Trầm cảm là căn bệnh đang dần trở nên phổ biến hơn trong xã hội hiện đại. Bệnh gây nên những tác động tới gia đình, xã hội. Điều đáng nói hơn cả là căn bày rất dễ tái phát dẫn tới rối loạn trầm cảm tái diễn. Bài viết dưới đây Thanh Bình Psy sẽ giúp các bạn hiểu được một cách cụ thể hơn về căn bệnh nguy hiểm này.
Rối loạn trầm cảm tái diễn được hiểu là gì?
Trầm cảm là căn bệnh không quá xa lạ với mọi người và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Những người mắc bệnh thường sẽ có biểu hiện đặc trưng như khí sắc trầm buồn, chán nản và tuyệt vọng. Họ không còn bất cứ hứng thú nào với xung quanh.
Rối loạn trầm cảm tái diễn trong tâm lý được gọi là rối loạn cảm xúc mã hóa. Loại hình trầm cảm này được đặc trưng bởi sự lặp đi lặp lại của các giai đoạn trầm cảm đã được xuất hiện trước đó.
Trầm cảm tái diễn được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau theo từng quan điểm của mỗi nhà nghiên cứu. Trong đó có 4 giai đoạn chủ yếu bao gồm:
- Giai đoạn trầm cảm tái diễn nhẹ.
- Giai đoạn trầm cảm tái diễn vừa.
- Giai đoạn trầm cảm tái diễn nặng.
- Giai đoạn trầm cảm tái diễn thuyên giảm.
Triệu chứng của rối loạn trầm cảm lặp lại
Mỗi giai đoạn người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng, dấu hiệu nhận biết chứng trầm cảm. Tuy nhiên, càng về sau mức độ nghiêm trọng sẽ dần tăng cao. Theo các chuyên gia tâm lý, nguy cơ người mắc trầm cảm có biểu hiện tái phát bệnh trong khoảng 1 năm đầu sau điều trị. Một số các triệu chứng thường gặp ở các trường hợp tái phát bệnh này đó là:
- Khí sắc suy giảm, thường xuyên có cảm giác chán nản, tuyệt vọng và ủ rũ.
- Người bệnh mất dần hứng thú với các hoạt động ở bên ngoài kể cả những công việc bản thân từng rất yêu thích.
- Người bệnh có cảm giác mệt mỏi, thiếu sức sống.
- Liên tục mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không được sâu giấc.
- Nhạy cảm hơn, dễ khóc, cáu gắt và tức giận vô cớ với mọi người xung quanh.
- Ngại giao tiếp, không muốn trò chuyện hay gặp gỡ mọi người.
- Mất tập trung, giảm chú ý và không thể đưa ra được quyết định hay lựa chọn.
- Trí nhớ bị suy giảm và hạn chế, lúc nhớ lúc quên.
- Suy nghĩ nhiều về cái chết và lên kế hoạch cho việc tự sát.
Thông tin mới:
- Suy nhược thần kinh là bệnh gì?
- Nguyên nhân rối loạn tâm thần do rượu
Rối loạn trầm cảm tái diễn nguyên nhân vì sao?
Rối loạn trầm cảm lặp lại nếu được phát hiện sớm trong giai đoạn đầu, áp dụng nhanh các biện pháp điều trị thích hợp người bệnh sẽ sớm được điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, căn bệnh này có nhiều khả năng tái phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể như sau:
- Đặc trưng giới tính nữ có khả năng tái phát bệnh cao hơn so với nam giới.
- Đối tượng trên 30 tuổi, người già có nhiều nguy cơ tái phát.
- Người thường có mâu thuẫn, xung đột với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
- Người bị trầm cảm nặng trong thời gian dài.
- Người đã lạm dụng các chất kích thích, gây nghiện.
- Người có kèm các bệnh mãn tính.
- Người có tiền sử rối loạn trầm cảm tái phát.
Trong đó, nguyên nhân chính thường xuất phát từ việc người bệnh không điều trị dứt điểm, hoặc tự ý ngưng sử dụng thuốc đột ngột. Hoặc người bệnh đang gặp phải một số các vấn đề tổn thương tâm lý không thể tháo gỡ.
Rối loạn trầm cảm lặp lại có nguy hiểm hay không?
Việc tái diễn mức độ trầm cảm đều có mức độ nguy hiểm cao hơn so với thời gian đầu. Đặc biệt là đối với các trường hợp rối loạn trầm cảm lặp lại nguy cơ tự sát ở người bệnh tăng cao, nếu không kịp thời phát hiện và ngăn chặn tốt.
Nhiều trường hợp bệnh nhân cố tình che giấu hay tự lừa dối bản thân về tình trạng bệnh tái phát của mình. Họ không muốn chấp nhận việc mình phải đối mặt với bệnh một lần nữa. Lúc này, họ cảm thấy bế tắc, tuyệt vọng khi rơi vào tình trạng này. Thế nhưng, điều này vô tình khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Đồng thời, quá trình điều trị bệnh cũng gặp nhiều trở ngại và khó khăn hơn.
Rối loạn trầm cảm lặp lại có thể gây ra nhiều hậu quả cũng như hệ lụy nguy hiểm. Bệnh không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt mà còn đe dọa tới tính mạng của người bệnh. Thực tế đã có nhiều trường hợp tự sát vì tình trạng này.
Rối loạn trầm cảm lặp lại có chữa được không?
Việc điều trị rối loạn trầm cảm tái phát phụ thuộc vào từng giai đoạn, cũng như số lần phát bệnh của mỗi người. Người bệnh cần thực sự nghiêm túc, tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ để đảm bảo được quá trình điều trị giúp mang tới kết quả cải thiện tối ưu.
Điều trị tâm lý
Đối với các vấn đề sức khỏe tâm thần phương pháp được áp dụng nhiều nhất. Cũng bởi biện pháp này vừa đạt hiệu quả, vừa đảm bảo mức độ an toàn đối với người bệnh Đồng thời, có thể áp dụng được cho hầu hết các đối tượng.
Thông qua hoạt động trò chuyện tâm lý, trao đổi trực tiếp với các chuyên gia bệnh nhân sẽ dần hiểu được rõ các vấn đề cụ thể của bệnh nhân. Các chuyên gia tâm lý cũng sẽ sử dụng các kỹ thuật chuyên ngành để khai thác rõ gốc rễ của bệnh. Nhờ đó, hỗ trợ bệnh nhân tìm được hướng giải quyết vấn đề tốt hơn. Đồng thời, hạn chế tình trạng bệnh tái phát về sau.
Xem thêm: Dịch vụ sàng lọc tâm lý tại nhà chính xác 99%
Điều trị bằng thuốc
Các trường hợp trầm cảm tái diễn có mức độ nghiêm trọng hơn mức ban đầu. Vì thế, hầu hết bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc chống trầm cảm để kiểm soát cũng như cải thiện bệnh được tốt hơn. Bên cạnh đó, một số các trường hợp được hướng dẫn sử dụng thêm các loại thuốc như: Thuốc bình thần, thuốc an thần kinh, thuốc điều chỉnh khí sắc.
Rối loạn trầm cảm tái diễn là tình trạng bệnh nguy hiểm có thể tăng nguy cơ tự sát của người bệnh bất cứ lúc nào. Vì thế, bệnh nhân cần nghiêm túc trong quá trình điều tị bệnh để chữa khỏi tận gốc căn nguyên của bệnh. Thanh Bình Psy với đội ngũ các chuyên gia tâm lý chuyên nghiệp sẽ luôn đồng hành cùng bạn trên con đường cải thiện chứng trầm cảm.