Sốt tinh hồng nhiệt là một bệnh nhiễm trùng khá phổ biến trước đây, thậm chí gây nhiều nguy cơ nghiêm trọng cho bệnh nhân. Hiện nay, do sự phát triển của kháng sinh đã giúp bệnh ít nguy hiểm hơn hẳn chỉ khi không được điều trị mới dẫn đến các biến chứng tại tim, thận hay nhiều bộ phận khác của cơ thể, thậm chí có thể gây tử vong.Bài viết hôm nay, mời bạn hãy cùng THANH BINH PSY đi tìm hiểu về chứng bệnh này thông qua nội dung bên dưới nhé!
Sốt tinh hồng nhiệt là gì?
Sốt tinh hồng nhiệt do các vi khuẩn thuộc chủng liên cầu A gây nên, chúng bùng phát mạnh mẽ đối với bệnh nhân bị viêm họng. Liên cầu A có thể tiết ra một chất độc và tạo những phản ứng đặc trưng cho cơ thể người bệnh. Chẳng hạn như: Những nốt ban đỏ, mẩn đỏ khắp cơ thể.
Đôi khi các bệnh liên quan đến da những bệnh chốc cũng là căn nguyên của bệnh sốt tinh hồng nhiệt. Nếu là lý do này bạn sẽ thấy trẻ không hề bị viêm họng, nên cần cẩn thận theo dõi tránh nhầm lẫn nhé!
Đối tượng dễ mắc bệnh
Căn bệnh này ít khi gặp được những đứa bé dưới 2 tuổi đang bú mẹ, vì chúng vẫn còn được bảo vệ bởi những kháng thể kháng độc từ sữa mẹ. Tuy nhiên, bệnh vẫn thường gặp ở các đối tượng trẻ nhỏ từ 2 – 10 tuổi gây biến chứng nếu không được quan tâm điều trị sớm.
Đây không phải là bệnh lý hiếm gặp nhưng vì hiện nay đã có thuốc kháng sinh điều trị nên chúng không quá nguy hiểm, bạn không cần quá lo lắng.
Sốt tinh hồng nhiệt có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho trẻ như bệnh về viêm xoang, viêm tai, viêm phổi, thậm chí nghiêm trọng hơn là viêm não,…
Ngoài ra, bé cũng có khả năng gặp một số biến chứng nguy hiểm khác hơn sau vài tuần như viêm cầu thận, viêm tủy xương, cuối cùng là tử vong.
XEM THÊM: Dịch vụ tham vấn tâm lý tại nhà cùng chuyên gia
Sốt tinh hồng nhiệt là một bệnh truyền nhiễm
Liên cầu A có thể gây lây lan từ người này sang người khác thông qua đường giọt bắn bước bọt hoặc do hắt hơi hay ho. Ngoài ra, hiện tượng tiếp xúc với các tổn thương da hoặc dùng chung quần áo, vật dụng bị nhiễm khuẩn cũng sẽ gây lây nhiễm.
Do đó, nếu trong gia đình có bé bị bệnh này, bạn hãy chăm sóc kỹ lưỡng, tốt nhất là cách lý để tránh sự lây lan sang các bé khác nhé!
Các triệu chứng nhận biết trẻ bị sốt tinh hồng nhiệt
Bệnh thường chủ yếu bắt đầu với triệu chứng viêm họng, ho dữ dội, sốt hơn 38 độ C và nổi ban khắp người sau 2 – 3 ngày.
Một số bé ban đầu sẽ có hiện tượng lưỡi bị lốm đốm đỏ hoặc màu trắng, sau đó chúng chuyển sang sưng tấy.
Ban đỏ cũng dần dần xuất hiện sau khi bé có dấu hiệu sốt, những vùng đầu tiên chính là vùng dưới tai, cổ, ngực, nách, háng. Cuối cùng chúng lan dần sang những bộ khác trên toàn bộ khắp cơ thể.
Ban đỏ sẽ không nổi trên mặt, mặt chỉ đỏ bừng và da chuyển sang màu trắng khi ấn ngón tay vào những vùng bị ban. Ban đỏ gây ngứa ngáy cho bé, các nếp gấp trên cơ thể như nách hay khuỷu tay là nhiều nhất.
Các mạch máu trở nên mỏng manh có thể vỡ ra bất cứ lúc nào, tạo thành đường đỏ dưới da. Bé cũng sẽ ăn không ngon, có hiện tượng nôn, buồn nôn, ớn lạnh, đau nhức và sốt hành. Sau 5 ngày, các ban đỏ sẽ mờ dần gây bong da giống như bỏng nắng, tình trạng sốt không còn nhưng đau họng vẫn chưa hết.
Cần làm gì khi trẻ bị sốt tinh hồng nhiệt?
Nếu bạn phát hiện con bị những hiện tượng trên kèm sốt cao hãy mang bé đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ thăm khám ngay. Sau khi đến bệnh viện, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra cổ họng sưng đau và vùng da phát ban của bé.
Họ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm máu nếu phát hiện bé có dấu hiệu bị sốt tinh hồng nhiệt để chẩn đoán chính xác hơn. Từ đó họ mới có phương án điều trị phù hợp đúng liều, đúng bệnh cho hiệu quả tuyệt đối.
TIN THÊM: Dịch vụ đánh giá tâm lý tuổi học đường ở đâu uy tín?
Các phương pháp điều trị bệnh sốt tinh hồng nhiệt
Khi đã xác định đúng nguyên nhân gây bệnh cũng như triệu chứng cụ thể, bé cần được sử dụng kháng sinh đủ liều và đủ thời gian quy định. Sau khoảng 10 ngày điều trị, tình trạng sẽ thuyên giảm, tuy nhiên về da có thể sẽ kéo dài trong vài tuần.
Bạn không nên tự ý dừng thuốc kháng sinh, mọi thứ phải được tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh các biến chứng có thể diễn ra. Sau 48 giờ dùng kháng sinh, nếu bé vẫn có biểu hiện không hạ sốt, bạn hãy nhanh chóng đưa bé đến khám lại để được can thiệp sớm nhất nhé! Bác sĩ sẽ cho liệu trình điều trị mới có thể là mạnh hơn nhằm triệt hạ bệnh.
TIN HỮU ÍCH:
- Cần làm gì khi trẻ bị chậm nói?
- Rối loạn thách thức chống đối ở trẻ có phải là bệnh tâm lý?
Kết luận
Hy vọng rằng, với 7 vấn đề vừa được THANH BINH PSY giới thiệu ở trên, bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về sốt tinh hồng nhiệt nhé! Hiện nay, dù đã có kháng sinh điều trị nhưng vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa do vậy, nếu bé nhiễm bệnh bạn hãy chăm sóc thật cẩn thận nhé!