Bật mí những vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Phần lớn mọi người đều ít nhất một lần thắc mắc về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Chắc rằng nhiều bạn đọc sẽ cảm thấy cụm từ “thực tiễn” tương đối trừu tượng về mặt ý nghĩa. Chính vì thế bài viết hôm nay, Thanh Bình SPY sẽ cập nhật chi tiết thông tin về những vai trò của thực tiễn để bạn đọc có cái nhìn khách quan hơn nhé!

Tổng quan thông tin về thực tiễn

Trước khi bật mí những vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, trước tiên bạn đọc hãy nắm được tổng quan thông tin về thực tiễn đã nhé. Được biết, thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất mang tính lịch sử – xã hội của con người để cải biến thế giới khách quan hơn. Nói một cách dễ hiểu thì thực tiễn thuộc dạng hoạt động vật chất, tất cả những hoạt động bên ngoài tinh thần của con người đều được coi là hoạt động thực tiễn.

Thực tiễn là hoạt động vật chất có ý nghĩa cải biến thế giới.

Những hoạt động này đều có mục đích, khác hoàn toàn với việc hoạt động bản năng của động vật. Ngoài ra còn có hoạt động của con người đối với tính lịch sử – xã hội & những giai đoạn lịch sử nhất định.

Đặc điểm thường thấy của thực tiễn

Để bạn đọc có thể nhận biết được hoạt động thực tiễn trong đời sống thường ngày dễ dàng & chính xác hơn, chúng ta hãy cùng điểm qua một vài đặc điểm thường thấy như sau:

  • Hoạt động thực tiễn là hoạt động bản chất của con người
  • Hoạt động thực tiễn có mục đích rõ ràng, nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình & thế giới
  • Hoạt động thực tiễn là phương thức tồn tại cơ bản của con người đối với xã hội
Xem thêm:  Top 8 hiệu ứng tâm lý trong tình yêu cực hay

Phân loại hoạt động thực tiễn

Tổng cộng hoạt động thực tiễn được chia thành 3 dạng chính, bao gồm: Sản xuất vật chất, chính trị – xã hội & thực nghiệm khoa học. Bạn có thể dựa trên những yếu tố của 3 dạng hoạt động này nhằm nhận biết vai trò của thực tiễn đối với nhận thức chính xác và dễ hiểu hơn, cụ thể:

Thực tiễn là hoạt động vật chất có ý nghĩa cải biến thế giới.
Có tổng cộng 3 hoạt động thực tiễn chính được sử dụng tại đời sống.
  • Hoạt động sản xuất vật chất: Những hoạt động thực tiễn thuộc nhóm này có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi. Ví dụ như: trồng lúa, trồng quả, sản xuất ô tô, xe máy, dệt vải,… nhằm quyết định sự tồn tại & phát triển xã hội con người.
  • Hoạt động chính trị – xã hội: Những hoạt động thực tiễn thuộc nhóm chính trị – xã hội sẽ thúc đẩy xã hội phát triển hơn. Bao gồm: Việc đi bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội, hoạt động đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri & tham gia tình nguyện.
  • Hoạt động thực nghiệm khoa học: Hoạt động thực tiễn thực nghiệm khoa học sẽ góp phần phát triển xã hội.

Những vai trò của thực tiễn đối với nhận thức con người

Với những thông tin vừa được chia sẻ phía trên, tiếp theo đây chúng tôi sẽ bật mí đến bạn đọc những vai trò của thực tiễn đối với nhận thức con người một cách chi tiết. Nhằm giúp bạn hiểu rõ về hoạt động “đặc biệt này hơn” như sau:

Xem thêm:  Chứng bệnh Parkison và hướng điều trị hiệu quả
vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức con người vô cùng quan trọng.

Cơ sơ, nguồn gốc & động lực của nhận thức

Dựa vào hoạt động thực tiễn, con người sẽ nhận biết được cấu trúc, tính chất cùng các mối quan hệ giữa các đối tượng khác nhau nhằm hình thành lên tri thức về đối tượng.

Do đó, thực tiễn sẽ đề xuất ra những nhu cầu, nhiệm vụ, cách thức và khuynh hướng vận động và phát triển cho nhận thức. Chính nhu cầu giải thích, nhận thức & cải tạo thế giới sẽ buộc con người tác động trực tiếp vào đối tượng bằng những hoạt động thực tiễn cụ thể:

  • Nhận thức thế giới: Lao động sản xuất để tạo ra những sản phẩm phục vụ cho đời sống bằng cách tìm hiểu thế giới xung quanh.
  • Hình thành tri thức: Sử dụng những công cụ, phương tiện để tác động vào thế giới. Giúp con người bộc lộ những đặc điểm, thuộc tính, quy luật vận động & kết cấu.
  • Tăng khả năng nhận thức về thế giới: Hoạt động thực tiễn giúp loài người tự hoàn thiện bản thân mình & giác quan của con người.

Mục đích của nhận thức

Khi nhắc đến những vai trò của thực tiễn đối với nhận thức con người, chắc chắn không thể bỏ qua mục đích cuối cùng của nhận thức là giúp đỡ loài người hoạt động thực tiễn để có thể cải biến – cải tạo thế giới. Lenin đã từng nhấn mạnh vai trò này của thực tiễn thông qua câu nói: “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức”.

vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Mục đích cuối cùng của thực tiễn đối với nhận thức là cải biến thế giới.

Thực tế mục đích của mọi nhận thức không phải vì nhận thức bản thân mà là bởi thực tiễn nhằm cải biến thế giới sao cho tự nhiên. Nhờ đó có thể đáp ứng tối ưu mọi nhu cầu thông thường của loài người. Hơn nữa, mọi lý luận khoa học chỉ thực sự có ý nghĩa khi được ứng dụng vào thực tiễn.

Xem thêm:  Tài liệu trong hồ sơ giám định tâm thần và hình thức thực hiện

Tiêu chuẩn để đánh giá chân lý cuối cùng không nằm trong lý luận hay trong nhận thức mà là ở hoạt động thực tiễn. Khi nhận thức con người xác thực đó là đúng thì nhận thức đó sẽ trở thành chân lý.

Thực tế vẫn có một vài trường hợp không nhất thiết phải trải qua hoạt động thực tiễn trải nghiệm mới biết được nhận thức đó là đúng hay sai. Hoàn toàn có thể thông qua quy tắc logic vẫn có thể biết được nhận thức đó là như thế nào. Tuy nhiên phần lớn những nguyên tắc đó vẫn được chứng minh trong hoạt động thực tiễn.

Tham khảo thêm:

Lời kết

Qua bài viết trên, chúng tôi đã cùng bạn đọc tìm hiểu chi tiết về những vai trò của thực tiễn đối với nhận thức con người. Hy vọng sau khi tham khảo thông tin mà Thanh Bình SPY cung cấp, bạn sẽ phần nào hiểu rõ về những vai trò này hơn nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ THANH BÌNH SPY

  • Địa chỉ: KCN An Sương, quận 12, TP HCM
  • Hotline: 0372 951 520
  • Email: thanhbinhspy@gmail.com
  • Website: http://thanhbinhspy.com/