệnh và cập nhật các thông tin tư vấn trị liệu hiệu quả!