Rối loạn nhận thức là gì?

Rối loạn nhận thức là gì được không ít bạn đọc thắc mắc trong quá trình quan tâm đến lĩnh vực tâm lý học. Đây là một triệu chứng xảy đến khá âm thầm nhưng lại có sức ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống thường ngày. Bài viết hôm nay Thanh Bình SPY sẽ cập nhật chi tiết về rối loạn nhận thức. Nhằm giúp bạn đọc tìm được lời giải chính xác dành cho băn khoăn của mình nhé!

Hỏi đáp ngay: Rối loạn nhận thức là gì?

Thực tế khi quan tâm đến lĩnh vực tâm lý học, việc băn khoăn rối loạn nhận thức là gì cũng tương đối dễ hiểu. Bởi kiến thức thuộc ngành học này vô cùng đa dạng & phong phú, do đó việc tìm tòi để làm dày kiến thức của mình là điều hoàn toàn cần thiết.

Rối loạn nhận thức là gì
Rối loạn nhận thức là bệnh lý tâm thần tương đối nguy hiểm.

Được biết rối loạn nhận thức là một triệu chứng rối loạn sức khỏe tâm thần sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nhận thức của người bệnh. Đối với bất cứ rối loạn nhận thức nào thì bệnh nhân cũng sẽ luyện tập phục hồi chức năng. Kể cả đối với những nguyên nhân bên ngoài tác động gây tổn thương tới não bộ. Cụ thể có một số đặc điểm về rối loạn nhận thức mà bạn nên lưu ý để có thể dễ dàng nhận biết hơn:

  • Rối loạn kỹ năng vận động
  • Rối loạn phát triển
  • Suy giảm nhận thức
  • Sa sút trí tuệ
  • Chứng hay quên
Xem thêm:  Bệnh Viện Tâm Thần Thanh Hóa - Cơ Sở Khám Chữa Bệnh Uy Tín

Lý do chính gây ra rối loạn nhận thức?

Qua định nghĩa rối loạn nhận thức là gì vừa được chúng tôi cập nhật, chắc rằng bạn đọc đã phần nào hiểu được về triệu chứng rối loạn sức khỏe tâm thần này. Thực tế có khá nhiều nguyên nhân gây ra trình trạng rối loạn nhận thức. Có thể là mất cân bằng nội tiết cơ địa, di truyền hoặc do yếu tố môi trường tác động.

Nếu nguyên nhân chính khiến cho cơ thể xảy ra rối loạn nhận thức là do môi trường tác động, phần lớn là do việc thiếu dưỡng chất & sự tương tác trong những giai đoạn phát triển của cơ thể. Ví dụ như: Lạm dụng chất kích thích hoặc xảy ra chấn thương đến não bộ.

Rối loạn nhận thức là gì
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bệnh lý rối loạn nhận thức hình thành.

Triệu chứng của rối loạn nhận thức

Để nhận biết ra bệnh lý rối loạn nhận thức của bệnh nhân, thông thường bác sĩ sẽ phán đoán thông qua những triệu chứng nổi bật như sau: Sự hoang mang, nhầm lẫn danh tính, phối hợp vận động kém hoặc suy giảm khả năng phán đoán. Cụ thể dưới đây chúng tôi sẽ cập nhật chi tiết nhằm giúp bạn đọc thêm hiểu rõ về rối loạn nhận thức là gì:

Triệu chứng cảm xúc

Nhắc đến rối loạn nhận thức, cảm xúc là triệu chứng thường được bác sĩ phát hiện ra chính xác nhất thông qua những biểu hiện như: Cảm xúc bộc phát, đẩy mọi ra xa hoặc tự cô lập bản thân,… Khiến cho người thân & bạn bè khó giúp đỡ.

Triệu chứng thể chất

Thể chất cũng là triệu chứng rất phổ biến của rối loạn nhận thức. Người bệnh thường cảm thấy: Choáng váng, bối rối, đờ đẫn,… với những sự việc xung quanh ảnh hưởng mình. Sự phối hợp vận động này thường ảnh hưởng trực tiếp đến những rối loạn nhận thức thần kinh & tâm lý dẫn đến nhiều hành vi thể chất bất thường.

Xem thêm:  Tinh thần đoàn kết là gì? Ý nghĩa của tính đoàn kết

Triệu chứng trầm cảm

Thực tế trầm cảm & rối loạn nhận thức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Hầu hết nhiều bệnh nhân trầm cảm sau một thời gian mắc bệnh đều dẫn tới việc rối loạn nhận thức. Ví dụ như: Khó suy nghĩ rõ ràng, không thể ghi nhớ đầy đủ thông tin,… khiến cơ thể người bệnh luôn cảm thấy dường như bản thân đã đánh mất gì đó & khó lấy lại được.

Rối loạn nhận thức là gì
Trầm cảm & rối loạn nhận thức thường đi kèm với nhau bởi mối quan hệ chặt chẽ.

Nghiện ngập

Việc sử dụng hoặc lạm dụng chất kích thích đã nâng cao tỷ lệ mắc bệnh rối loạn nhận thức đến mức “báo động”. Những hoạt chất độc hại có trong những thực phẩm – đồ uống kích thích đều làm giảm khả năng nhận thức của cơ thể. Khiến cho quá trình hoạt động thần kinh kém hơn bao giờ hết.

Ảnh hưởng của rối loạn nhận thức với cơ thể

Những sự bất ổn định của rối loạn nhận thức thường kéo theo những ảnh hưởng đáng kể đối với cơ thể như: Tác động ngắn hạn và dài hạn. Cụ thể tác động ngắn hạn phổ biến nhất đó chính là mất trí nhớ, lú lẫn & thiếu phối hợp với người khác. Nếu không điều trị kịp thời, những ảnh hưởng trên sẽ diễn biến nặng hơn. Có thể khiến người bệnh quên tên & khuôn mặt người thân hoặc thiếu kiểm soát đối với cảm xúc & hành động của mình!

Những loại thuốc điều trị rối loạn nhận thức

Hiện nay có khá nhiều loại thuốc đặc trị dành cho bệnh lý rối loạn nhận thức. Mặc dù khó có thể chữa khỏi vĩnh viễn căn bệnh này, tuy nhiên sẽ cải thiện được những triệu chứng khó khăn để tránh ảnh hưởng tới cuộc sống. Thông thường bác sĩ sẽ kê toa những viên uống như:

Xem thêm:  Tìm Hiểu Về Nhà Tâm Lý Học Mamie Phipps Clark
Rối loạn nhận thức là gì
Thuốc điều trị rối loạn nhận thức thường ức chế việc suy giảm trí nhớ & ngăn ngừa trầm cảm.
  • Chất bổ sung
  • Thuốc ngăn ngừa mất trí nhớ & cải thiện chức năng nhận thức cho não bộ
  • Thuốc điều trị chứng trầm cảm

Nhằm ức chế quá trình suy giảm trí nhớ, đồng thời kéo dài nhận thức của cơ thể trong nhiều năm nay. Tuy nhiên những loại thuốc trên đều ít nhiều sẽ có tác dụng phụ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ. Do đó, bệnh nhân nên nhận được khuyến cáo & phác đồ điều trị chính xác của bác sĩ để cơ thể mau chóng phục hồi hơn!

Tham khảo thêm:

Lời kết

Với những thông tin mà Thanh Bình SPY đã chia sẻ, chắc hẳn bạn đọc đã tìm được lời giải đáp chính xác dành cho câu hỏi rối loạn nhận thức là gì của mình rồi. Nếu bạn cần tìm đọc thêm những bài viết khác liên quan đến lĩnh vực tâm lý học, hãy vui lòng truy cập vào website của chúng tôi nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ THANH BÌNH SPY

  • Địa chỉ: KCN An Sương, quận 12, TP HCM
  • Hotline: 0372 951 520
  • Email: thanhbinhspy@gmail.com
  • Website: http://thanhbinhspy.com/