Trẻ chậm nói phải làm sao? Biện pháp giúp hỗ trợ hiệu quả nhất

Trẻ không phát triển về ngôn ngữ, nói líu lưỡi, phát âm thiếu chuẩn,… là nỗi lo mà nhiều bậc cha mẹ luôn canh cánh. Căn bệnh này nếu không được can thiệp kịp thời có thể sẽ gây nên nhiều thiệt thòi cho bé về sau chẳng hạn như trong sinh hoạt, giao tiếp. Thậm chí, rất có thể bạn sẽ bỏ qua nhiều bệnh lý nguy hiểm đi kèm theo đó. Chính vì vậy, chúng ta cần biết trẻ chậm nói phải làm sao để giúp trẻ sớm trở lại hành trình lớn lên bình thường như bạn bè đồng trang lứa khác.

Bài viết này, mời bạn hãy cùng THANH BINH PSY đi khám phá 7 biện pháp giúp hỗ trợ trẻ chậm nói hiệu quả nhất nhé!

Trẻ chậm nói phải làm sao?

Đối với những bé có dấu hiệu chậm nói, chúng thường không phát âm đúng chuẩn, đôi lúc còn nói ngọng, líu lưỡi. Nhiều cha mẹ cảm thấy như vậy rất thú vị, đáng yêu và bắt chước như thế để tạo ra tiếng cười cho gia đình.

Thế nhưng, bạn có biết rằng, một trong những nguyên tắc đầu tiên các chuyên gia khuyến cáo đối với trẻ chậm nói chính là không bắt chước. Việc nhạy lại cách nói của trẻ sẽ khiến trẻ nghĩ rằng mình nói đúng, dần dần chúng hình thành thói quen khó sửa. Về lâu về dài, trẻ sẽ khó sửa hơn, thậm chí nói sai, nói ngọng nhiều hơn trong giao tiếp.

Xem thêm:  5 dấu hiệu chồng ngoại tình mà chị em cần thuộc lòng
Hãy kiên nhẫn trò chuyện với trẻ để giúp bé phát triển ngôn ngữ nhiều hơn
Hãy kiên nhẫn trò chuyện với trẻ để giúp bé phát triển ngôn ngữ nhiều hơn

 

CÓ THỂ BẠN CẦN BIẾT:

Biện pháp giúp bé cải thiện tình trạng chậm nói

Nếu trẻ nhà bạn bị chậm nói thì hãy áp dụng theo các cách sau đây:

Luôn giao tiếp với trẻ ở vị trí ngang tầm mắt

Cha mẹ tuyệt đối không nên giao tiếp với trẻ từ trên nhìn xuống mà phải hạ thấp vị trí ngang tầm, bằng với mắt trẻ. Điều này sẽ gây sự chú ý cho trẻ tốt hơn, có sự tương tác ở mắt, tạo chiều sâu trong quá trình giao tiếp.

Ngoài ra, bạn cũng hãy gọi tên trẻ, yêu cầu bé nhìn mình để bé khắc sâu, ghi nhớ những hoạt động giao tiếp đó. Cứ thực hiện như vậy, bạn sẽ thấy rõ sự thay đổi tích cực nhiều hơn ở những bạn trẻ bị chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ.

Luôn nói to, rõ, dễ hiểu và nói chậm

Đối với những đứa trẻ không có khả năng phát triển ngôn ngữ bình thường, phụ huynh nên có một nguyên tắc bất di bất dịch. Đó là phải luôn nói chậm theo bé, nói rõ ràng, dễ hiểu để có thể dạy từng âm cho trẻ đến khi trẻ hoàn thiện được kỹ năng.

Một câu nói quá dài, bạn hãy ngắt nhịp nhiều lần để trẻ hiểu được câu nói tốt hơn và có phản ứng lại với lời cha mẹ nói. Đó là cách giúp bạn giải quyết được vấn đề đơn giản nhất khi không biết trẻ chậm nói phải làm sao.

Xem thêm:  Quan niệm về quan hệ bằng miệng, liệu chúng ta đã biết
Bạn có thể vừa trò chuyện cùng bé vừa giao tiếp bằng ánh mắt để kích thích trí não tăng khả năng nói của bé
Bạn có thể vừa trò chuyện cùng bé vừa giao tiếp bằng ánh mắt để kích thích trí não tăng khả năng nói của bé

Vận dụng những món đồ chơi hỗ trợ trẻ chậm nói

Bằng cách sử dụng những món đồ chơi như con thú, động vật nuôi, các con vật dưới nước,… cha mẹ có thể cùng con vừa chơi vừa học. Việc đọc tên chúng lớn lên cũng là cách giúp trẻ kết nối ngôn ngữ hiệu quả và nhanh chóng hơn.

Trẻ có thể ghi nhớ được hình ảnh mà còn in sâu cả tên của đồ chơi trong tiềm thức, cực kỳ đơn giản và hữu hiệu.

THÔNG TIN THÊM:

Thẻ học cũng là biện pháp tốt giúp trẻ chậm nói cải thiện

Trẻ chậm nói phải làm sao để khắc phục ngay tại nhà mà lại cho hiệu quả tối ưu? Bạn có thể dùng những thẻ học vẽ nhiều thứ về thế giới xung quanh như hoa, quả, đồ vật, con người,… Bạn vừa chỉ tay vừa đọc to để bé nghe rồi phát âm lại theo những từ đơn giản.

Việc làm này giúp kích thích trí não của trẻ, đồng thời giúp trẻ hứng thú hơn trong việc cải thiện hội chứng chậm nói. Bởi, đa phần những chiếc thẻ học này có rất nhiều hình ảnh, màu sắc đa dạng, bắt mắt khiến trẻ thích mê.

Tạo điều kiện cho trẻ tự xử lý thông tin khi giao tiếp

Mặc dù cần phải đồng hành cùng trẻ, những cũng có đôi khi cha mẹ phải để trẻ tự lập xử lý thông tin trong điều kiện cho phép. Chẳng hạn như cha mẹ đưa ra yêu cầu và chờ đợi trẻ phản ứng lại từ 5 – 10 phút để đánh giá xem trẻ thực hiện được không.

Thực hiện điều này nhiều lần trong những tình huống và trường hợp khác nhau giúp bạn phần nào làm giảm nguy cơ trẻ chậm nói.

Xem thêm:  Tổ chức Who là gì? Vai trò và nhiệm vụ của tổ chức là gì?

Nên cho trẻ gia nhập cộng đồng, đến lớp hoặc nhà trẻ

Ở lớp học, một cộng đồng nhiều đứa trẻ cùng trang lứa, con bạn sẽ phải tự lực nhiều hơn như tự ăn, tự uống, tự ngủ,… Thậm chí, trẻ cũng bắt buộc phải tự mình phát âm, chọn lọc ngôn ngữ để giao tiếp, đưa ra yêu cầu cũng như hoà nhập với bạn bè. Lúc này, chứng chậm nói cũng trẻ cũng tự khắc cải thiện dần dần và khắc phục được tốt hơn.

Đừng để trẻ một mình sẽ khiến bé trở nên nhút nhát và khó phát triển ngôn ngữ
Đừng để trẻ một mình sẽ khiến bé trở nên nhút nhát và khó phát triển ngôn ngữ

Tuyệt đối không để trẻ thường xuyên tiếp xúc với thiết bị điện tử

Đừng vì công việc hàng ngày quá bận rộn mà cha mẹ phó mặc con mình vào các thiết bị điện tử, không quan tâm, chăm sóc bé. Việc bạn không trò chuyện cùng bé chính là nguyên nhân khiến bé “sa lầy” nhiều hơn, tập trung hơn vào Tivi, iPad, điện thoại,…

Cuối cùng, trẻ sẽ hạn chế về khả năng giao tiếp, mắc chứng bị chậm nói và không thể phát triển ngôn ngữ như bé bình thường.

Kết luận

Cuối cùng, cha mẹ hãy nói chuyện với trẻ nhiều hơn, chia sẻ để vừa có thể hiểu bé vừa giúp bé phát triển kỹ năng nói tốt hơn. Nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu chậm nói, bạn hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán nhé! Hy vọng rằng, bài viết trẻ chậm nói phải làm sao này của THANH BINH PSY sẽ giúp ích cho bạn nhiều kiến thức hữu ích trong quá trình chăm con.