Rối Loạn Lo Âu Lan Tỏa: Nguyên Nhân, Cách Chữa

Rối loạn lo âu lan tỏa là tình trạng khiến nhiều người lo lắng. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống. Chính vì vậy, việc nắm bắt tình trạng và tiến hành điều trị căn bệnh này kịp lúc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Hãy để Thanh Bình PSY giúp bạn tìm hiểu về căn bệnh này trong bài viết dưới đây nhé.

Rối loạn lo âu lan tỏa là gì?

Khái niệm

Đây là một dạng lâm sàng thường gặp của rối loạn lo âu
Đây là một dạng lâm sàng thường gặp của rối loạn lo âu

Căn bệnh này còn được biết đến với tên gọi GAD – Generalized Anxiety Disorder. Đây là một trong những dạng lâm sàng khá thường gặp của rối loạn lo âu. Thuật ngữ này sẽ được sử dụng để chỉ tình trạng một người lo lắng thái quá về mọi sự kiện, hoạt động xung quanh cuộc sống của mình trong khoảng thời gian kéo dài hơn 6 tháng.

Hiện tại, GAD được xem là một bệnh tâm thần phổ biến trong cuộc sống. Những thống kê cho thấy, căn bệnh này có ảnh hưởng tới 3% dân số thế giới. Trong đó, tỷ lệ mắc ở nữ giới cao gấp 2 lần so với nam giới.

Những ai có nguy cơ mắc rối loạn lo âu cao hơn?

Tính đến nay, nguyên nhân gây bệnh chính xác vẫn chưa được giới nghiên cứu xác định. Tuy nhiên, nguy cơ bị rối loạn lo âu tăng cao hơn ở những người lạm dụng các chất kích thích, chất gây nghiện. Đặc biệt, một người mắc các bệnh liên quan tới tâm lý sẽ có nguy cơ mắc GAD cao hơn bình thường.

Căn bệnh này được nhận diện thông qua đặc trưng là sự lo lắng quá mức. Nó khiến người mắc luôn ở trong tình trạng mệt mỏi, nặng nề thậm chí là bi quan và cảm thấy thống khổ.

Xem thêm:  Rối Loạn Lưỡng Cực - Khái niệm, nguyên nhân và cách điều trị

Tương tự như những căn bệnh tâm thần khác, nếu không được điều trị triệt để, GAD có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Nó là tiền đề khiến nhiều người mắc trầm cảm, dẫn tới những ý nghĩ, hành vi gây hại cho bản thân như tự sát, hủy hoại cơ thể.

Một số yếu tố ảnh hưởng tới nguy cơ căn bệnh này

Các nhà khoa học đã thực hiện một số nghiên cứu khác nhau. Từ đó, chỉ ra tỷ lệ mắc bệnh có liên quan trực tiếp đến những yếu tố sau đây:

Di truyền

Yếu tố di truyền có đóng góp ít nhiều trong việc hình thành căn bệnh này
Yếu tố di truyền có đóng góp ít nhiều trong việc hình thành căn bệnh này

Hầu hết những bệnh tâm thần đều có khả năng di truyền. Nguy cơ mắc GAD sẽ cao hơn nhiều nếu có người thân cận huyết trong gia đình từng bị rối loạn lo âu hay những bệnh lý liên quan tới căn bệnh này. Khi đó, mọi người nên chăm sóc sức khỏe tinh thần cẩn thận để giảm bớt nguy cơ.

Tác động từ môi trường sống

Những người sống trong các gia đình thiếu thốn, nghèo khó, bị lạm dụng tình dục hay lao động từ khi còn nhỏ thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Nguyên nhân là do những khó khăn đó gây tổn thương đến tinh thần, thể chất. Từ đó, trở thành yếu tố khiến họ dễ dàng bị thay đổi, tác động bởi những mối lo lắng hơn nhiều so với bình thường.

Hút thuốc lá

Một điều thú vị chính là thuốc lá có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên từ 5 đến 6 lần so với bình thường. Dù cơ chế của việc này chưa được xác định chính xác, nhưng các nhà khoa học khẳng định thuốc là và tỷ lệ  mắc bệnh rối loạn lo âu có liên quan mật thiết đến nhau. Và các bệnh tâm thần khác cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn khi một người hút thuốc lá.

Những yếu tố liên quan khác

Nếu người bệnh đã mắc 1 bệnh tâm lý, nguy cơ mắc rối loạn lo âu lan tỏa cũng cao hơn
Nếu người bệnh đã mắc 1 bệnh tâm lý, nguy cơ mắc rối loạn lo âu lan tỏa cũng cao hơn

Ngoài 3 yếu tố trên, người bệnh sẽ có nguy cơ mắc rối loạn lo âu lan tỏa cao hơn hẳn nếu đang mắc một bệnh lý tâm thần khác. Như trầm cảm, hưng cảm…. Thậm chí tình trạng stress kéo dài cũng khiến nguy cơ mắc căn bệnh này tăng lên rất nhiều. Nó thường xuất hiện hơn ở những người vừa trải qua một biến động tình cảm, một thời gian khó khăn về bệnh tình hoặc tài chính.

Xem thêm:  9 dấu hiệu chàng yêu bạn nghiêm túc, muốn tiến tới hôn nhân

Những bài viết cùng chuyên mục:

Những triệu chứng giúp nhận biết bệnh GAD

Triệu chứng nhận biết căn bệnh này được nhận biết qua rối loạn cảm xúc, rối loạn các cơ quan trong cơ thể. Những triệu chứng dưới đây kéo dài hơn 6 tháng thì bệnh sẽ được xác định.

Triệu chứng tâm lý

Những triệu chứng tâm lý của căn bệnh này rất dễ nhận biết
Những triệu chứng tâm lý của căn bệnh này rất dễ nhận biết
  • Lo âu, suy nghĩ quá mức và không thể kiểm soát được.
  • Lo âu kéo dài, mức độ lo âu tăng dần theo thời gian. Đôi khi, cảm giác lo lắng có thể bộc phát không rõ nguyên nhân, khiến người bệnh trở nên mệt mỏi, nặng nề, thậm chí là thấy khó chịu với cuộc sống.
  • Tâm tính thay đổi hoàn toàn, dễ cáu gắt và bực bội từ những chuyện rất nhỏ.
  • Luôn luôn ở trong trạng thái sợ hãi vô lý với nhiều hoạt động, vấn đề khác nhau trong cuộc sống.
  • Thường xuyên rơi vào tình trạng bồn chồn, mệt mỏi, khó chịu và khó có được sự thoải mái, yên ổn trong cuộc sống.
  • Giảm sự tập trung, chú ý dẫn tới làm giảm khả năng học tập, lao động.
  • Mắc rối loạn giấc ngủ.

Những triệu chứng thể chất ở người rối loạn lo âu lan tỏa

Ở mỗi người bệnh, những triệu chứng thể hiện có thể nặng nhẹ, khác nhau
Ở mỗi người bệnh, những triệu chứng thể hiện có thể nặng nhẹ, khác nhau

Sau một thời gian dài lo âu, người bệnh cũng gặp những vấn đề nghiêm trọng về thể chất. Nguyên nhân của tình trạng này là do các chức năng bên trong cơ thể bị suy giảm.

Những dấu hiệu chính có thể dễ dàng nhận biết nhất như sau:

  • Tim đập nhanh, lâu dần không được điều trị có thể dẫn tới nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong.
  • Khó chịu, đau đớn vùng thượng vị,kích hoạt các tình trạng rối loạn tiêu hóa.
  • Đi tiểu nhiều lần quá mức.
  • Căng cơ, đau đớn vùng vai gáy.
  • Mặt đỏ bừng, dễ bị ớn lạnh và đau nhức vùng mắt hơn bình thường.

Rối loạn lo âu lan tỏa có nguy hiểm không?

Dù không nguy hiểm, căn bệnh này lại gây nhiều phiền phức cho cuộc sống
Dù không nguy hiểm, căn bệnh này lại gây nhiều phiền phức cho cuộc sống

Tuy không phải căn bệnh chết người, nhưng GAD để lại rất nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới cơ thể. Nếu không được điều trị đúng cách, mọi người có thể phải chịu những tình trạng sau đây:

  • Giảm chú ý.
  • Ảnh hưởng tới các mối quan hệ của gia đình.
  • Dễ bị cô lập.
  • Làm tăng nguy cơ trầm cảm, dễ dẫn tới những hành động tự hủy hoại cơ thể.
  • Tăng nguy cơ lạm dụng các chất kích thích, không tốt cho cơ thể.
  • Gây ảnh hưởng nặng nề tới những cơ quan trong cơ thể.
Xem thêm:  Sự Thoái Lui Xã Hội Và Những Ảnh Hưởng Của Nó Lên Chủ Thể

Chẩn đoán và điều trị bệnh

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Người bệnh cần sớm đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán
Người bệnh cần sớm đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán

Căn bệnh này xuất hiện những triệu chứng điển hình dễ nhận biết. Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ dựa vào những biểu hiện lâm sàng. Đồng thời thực hiện thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng để dễ dàng đưa ra chỉ thị.

Dưới đây là những kỹ thuật chính được áp dụng:

  • Khám lâm sàng: Dựa vào những triệu chứng người bệnh đang gặp phải, các biểu hiện thần kinh thực vật.
  • Xét nghiệm cận lâm sàng: Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, chẩn đoán giang mai, tìm ma túy trong máu…

Những xét nghiệm này cần thực hiện tổng thể vì rối loạn lo âu lan tỏa có thể ảnh hưởng rất nhiều đến các cơ quan trong cơ thể. Do đó, xét nghiệm cần thực hiện để phát hiện sớm và điều trị triệt để những mối nguy hiểm.

Những phương pháp điều trị rối loạn lo âu lan tỏa đang được áp dụng

Tùy từng tình trạng, việc điều trị rối loạn lo âu lan tỏa là khác nhau
Tùy từng tình trạng, việc điều trị rối loạn lo âu lan tỏa là khác nhau

Căn bệnh này thường khởi phát trước năm 25 tuổi và rất khó điều trị hoàn toàn. Dưới đây là những phương pháp điều trị được áp dụng hiện tại:

  • Sử dụng thuốc.
  • Áp dụng tâm lý trị liệu.
  • Điều trị theo dõi nội trú dài hạn..

Roi loan lo au lan toa 7

Để nắm được bạn cần tới phương pháp điều trị nào, hãy gọi ngay Thanh Bình PSY Dịch Vụ Đánh Giá Sàng Lọc Tâm Lý Dịch Vụ Tham Vấn Tâm Lý Học Đường của chúng tôi sẽ giúp bạn nắm được tình trạng của mình. Từ đó, lựa chọn phương pháp điều trị và có được sự chăm sóc tốt nhất.

Thông tin liên lạc: