Nhận thức lý tính là gì là câu hỏi chung của nhiều người đang nghiên cứu về lĩnh vực tâm lý học. Để tìm ra lời giải đáp chính xác dành cho bạn đọc, bài viết hôm nay Thanh Bình SPY sẽ cập nhật thông tin chi tiết liên quan đến câu hỏi này từ A-Z!
Giải đáp ngay: Nhận thức lý tính là gì?
Để giải đáp cho băn khoăn nhận thức lý tính là gì của bạn đọc, chúng tôi đã chắt lọc những thông tin chính xác từ nhiều nguồn khác nhau tại lĩnh vực tâm lý học. Được biết nhận thức lý tính là hình thức cơ bản nhất của tư duy trừu tượng, nhằm phản ánh những đặc tính bản chất của sự vật.
Sự hình thành khái niệm này là kết quả của sự khái quát, tổng hợp biện chứng những thuộc tính & đặc điểm của sự vật hoặc lớp sự vật. Do đó các khái niệm về nhận thức lý tính thường có tính khách quan & tính chủ quan. Vừa có mối quan hệ tác động qua lại lại vừa thường xuyên vận động và phát triển riêng biệt.
Quả thực nhận thức lý tính có vai trò rất quan trọng trong nhận thức, bởi lẽ đây là cơ sở để hình thành lên những tư duy khoa học & phán đoán logic cho não bộ. Nhận thức lý tính còn được tạo nên bởi 2 yếu tố chính, bao gồm phán đoán và suy luận, cụ thể:
Phán đoán
Phán đoán là nhận thức lý tính được hình thành bởi tư duy trừu tượng, liên kết nhiều khái niệm với nhau để khẳng định hay phủ định một đặc điểm hoặc một thuộc tính của đối tượng. Nói một cách dễ hiểu, chúng ta hãy thông qua một ví dụ đơn giản như sau: Đất nước Việt Nam là một dân tộc anh hùng – đây là nhận thức lý tính phán đoán nhờ vào sự liên kết của “Đất nước Việt Nam” & “anh hùng”.
Dựa trên trình độ phát triển của nhận thức lý tính, phán đoán còn chia thành 3 loại nhỏ, gồm: Phán đoán đơn nhất, phán đoán đặc thù & phán đoán phổ biến. Trong đó phán đoán phổ biến là hình thức thường phản ánh nhận thức bao quát rộng lớn nhất về đối tượng, sự vật của não bộ.
Suy luận
Nhắc đến nhận thức lý tính là gì, chắc chắn không thể bỏ qua yếu tố suy luận. Đây là hình thức tư duy trừu tượng sẽ liên kết các phán đoán lại với nhau nhằm rút ra một phán đoán có tính chất kết luận nhằm tìm ra tri thức mới. Ví dụ thật đơn giản: Nếu liên kết phán đoán “đồng dẫn điện” với phán đoán “đồng là kim loại”, lúc này chúng ta sẽ rút ra được một tri thức mới là “mọi kim loại đều dẫn điện”.
Dựa vào sự kết hợp phán đoán thông qua trật tự nào giữa phán đoán đơn nhất & đặc thù với phổ biến mà chúng ta sẽ rút ra được suy luận diễn dịch hoặc quy nạp. Ngoài suy luận, nhận thức lý tính còn có chức năng phát hiện ra suy luận mới một cách đúng đắn & nhanh chóng nhờ vào:
- Quá trình nhận thức gián tiếp đối với hiện tượng & sự vật
- Quá trình nhận thức đi sâu vào bản chất của hiện tượng & sự vật
Những ví dụ về nhận thức lý tính trong cuộc sống
Qua những thông tin mà chúng tôi vừa cập nhật, chắc rằng bạn đọc đã phần nào biết được nhận thức lý tính là gì rồi. Nếu những từ chuyên ngành khiến bạn cảm thấy khá khó hiểu về bản chất của nhận thức lý tính, tốt nhất hãy cùng chúng tôi bỏ túi một vài ví dụ dễ hiểu như sau:
Ví dụ 1
Bất chợt khi bạn nhìn thấy ai đó có diện mạo ưa nhìn, cảm giác đầu tiên lúc này của bạn thường là “ồ người này thật xinh đẹp”. Tuy nhiên sau đó suy nghĩ lại chuyển sang hướng khác “Không biết tính cách người đó như thế nào?”. Lúc này cảm giác đầu tiên sẽ được gọi là nhận thức cảm tính còn cách suy nghĩ sau đó lại chứa đựng những tư duy nhất định nên sẽ thuộc phạm trù nhận thức lý tính.
Ví dụ 2
Hoặc một ví dụ khác dễ hiểu về nhận thức lý tính như sau: Khi bạn đến một nhà hàng để ăn uống, nhân viên sẽ bưng lên một đĩa thức ăn. Với cách bày trí ngon miệng & hấp dẫn, bạn sẽ cảm thấy muốn ăn ngay lập tức. Lúc này trong não bộ sẽ xuất hiện một ý nghĩ “Đây là nhà hàng nhỏ, mức giá lại rẻ nhưng món ăn xào nấu lại tương đối đẹp mắt. Không biết hương vị như thế nào?” – Đó chính là nhận thức lý tính.
Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính & nhận thức lý tính
Bên cạnh việc hiểu rõ nhận thức lý tính là gì, bạn đọc hãy tìm hiểu thêm về mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính & nhận thức lý tính. Thực tế 2 nhận thức này sở hữu mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Trong đó nhận thức lý tính phụ thuộc vào những chất liệu tư duy.
Còn nhận thức cảm tính cung cấp chủ nghĩa duy vật trong nhận thức luận. Cần có nhận thức cảm tính để não bộ phát triển thành nhận thức lý tính. Tức là bản thân cần nhìn thấy bản chất thông qua hiện tượng & sự vật nhất định thì mới phát triển được. Do đó, cảm tính là tiền đề cho lý tính phát triển. Chỉ có một số ít trường hợp tình trạng này mới đảo ngược lại, tuy nhiên khá là ít.
Tham khảo thêm:
- Hỏi đáp ngay: Nhận thức cảm tính là gì?
- Bật mí những vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Lời kết
Qua những thông tin mà chúng tôi cập nhật, chắc rằng bạn đọc đã phần nào hiểu rõ về câu hỏi “nhận thức lý tính là gì” rồi. Nếu bạn cần tìm hiểu thêm về những kiến thức liên quan đến ngành tâm lý học, hãy truy cập vào website của Thanh Bình SPY để biết chi tiết từ A-Z nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ THANH BÌNH SPY
- Địa chỉ: KCN An Sương, quận 12, TP HCM
- Hotline: 0372 951 520
- Email: thanhbinhspy@gmail.com
- Website: http://thanhbinhspy.com/