Rối loạn phản ứng gắn bó là kết quả tâm lý của những trải nghiệm tiêu cực với người chăm sóc. Thông thường, xuất hiện từ thời thơ ấu. Nhận biết được dấu hiệu cũng như triệu chứng của tình trạng này là cần thiết cho người mẹ hay người chăm sóc chính của trẻ. Bài viết dưới đây Thanh Bình Psy sẽ giúp các bạn có được những thông tin quan trọng về chứng bệnh này.
Rối loạn phản ứng gắn bó được hiểu là gì?
Rối loạn phản ứng gắn bó còn được gọi là Reactive Attachment Disorder. Đây là một chứng bệnh rất hiếm gặp nhưng vô cùng nghiêm trọng. Theo đó, trẻ sơ sinh trẻ nhỏ không hình thành mối quan hệ gia đình theo hướng tích cực.
Rối loạn tính phản ứng gắn bó có thể tiến triển khi nhu cầu thiết yếu về sự thoải mái hay thấu hiểu, dưỡng dục không đủ đáp ứng. Hơn nữa, sự yêu thương, quan tâm của gia đình không đủ đầy. Vì thế, các mối quan hệ ổn định với mọi người thường không được hình thành.
Đối với các trẻ mắc hội chứng bệnh này khi điều trị vẫn có thể tái hình thành phản ứng gắn bó. Từ đó, trẻ sẽ tạo được các mối quan hệ ổn định, lành mạnh hơn với cha mẹ và người thân của mình.
Xem thêm: Rối loạn khí sắc là gì?
Biểu hiện mức chứng phản ứng gắn bó rối loạn
Reactive Attachment Disorder có những biểu hiện cụ thể. Người bệnh hoàn toàn có thể nhận biết và phát hiện thông qua các triệu chứng cơ bản bao gồm:
- Luôn trong trạng thái buồn bã, lo sợ mà không rõ các nguyên nhân. Bệnh nhân thường đối mặt với tình trạng dễ bị kích thích.
- Dáng vẻ người bệnh luôn bơ phờ, mệt mỏi.
- Bệnh nhân không thể cười.
- Người bệnh không có hứng thú chơi các trò chơi tương tác.
- Bệnh nhân mất khả năng đáp trả bằng hành động.
Nguyên nhân mắc chứng Reactive Attachment Disorder
Không có các nguyên nhân cụ thể gây ra chứng bệnh Reactive Attachment Disorder. Theo các chuyên gia, nguy cơ tiến triển bệnh xuất phát từ sự thờ ơ của xã hội. Hoặc không tạo được điều kiện để phát triển các mối quan hệ gắn bó. Điều này khiến cho tình trạng bệnh của bệnh nhân không ngừng tăng cao.
- Người bệnh sống trong nhà nuôi dạy trẻ mồ côi.
- Bệnh nhân thường xuyên thay đổi môi trường sống hay người chăm sóc.
- Cha mẹ có mắc rối loạn tâm lý một cách trầm trọng. Bệnh nhân có hành vi phạm tội hay nghiện rượu.
- Người bệnh đã từng có thời gian chia cắt với gia đình trong một thời gian dài.
Biến chứng của tình trạng rối loạn phản ứng
Rối loạn phản ứng gắn bó có thể kéo dài trong suốt nhiều năm. Đồng thời, có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng suốt đời. Một số các nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra rằng trẻ em vị thành niên mắc rối loạn phản ứng gắn bó có thể trở nên tàn nhẫn, không có cảm xúc dẫn tới hành vi xấu với những người xung quanh.
Việc rối loạn cảm xúc có thể khiến người bệnh sống xa lánh với mọi người. Đồng thời, gặp nhiều khó khăn trong hoạt động giao tiếp với mọi người. Đây là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng đối với mỗi người trong sinh hoạt, làm việc sau này.
Tin thêm: Rối loạn trầm cảm tái diễn là bệnh gì?
Phương pháp cải thiện chứng Reactive Attachment Disorder
Trẻ em mắc chứng rối loạn phản ứng gắn bó có khả năng hình thành các mối quan hệ gắn bó. Tuy nhiên, bị cản trở từ các hành vi trong suốt thời gian sống. Đa số các trẻ em đều rất sôi nổi, năng động ngay cả trường hợp trẻ ít được quan tâm hoặc sống trong trại trẻ mồ côi phải thay đổi người chăm sóc liên tục.
Việc can thiệp sớm chứng bệnh này có thể cải thiện được hiệu quả. Không có tiêu chuẩn điều trị nào cho chứng rối loạn phản ứng gắn bó. Tuy nhiên, đều yêu cầu sự hợp tác giữa trẻ và người chăm sóc.
Mục tiêu điều trị
- Giúp người bệnh có cuộc sống an toàn, ổn định.
- Phát triển tương tác tích cực với các mối quan hệ với người thân, cha mẹ.
Cách thức điều trị
Các phương pháp được thực hiện đối với tình trạng rối loạn phản ứng gắn bó bao gồm:
- Khuyến khích sự phát triển của trẻ bằng sự yêu thương, quan tâm cũng như chăm sóc của cha mẹ.
- Hạn chế thay đổi người chăm sóc tăng sự gắn bó giữa trẻ với người trực tiếp chăm sóc.
- Tạo môi trường tích cực, kích thích sự tương tác của trẻ.
- Cung cấp đáp ứng được nhu cầu về y tế, sự an toàn và nơi ở.
Một số các phương thức điều trị khác có khả năng tác động, ảnh hưởng tới trẻ bao gồm:
- Tham vấn tâm lý cho gia đình và các cá nhân.
- Giáo dục cho người chăm sóc về tình trạng của bệnh. Đồng thời, định hướng giúp các con có được những cách nhìn nhận đúng hướng về tình trạng tâm lý của mình.
- Các lớp học kỹ năng làm cha mẹ để biết cách quan tâm hơn tới con trẻ và những suy nghĩ, tâm tư của các con ở mọi lứa tuổi.
Tìm hiểu thêm:
- Dịch vụ sàng lọc tâm lý chuẩn xác tại Thanh Bình PSY
- Dịch vụ tham vấn tâm lý tại nhà ở HCM
Rối loạn phản ứng gắn bó bao gồm các dấu hiệu và các nguyên nhân gây bệnh. Hy vọng có thể giúp cho người chăm sóc trẻ sớm nhận diện được khi trẻ gặp phải các vấn đề. Trong các trường hợp cần thiết, trẻ cần được đưa đi khám tại các trung tâm khám bệnh và trị liệu. Hy vọng những thông tin cụ thể trên đây từ Thanh Bình Psy sẽ giúp các bạn có được những tin tức cụ thể về tình trạng bệnh này.