Nhờ có tri giác, con người mới phân loại, xác định được từng nhóm sự vật, hiện tượng xung quanh đời sống của mình. Vậy tri giác là gì, gồm có những loại nào? Cùng chúng tôi khám phá chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé.
Tri giác là gì?
Với câu hỏi tri giác là gì có thể được giải đáp như sau: đây là một quá trình sắp xếp, xác định các ý nghĩa của một sự việc, sự vật, hiện tượng nào đó trong đời sống khi chúng tác động vào các giác quan của bạn. Có nghĩa là bộ não của bạn không chỉ thực hiện khả năng phân tích âm thanh, tiếng động, mà còn nhìn thấy màu sắc, thuộc tính của sự vật.
Như vậy, tri giác đem đến cho bạn cái nhìn trọn vẹn, sâu sắc và có tổ chức về sự vật, hiện tượng khách quan. Nếu như cảm giác giúp bạn có thêm thông tin đầu vào, thì tri giác chính là công cụ hỗ trợ diễn giải, phân tích, chắt lọc các thông tin đó.
Vai trò của tri giác là gì?
Có thể thấy được tri giác chính là thành phần chính trong nhận thức cảm tính của con người. Bên cạnh đó nó cũng là điều kiện quan trọng góp phần tạo nên định hướng hành vi và cả hoạt động của con người. Dựa vào những hình ảnh từ tri giác, con người mới có thể điều chỉnh được hành động bản thân nhằm phù hợp hơn với sự vật, sự việc, hiện tượng khách quan khác.
Hình thức tri giác cao nhất của con người chính là quan sát. Đây cũng chính là bộ phận không thể bỏ qua của hoạt động, cũng chính là phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến hiện nay. Nhằm hiểu rõ hơn các đặc điểm của tri giác mọi người tham khảo thêm thông tin tiếp theo nhé.
Đặc điểm của tri giác
- Tri giác phản ánh sự vật trực tiếp một cách chính xác và rõ ràng.
- Quá trình sắp xếp thông tin của tri giác luôn tuân theo trình tự nhất định từ khởi đầu, diễn biến cho đến kết thúc.
- Tri giác giúp tổng hợp các cảm giác về thuộc tính sự vật để phản ánh nó một cách rõ nét nhất và trọn vẹn nhất. Không chỉ thế, tri giác còn giúp xác định mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng, từ đó đưa ra nhận định, phán đoán dễ dàng.
- Tri giác sử dụng tất cả dữ liệu, thông tin thu thập được từ cảm giác kết hợp với kinh nghiệm đã trải qua trong quá khứ.
- Ranh giới giữa cảm giác và tri giác rất gần nhau và thường không rõ ràng. Nhiều ý kiến cho rằng cả hai tạo nên một thể hợp nhất, vận hành liên tục và không thể chia cắt.
- Tri giác gắn liền với các nhiệm vụ cụ thể mà con người đã xác định rõ trong nhận thức.
Các loại tri giác
Về cơ bản, tri giác được chia thành nhiều loại khác nhau, cụ thể gồm có tri giác nhìn, tri giác không gian, thời gian, chuyển động… Để hiểu sâu hơn về từng loại tri giác, chúng ta cùng khám phá lần lượt các loại sau đây nhé:
Tri giác nhìn
Tri giác nhìn phản ánh sự vật, hiện tượng thông qua sự hỗ trợ của thị giác. Các nhân tố ảnh hưởng đến tri giác nhìn gồm có:
- Sự gần nhau: Lúc này sự vật, sự việc gần nhau sẽ được tri giác xếp vào một nhóm chung.
- Sự giống nhau: Các sự vật, sự việc giống nhau sẽ được tri giác xếp vào một nhóm chung.
- Sự khép kín: Các sự vật, sự việc sẽ được tri giác nhóm thành một tổ hợp chỉnh thể.
Tri giác không gian
Tri giác không gian giúp chúng ta hiểu được sự tồn tại của các sự vật hiện tượng một cách khách quan. Cụ thể tri giác không gian sẽ gồm có:
- Tri giác hình dạng sự vật.
- Tri giác độ lớn của sự vật.
- Tri giác chiều sâu, độ xa sự vật.
- Tri giác phương hướng sự vật.
Tri giác thời gian
Tri giác thời gian phản ánh tốc độ của sự vật hiện tượng trong thế giới thực một cách khách quan. Trong các nghiên cứu mới nhất, người ta nhận thấy rằng hệ tuần hoàn và nhịp hệ tiêu hoá (còn gọi là đồng hồ sinh học) có thể làm thay đổi tri giác thời gian.
Cụ thể tri giác thời gian tác động đến các yếu tố: Tuổi tác, kinh nghiệm, động cơ, trạng thái tâm lý….
Xem thêm:
Tri giác chuyển động
Tri giác chuyển động liên quan tới sự biến đổi vị trí, hướng đi, tốc độ của sự vật. Trong đó:
- Chuyển động tương đối: Nhìn vật chuyển động bên ngoài bạn sẽ thấy vật ở xa chuyển động chậm hẳn, trong khi vật gần chuyển động khá nhanh.
- Chuyển động ra xa: Đây là quy luật xa gần trong mỹ thuật.
- Chuyển động âm thanh trong không gian: Âm thanh được lan truyền theo dạng sóng, vì thế bạn có thể tận hưởng những thanh âm phát ra một cách rõ ràng và tinh tế.
- Nhờ sóng âm lan truyền theo dạng sóng nên con người nhận biết được hưởng phát ra của âm thanh.
Tri giác con người
Tri giác con người phản ánh quá trình nhận thức, giao lưu, đối thoại trực tiếp giữa người với người. Đối với tri giác con người, quá trình tri giác chủ yếu tập trung vào các đặc điểm, giá trị xã hội xung quanh mỗi cá thể.
Tri giác quan sát
Tri giác quan sát được xem là loại hình tri giác cao nhất, bởi nó có tính chủ động, mục đích rất rõ ràng và chi tiết. Quan sát thúc đẩy con người hành động đúng đắn. Có quan sát, con người mới hình thành khả năng tri giác nhanh chóng, từ đó dễ dàng đưa ra quyết định quan trọng cho sự việc, hiện tượng cụ thể.
Tri giác quan sát ở mỗi người là khác nhau, nó chịu ảnh hưởng của các yếu tố gồm nghề nghiệp, tính cách, tư duy, cảm xúc…
Các yếu tố tác động đến tri giác
Có 3 yếu tố cơ bản có thể ảnh hưởng đến tri giác, đó là:
Kinh nghiệm trong quá khứ
Những ký ức trong quá khứ có thể ảnh hưởng đáng kể lên tri giác con người. Một phần trong nhận thức của con người được hình thành là do các thói quen và những sự việc đã biết trong các hoạt động, cuộc sống thường ngày. Chính những trải nghiệm này đã tác động đến tri giác con người và sự vật xung quanh. Ví dụ, thỉnh thoảng bạn sẽ cảm nhận rằng mình đã gặp một người mới quen ở đâu đó.
Nhu cầu ở hiện tại
Nhu cầu sinh ra ở hiện tại thúc đẩy con người tìm kiếm và phát triển các kỹ thuật, công nghệ để phục vụ, giải quyết bản thân những nhu cầu đó. Đối với các nhu cầu khó đạt được, con người thường gắn cho nó một giá trị lớn và không ngừng nỗ lực để đạt được chúng.
Tuy nhiên, với những nhu cầu dễ thỏa mãn, con người lại có xu hướng xem thường giá trị. Một khi nhu cầu đã thỏa mãn, tri giác con người trở nên khách quan hơn đối với sự vật đó và bắt đầu đi tìm những nhu cầu mới để thách thức bản thân.
Tình cảm ở hiện tại
Khi còn bé, tri giác chúng ta sẽ chịu tác động từ tình cảm gia đình và xã hội. Những trải nghiệm sớm xoay quanh cuộc sống sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cách nhìn nhận của ta về thế giới xung quanh cũng như những hình ảnh được tri giác tạo ra. Chính vì thế nếu muốn trở thành người tự tin và phát triển toàn diện, hãy tạo môi trường thuận lợi để trẻ nhỏ phát triển cả tri giác lẫn tình cảm.
Rối loạn tri giác là gì?
Tri giác phản ánh ý thức của con người trước một hiện tượng, sự vật, sự việc. Suy ra rối loạn tri giác là một bệnh lý gây ra cái nhìn sai lệch và thiếu khách quan trong nhận thức của cá nhân. Rối loạn tri giác thường được chia thành 2 dạng là ảo tưởng và ảo giác. Cụ thể chi tiết từng triệu chứng như sau:
Ảo tưởng
Ảo tưởng là bệnh lý rối loạn tri giác một cách sai lệch về sự vật, sự việc, hiện tượng. Ví dụ bạn nhìn thấy chiếc áo bay phất phơ bên ngoài thì nghĩ là con người, nghe thấy tiếng gió rít qua khe cửa sổ lại nghĩ là tiếng hét hoặc lời thì thào của ai đó….
Ảo tưởng có rất nhiều loại chẳng hạn là ảo tưởng thị giác, ảo tưởng thính giác, ảo tưởng vị giác… Thông thường ảo tưởng sẽ xuất hiện trong những điều kiện nhất định như thiếu ánh sáng, tiếng động không rõ ràng, tâm trí rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng sợ hãi,…
Sau đây là một số tình trạng bệnh lý ảo tưởng bạn nên biết:
- Ảo tưởng cảm xúc: Đây là bệnh lý ảo tưởng đi kèm với loạt sắc thái lo âu, sợ hãi, hưng cảm, chán nản, buồn bã, trầm cảm…
- Ảo tưởng lời nói: Người bệnh có xu hướng suy diễn lời nói bình thường sang những lời mang tính đe dọa, cảnh cáo, tố giác… Bệnh lý này thường rơi vào nhiều nhất nhóm người bị trầm cảm.
- Ảo ảnh kỳ lạ: Ảo ảnh xuất hiện với tần suất dày đặc một cách sinh động, phong phú và lạ thường. Ví dụ người bệnh chỉ cần nhìn thấy các dấu chấm nhỏ ti ti cũng đủ liên tưởng đến con hổ dữ đang vồ vập chạy về phía mình. Ảo ảnh kỳ lạ thường xảy ra ở người bệnh tâm thần phân liệt, người đang cai rượu nặng, người bị mê sảng…
Xem thêm:
Ảo giác
Ảo giác là bệnh lý rối loạn tri giác khiến người bệnh tự tưởng tượng đến một vật hoặc sự việc không có trong đời thực. Tính chất của ảo giác không phụ thuộc vào ý chí của người bệnh. Ảo giác thường chia thành các loại:
- Ảo giác theo giác quan: Liên quan đến thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác và cả nội tạng.
- Ảo thính giác: Người bệnh chỉ cần nghe thấy một thanh âm nhỏ cũng tự diễn giải ra rất nhiều lời nói chế nhạo, đe dọa,… mang tính tiêu cực.
- Ảo thị giác: Những hình ảnh mơ hồ, có thể là sản phẩm của trí tưởng tượng bắt đầu hình thành, khiến người bệnh cảm thấy sợ hãi, khiếp đảm hoặc bàng quan.
- Ảo xúc giác: Là bệnh lý khá hiếm gặp. Biểu hiện của bệnh thường là cảm giác bị châm chít, nóng rát, bỏng…trên da.
- Ảo giác nội tạng: Người bệnh tưởng tượng có con vật kinh dị nào đó đang nằm trong cơ thể mình, gây ra cảm giác sợ hãi, nặng nề. Ví dụ, tưởng tượng có con đỉa đang hút máu dạ dày, có rắn rết bò lổn ngổn trong bụng…
- Ảo giác theo kết cấu: gồm có ảo giác đơn giản và ảo giác phức tạp.
- Ảo giác theo nhận thức và thái độ: gồm có ảo giác thật (hallucination) và ảo giác giả (pseudo – hallucination).
Bài viết trên đây là tất tật thông tin chi tiết giúp bạn hiểu rõ đặc điểm, vai trò và phân loại tri giác là gì, hy vọng các nội dung sẽ hữu ích với bạn nhé. Liên hệ thêm đến Thanh Bình Psy để được tư vấn về các dịch vụ tham vấn tâm lý uy tín nhé.