Rối Loạn Lưỡng Cực – Khái niệm, nguyên nhân và cách điều trị

Rối loạn lưỡng cực là vấn đề rối loạn của não bộ dẫn tới thay đổi về tâm trạng, mức độ hoạt động, năng lượng, khả năng sinh hoạt và làm việc hằng ngày của người bệnh. Dù có gần 6 triệu người Mỹ trưởng thành mắc bệnh này, nhưng cũng giống như các bệnh khác về tâm thần, người ta thường có những hiểu nhầm về rối loạn tâm thần này.

Cùng Thanh Bình Psy tìm hiểu về rối loạn cảm xúc lưỡng cực trong bài viết ngay sau đây nhé.

Rối loạn lưỡng cực là gì?

Rối loạn lưỡng cực (RLLC) hay còn gọi là rối loạn cảm xúc lưỡng cực – Bipolar disorders, hay còn được biết đến với tên gọi bệnh hưng – trầm cảm, là một loại bệnh tâm lý thường gặp trong xã hội hiện đại.

Khi người bệnh cảm thấy chán nản, họ có thể vô cùng tuyệt vọng và mất hứng thú trong các hoạt động thường ngày. Ngược lại, khi tâm trạng người bệnh thay đổi, họ sẽ cảm thấy đầy hưng phấn và tràn đầy năng lượng. Trạng thái thay đổi tâm lý đột ngột này thường xuất hiện vài lần trong năm hoặc thậm chí có thể nặng hơn và xuất hiện vài lần trong tuần.

Theo wikipedia, rối loạn lưỡng cực là một rối loạn tâm thần gây ra bởi sự biến đổi cảm xúc không ổn định. Người bệnh chuyển từ cảm xúc hưng phấn (hưng cảm) sang cảm xúc ức chế (trầm cảm). Bệnh có tính chất chu kỳ xen kẽ giữa hưng phấn và ức chế.

Xem thêm:  Chân Thành Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Diện Người Chân Thành
Nguyên nhân của rối loạn lưỡng cực đến từ căng thẳng trong cuộc sống
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực chủ yếu đến từ các căng thẳng trong cuộc sống

Phân loại bệnh rối loạn lưỡng cực

Hiện nay, có bốn loại bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực cơ bản thường được chẩn đoán như: RLLC loại I; RLLC loại II và Cyclothymia.

Rối loạn lưỡng cực loại I

Ở mức độ này, bệnh nhân sẽ trải qua cả hai mức độ trạng thái cảm xúc hưng phấn và trầm cảm rõ rệt. Thời gian diễn tiến của cả hai giai đoạn này tương đối đồng đều.

Mức độ RLLC I thường có những biểu hiện với tâm trạng ở trạng thái hưng cảm hoặc đan xen. Người bệnh có thể trở nên hưng phấn quá mức, khiến họ gặp nguy hiểm nên cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Tâm trạng trầm cảm cũng xảy ra sau đó.

Rối loạn lưỡng cực loại II

RLLC loại II, trạng thái mà người bệnh thường cảm thấy rất “hăng say”, làm việc đặc biệt hiệu quả và hoàn thành tốt công việc hằng ngày. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể phát triển thành tâm trạng hưng cảm quá mức ảnh hưởng tới sức khỏe.

Rối loạn lưỡng cực có nhiều cấp độ
RLLC càng cao tác động đến người bệnh càng lớn

Không chỉ có vậy, người mắc bệnh loại II thường có thời gian rơi vào trạng thái trầm cảm lâu hơn và thường xuyên hơn so với loại I. Ngoài ra, cảm xúc hưng phấn chỉ ở mức nhẹ (hypo-mania) chứ không biểu hiện rõ rệt nên đây là loại RLLC nguy hiểm. Trong loại này, tỉ lệ người tự sát hoặc có ý định tự sát thường cao hơn so với các loại còn lại.

Cyclothymia là gì?

Cyclothymia hay còn gọi là rối loạn chu kỳ là dạng hưng – trầm cảm nhẹ hơn loại I và II (Các biểu hiện thay đổi cảm xúc, hành vi của người bệnh không rõ ràng và khó phát hiện). Ngay cả người mắc không hoàn toàn cảm nhận rõ cảm giác thực sự hưng phấn hay trầm cảm. Theo nghiên cứu, ước tính có khoảng từ 15 – 50% các ca bị chứng Cyclothymia thường tiến triển thành rối loạn lưỡng cực loại I hoặc II.

Xem thêm:  Những Yếu Tố Quan Trọng Trong Quản Lý Nhân Sự

Xem thêm:

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn lưỡng cực

Theo nghiên cứu của các chuyên gia ý tế thì nguyên nhân chính gây RLLC thường không đến từ một yếu tố đơn lẻ mà là những tác động tổ hợp. Cho đến nay, người ta phát hiện ra 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bệnh.

Yếu tố di truyền

Nghiên cứu trên những cặp sinh đôi chỉ ra rằng có 1 sự đóng góp đáng kể về mặt di truyền của gen đối với chứng rối loạn lưỡng cực. Những người có quan hệ huyết thống với người mắc RLLC thường có nguy cơ cao mắc bệnh này.

Không chỉ có vậy, một nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm các nhà khoa học trên toàn thế giới được đăng trên tạp chí Neuron đã chỉ ra rằng một số sao chép biến thể hiếm và sự dị thường trong trình tự sắp xếp cấu trúc của DNA cũng đóng vai trò quan trọng dẫn đến chứng RLLC.

Đặc điểm sinh học

Một số nhà nghiên cứu cho rằng những bệnh nhân mắc chứng hưng – trầm cảm có những điểm khác biệt đáng kể về cấu trúc não bộ. Đây là nhận định ban đầu cần có thời gian kiểm chứng và tìm ra lí do giải thích cụ thể và xác đáng.

Yếu tố môi trường

Tình trạng bị lạm dụng chất kích thích như nước tăng lực, rượu, bia, thuốc lá… cùng quá trình căng thẳng thần kinh kéo dài có thể dẫn đến chứng rối loạn lưỡng cực.

Yếu tố môi trường khiến những tổn thương tâm lí lớn như mất người thân, mất công việc, li dị, hay biến cố trong gia đình thương có ảnh hưởng lớn đến các rối loạn cảm xúc và tinh thần.

Xem thêm:  Tư Vấn Tâm Lý Học Đường Là Gì?
Nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn lưỡng cực
Việc con người quá ưu tư hay sống theo dư luận cũng gây ra RLLC

Biện pháp phòng ngừa hội chứng RLLC

Trước hết, cần phát hiện sớm triệu chứng và có những pháp đồ điều trị phù hợp để giúp người mắc hạn chế hậu quả không đáng có.

Nên thường xuyên trò chuyện, trao đổi và chia sẻ với người bệnh cũng là cách hay. Việc giúp đỡ cũng như động viên tinh thần người mắc rối loạn lưỡng cực.

Tổ chức các hoạt động mang tính tích cực để người bệnh không rơi vào khủng hoảng sâu như đi bộ dã ngoại, cắm trại, tham gia các nhóm điều trị để cập nhật trao đổi thông tin cũng là phương pháp hiệu quả để hạn chế và giải quyết vấn đề này.

Xem thêm:

Lời kết

Hy vọng qua bài viết trên trong “Kiến thức tâm lý học” của Thanh Bình Psy, có thể giúp mọi người giải được thắc mắc “Rối loạn lưỡng cực là gì?”. Mong rằng với nhận kiến thức trên, sẽ giúp cho bạn nhận biết được biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị về loại bệnh tâm lý này. Nếu có gặp phải vấn đề hay thắc gì về tâm lý hãy liên lạc ngay với Thanh Bình Psy để được tư vấn qua thông tin bên dưới

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 551 Lê Văn Khương, Quận 12, TPHCM
  • Hotline/Zalo: 0372.951.520
  • Email: Thanhbinhpsy@gmail.com
  • Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/thamvantamlythanhbinhpsy/
  • Địa chỉ Website: https://thanhbinhpsy.com/