Sociopath là gì và những dấu hiệu để nhận biết

Sociopath là gì? Đây là căn bệnh tâm thần nguy hiểm nhưng khó bị phát hiện và có thể gây ra mối đe dọa cao. Tuy nhiên, trên thực tế khá ít trường hợp mắc phải căn bệnh trên, chính vì thế những kiến thức về bệnh cũng như dấu hiệu của bệnh cũng ít có người biết đến. Hãy để Thanh Bình Psy giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về Sociopath thông qua nội dung bài viết sau.

Khái quát về chứng bệnh Psychopath

Sociopath là gì và có những dấu hiệu biểu hiện thế nào? Mọi người hãy cùng tìm hiểu về chứng bệnh này qua các thông tin chi tiết sau đây nhé.

Sociopath là gì?

Sociopath – Chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội
Sociopath – Chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội

Sociopath là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng rối loạn sức khỏe tâm thần hay rối loạn nhân cách chống đối xã hội, điều đáng nói là tình trạng này sẽ rất khó bị phát hiện bởi chính người bệnh hoặc những người xung quanh. Sở dĩ nói như vậy bởi những người mắc phải bệnh Sociopath thường không bộc lộ những điểm khả nghi, thậm chí, so với người bình thường họ đôi khi còn có vẻ vượt trội hơn về một số khía cạnh.

Nhưng ẩn chứa bên trong đó lại là một bộ mặt tự cao tự đại, không thấu hiểu cho cảm xúc của người khác, có xu hướng vô cảm và thậm chí là những suy nghĩ về hành vi mang tính chất chống đối cộng đồng. Theo bằng chứng thực tế đã chỉ ra, phần lớn những tội phạm giết người đều được chẩn đoán mắc phải tình trạng rối loạn nhân cách Sociopath. Trong đó, người nghiện rượu nặng hoặc người lạm dụng ma túy là đối tượng phổ biến nhất.

>>Đọc thêm: Kỹ năng Deep Work giúp cải thiện hiệu suất công việc

Nguyên nhân hình thành nên bệnh Sociopath là gì?

Tính đến thời điểm hiện tại, những nhà tâm lý học vẫn chưa thể xác định chính xác những nguyên nhân gây ra chứng rối loạn nhân cách Sociopath. Tuy nhiên, một số trường hợp sau đây đang được phỏng đoán có khả năng hàng đầu dẫn đến chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội, cụ thể:

  • Di truyền: nguyên nhân dẫn đến tình trạng Sociopath là gì? Di truyền được cho là có nhiều khả năng trong việc hình thành chứng rối loạn nhân cách. Bên cạnh đó, chính hoàn cảnh sống cũng có thể trở thành yếu tố hàng đầu dẫn đến vấn đề tâm lý này.
  • Một vài sự thay đổi của não bộ do quá trình nhận thức về thế giới xung quanh, do tác động của bệnh lý hoặc do chấn thương gây ra cũng có thể làm tăng nguy cơ Sociopath ở người bình thường.
  • Bên cạnh đó, chứng rối loạn hành vi thời thơ ấu, trẻ nhỏ bị bỏ rơi, bị lạm dụng, hành hạ, có cuộc sóng bạo lực hay phải đối mặt với thảm cảnh,…cũng rất dễ mắc phải chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Trong đó, nam giới thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nữ giới.
Xem thêm:  IQ là gì? Những điều có thể bạn chưa biết về chỉ số IQ

Một số dấu hiệu thường gặp ở người bị Sociopath là gì?

Bệnh Sociopath rất nguy hiểm
Bệnh Sociopath có thể do di truyền

Có thể nói, người bị Sociopath không những luôn có ý muốn thao túng người khác, chống đối và thiếu sự đồng cảm mà cái chính họ ngụy trang rất giỏi để người khác không nhận thấy điều đó. Chính vì thế, để biết được một người có bệnh Sociopath hay không hoàn toàn không đơn giản mà cần phải trải qua quá trình chẩn đoán rất phức tạp. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận biết thông qua một số dấu hiệu chung như sau:

Không có sự đồng cảm

Người bị Sociopath gần như không có được sự đồng cảm như người bình thường. Và điều này thể hiện rất rõ khi họ phạm tội hoặc làm một việc sai trái nhưng không mảy may có cảm giác tội lỗi trong thâm tâm, thậm chí là giết người.

Và cũng chính vì thiếu sự đồng cảm với người khác nên người mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội thường cảm thấy rất khó khăn trong việc tạo ra những liên kết cảm xúc với mọi người xung quanh. Hoặc nếu có, mối quan hệ đó cũng phát sinh từ lợi ích cá nhân nhằm mục đích trục lợi, lợi dụng đối phương với bất kỳ thủ đoạn nào có thể sử dụng.

Một số dịch vụ tư vấn tâm lý tốt:

Có thể biểu hiện sự hung hăng và bạo lực

Những dấu hiệu hay gặp của Sociopath là gì?
Những dấu hiệu hay gặp của Sociopath là gì?

Một số người mắc Sociopath dễ bộc lộ sự hung hăng, bạo lực không chỉ trong hành động mà còn có thể là hội thoại. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta rất dễ nhầm lẫn biểu hiện trên chính là bản tính của họ hoặc do cơn say xỉn gây ra. Nhưng thực chất đi kèm theo đó, họ thường có thái độ coi thường cảm xúc của tất cả mọi người, luôn tỏ thái độ thích gây sự và thậm chí là dễ gây ra những hành vi nguy hiểm, gây thương tích hoặc làm ảnh hưởng đến tính mạng.

Xem thêm:  3 cách giải quyết mâu thuẫn vợ chồng

>>Đọc thêm: Neuroplasticity là gì và những đặc tính quan trọng

Vô trách nhiệm

Một dấu hiệu khác cho thấy một người đã mắc phải tình trạng Sociopath chính là thái độ vô trách nhiệm đối với bất cứ mối liên hệ nào với họ, kể cả gia đình, người thân, vợ chồng và con cái. Họ không muốn nuôi dưỡng, chăm sóc gia đình. Và đối với xã hội, các trách nhiệm công dân càng bị xem nhẹ, buông bỏ như không chấp hành luật pháp, không đóng thuế, tiền điện nước,…

Một số dấu hiệu khác giúp bạn nhận biết Sociopath là gì?

  • Đây là kiểu người luôn bất chấp đúng sai.
  • Liên tục dùng những lời nói dối của mình để bóc lột, hành hạ hoặc thao túng người khác.
  • Họ luôn ở trong trạng thái kiêu ngạo, thấy rằng bản thân mình vượt trội hơn người khác.
  • Tính cách bốc đồng.
  • Có thể xuất hiện những hành vi phạm tội, gây tổn thương đến tinh thần, thể xác người khác.

Sociopath và Psychopath có giống nhau không?

sociopath là gì
Phân biệt sự khác nhau giữa hai chứng bệnh Sociopath và Psychopath

Với những thông tin ở trên mọi người đã hiểu về khái niệm Sociopath là gì rồi. Vậy Sociopath và Psychopath có giống nhau không? Mặc dù hai chứng bệnh này đều được xếp chung vào danh sách các bệnh liên quan đến rối loạn nhân cách chống đối xã hội, tuy nhiên vẫn có vài điểm khác biệt.

  • Nguyên nhân hình thành nên chứng bệnh Sociopath phần lớn là do ảnh hưởng từ bạo lực tinh thần hay sang chấn tâm lý. Trong khi đó lý do dẫn đến chứng bệnh Psychopath là vì các thiếu sót bẩm sinh ở trong não bộ và sinh lý. Qua đó gây ra các tình trạng mất kiểm soát về hành vi và cảm xúc.
  • Bệnh nhân Psychopath thường không cảm thấy tội lỗi sau khi gây nên những hành vi, hành động sai trái. Người mắc phải chứng bệnh này biết cách làm thế nào lấy được lòng tin của người thân quen để lợi dụng họ. Ngược lại với người bệnh Sociopath lại nhận thức được hành vi của mình nhưng lại bỏ qua cảm nhận tội lỗi đó để tiếp tục hành vi của bản thân.
  • Người mắc bệnh Psychopath có đặc điểm tính cách là vô cảm và lạnh lùng, trong khi đó người bệnh Sociopath lại thiên về kiểu nóng nảy và khó kiểm soát được hành vi cá nhân.
  • Một điểm khác giữa hai chứng bệnh này là người bệnh Psychopath biết cách lên kế hoạch, bình tĩnh trước các sự vật sự việc xảy ra quanh họ. Còn đối với người bệnh Sociopath thường hành động theo cảm tính, ít khi nghĩ đến hậu quả về sau.
Xem thêm:  Hội chứng Rett - Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Người mắc Sociopath có nguy hiểm không?

Những người mắc Sociopath có thể trở nên rất nguy hiểm
Những người mắc Sociopath có thể trở nên rất nguy hiểm

Trong thực tế, những người mắc Sociopath thường là một kẻ thao túng tinh thần người khác bậc thầy. Họ có thể dễ dàng thao túng, kiểm soát cảm xúc của người khác để gây nghi ngờ, rắc rối trong tập thể chung.

Do không có cảm giác tội lỗi, ảnh hưởng bởi lương tâm, một số người Sociopath  thường nguy hiểm và liều lĩnh. Chính vì vậy đây có thể coi là một triệu chứng tâm thần nguy hiểm, cần cẩn trọng thật sự.

Kết luận

Như vậy, với những chia sẻ trên và hiểu được Sociopath là gì? có thể thấy rằng đây là căn bệnh tâm thần nguy hiểm. Chính vì thế, khi phát hiện một người có những dấu hiệu bất thường như vừa trình bày cần hết sức cẩn thận với lời nói và hành vi của bạn khi tiếp xúc với họ. Trong cuộc sống hàng ngày nên tránh làm việc căng thẳng quá mức, cần tăng cường thể thao từ đó cân bằng được sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.

Bạn cần cẩn trọng khi có ý định tiếp xúc với những người mắc căn bệnh này
Bạn cần cẩn trọng khi có ý định tiếp xúc với những người mắc căn bệnh này

Bạn có thể tham khảo các dịch vụ tham vấn tâm lý tại Thanh Bình Psy qua:

Thông tin liên hệ

  • Địa chỉ: 551 Lê Văn Khương, Quận 12, TPHCM
  • Hotline/Zalo: 0372.951.520
  • Email: Thanhbinhpsy@gmail.com
  • Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/thamvantamlythanhbinhpsy/
  • Địa chỉ Website: https://thanhbinhpsy.com/