Mất ngủ kinh niên ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe?

Mất ngủ kinh niên được xem là tình trạng đáng lo ngại, có thể gây ra những hệ lụy xấu đối với sức khỏe. Vậy khi bị mất ngủ mãn tính sẽ xuất hiện các biểu hiện gì? Vì sao lại bị mất ngủ? Hãy cùng ThanhBinhPsy theo dõi các chia sẻ thú vị dưới đây nhé.

Sự ảnh hưởng của mất ngủ kinh niên với sức khỏe

Mất ngủ kinh niên gây ra các vấn đề khó ngủ, ngủ chập chờn, dễ thức giấc mỗi đêm. Nếu kéo dài hơn 1 tháng, nghĩa là bạn đã mắc chứng mất ngủ kinh niên. 

Bệnh lý này thường ở hai dạng đó là mất ngủ nguyên phát và mất ngủ thứ phát. Mất ngủ nguyên phát xảy ra do sử dụng các loại thuốc uống làm thay đổi một số chất trong não bộ, dẫn đến mất ngủ. Trong khi mất ngủ thứ phát xuất hiện do các mắc phải vấn đề liên quan đến cảm xúc, lối sống, chấn thương…

Theo nghiên cứu cho thấy, mất ngủ kinh niên có thể khiến thoái hóa, ngộ độc tế bào. Nhiều trường hợp dẫn đến các bệnh về tim mạch, huyết áp, rối loạn chuyển hóa, béo phì, đái tháo đường… Quan trọng nhất, khi mất ngủ lâu dài sẽ làm tăng nồng độ cholesterol trong máu, dễ dẫn đến bệnh xơ vữa động mạch, tăng khả năng đột quỵ.

Xem thêm:  Heroin là gì? Tác hại của nó như thế nào?
mat ngu kinh nien 1
Mất ngủ kinh niên kéo theo nhiều bệnh lý nguy hiểm cho thể chất và tinh thần

Các biểu hiện thường thấy ở người mất ngủ kinh niên

Người gặp phải tình trạng mất ngủ mãn tính thường xuất hiện các biểu hiện sau:

  • Khó đi vào giấc ngủ.
  • Dễ bị tỉnh giấc và khó trở lại giấc ngủ.
  • Thức giấc sớm.
  • Ngủ dậy cảm thấy cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống.
  • Cảm thấy lờ đờ, uể oải, thiếu tỉnh táo và buồn ngủ nhiều vào ban ngày.
  • Cảm thấy khó chịu, căng thẳng.
  • Trí nhớ giảm sút, làm việc, học tập không tập trung.
  • Thường xuyên căng thẳng, chóng mặt, đau đầu.
  • Tâm trạng bồn chồn, lo lắng, dễ cáu giận.
  • Có thể bị ảo giác….
mat ngu kinh nien 2
Người bị mất ngủ mãn tính thường không thể tỉnh táo và tập trung, gây giảm chất lượng cuộc sống, công việc và học tập

Nguyên nhân khiến bạn bị mất ngủ kinh niên

Lý do gì khiến bạn mắc bệnh mất ngủ mãn tính:

  • Do chất lượng cuộc sống kém.
  • Do mắc một số bệnh liên quan đến xương khớp, thoái hoá đốt sống, thoái hóa khớp, loãng xương… Các cơn đau âm ỉ trong người làm cản trở giấc ngủ.
  • Nếu mắc bệnh cao huyết áp, thiếu máu cơ tim, suy tim cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn mất ngủ triền miên. 
  • Do mắc bệnh về hô hấp, gây ho và khó thở vào ban đêm, khiến bạn khó ngủ.
  • Do mắc bệnh về đau dạ dày, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hoá, trào ngược dạ dày… làm giảm chất lượng giấc ngủ.
  • Do mắc bệnh về tiết niệu khiến đi tiểu thường xuyên vào ban đêm, làm gián đoạn giấc ngủ.
  • Do không gian ngủ chật hẹp, nhiều tiếng ồn, không sạch sẽ.
  • Do chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn quá no, ăn nhiều đồ dầu mỡ, uống chất kích thích trước khi đi ngủ.
  • Do tâm trạng tức giận, buồn rầu, bất an quá nhiều trong thời gian dài.
  • Do cơ thể đang có sự rối loạn, thay đổi hormone.
Xem thêm:  Thuốc lắc là gì? Những điều cần biết về thuốc lắc
mat ngu kinh nien 3
Có rất nhiều lý do ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn

Điều trị và ngăn ngừa chứng mất ngủ kinh niên

Điều trị bằng y học hiện đại

Không ít người tìm đến các nhóm thuốc an thần để có được giấc ngủ ngon và sâu. Thế nhưng theo các y bác sĩ, thuốc an thần có thể dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn cho gan, thận, hệ thần kinh… Thậm chí tăng nguy cơ đột quỵ cao gấp nhiều lần. Do đó, bạn chỉ nên dùng các loại thuốc này khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa thần kinh.

mat ngu kinh nien 4
Chỉ sử dụng thuốc điều trị mất ngủ khi có đơn kê toa từ bác sĩ chuyên môn

Xem thêm:

Điều trị bằng y học cổ truyền

Người mất ngủ kinh niên cũng có thể áp dụng một số phương pháp điều trị y học cổ truyền như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, ngâm chân, thuốc sắc… để giúp tinh thần thư giãn và dễ ngủ. 

Đối với xoa bóp bấm huyệt, nên tập trung bấm vào các huyệt đạo trị mất ngủ như Thần môn, Nội quan, Tam âm giao, Bạch hội, Hợp cốc… 

Đối với chữa trị bằng thuốc sắc, có thể tham khảo bài thuốc sau:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Đẳng sâm 16g
  • Hoàng kỳ 16g
  • Đương quy 16g
  • Bạch truật 16g
  • Phục thần 16g
  • Táo nhân 16g
  • Viễn chí 16g
  • Bạch linh 12g
  • Sài hồ 20g
  • Chi tử 12g
  • Mẫu đơn bì 16g
  • Long nhãn 16g
  • Mộc hương 16g
  • Mạch môn 16g
  • Hoàng liên 12g
  • Nhục quế 10g
  • Cam thảo 12g
  • Đại táo 16g.

Sau khi có hết các nguyên liệu, bạn cho tất cả vào ấm sắc thuốc, đun đến khi nước cô cạn lại thì tắt. Uống trong ngày, thực hiện liên tiếp nhiều ngày sẽ làm tiêu tan chứng mất ngủ, tinh thần thư thái.

Xem thêm:  Hỏi đáp ngay: Nhận thức lý tính là gì?

Cách ngăn ngừa mất ngủ mãn tính

  • Không vận động hoặc ăn quá no vào ban đêm, nhất là trước giờ đi ngủ.
  • Nên tìm đến các liệu trình thư giãn, tránh áp lực, muộn phiền, lo âu quá mức.
  • Giữ cho phòng ngủ luôn sạch sẽ, tĩnh lặng.
  • Không đụng đến chất kích thích vào ban đêm.
  • Cần duy trì chế độ dinh dưỡng, tập thể thao, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

Xem thêm:

Bài viết trên đây là những nội dung xoay quanh bệnh lý mất ngủ kinh niên thường gặp ở nhiều người. Hy vọng bạn đã biết được lý do mắc bệnh và cách điều trị, phòng tránh như thế nào giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng nhé.