Tâm Lý Của Những Nhà Vô Địch Trong Các Môn Thể Thao

Khi bạn theo dõi các môn thể thao Olympic, môn thể thao ở cấp độ cao nhất, rõ ràng có những vận động viên vô địch có vẻ luôn làm rất tốt. Nhưng tất cả những thành tích mà các VĐV đạt được không chỉ qua kỹ năng và kinh nghiệm có được, mà một phần còn dựa vào sự vững vàng trong tâm lý của họ.

Cùng ThanhBinhPsy khám phá tâm lý của những nhà vô địch thể thao nhé.

Chuẩn bị tâm lý trước thi đấu

Chắc hẳn đa phần mọi người đều biết đến Ulsain Bolt, nhà vô địch Olympic 100m, 200m, không chỉ một mà hai lần, tại Olympic Bắc Kinh 2008 và Olympics London. Còn Michael Phelps, VĐV nhận được nhiều huy chương Olympic nhất mọi thời đại. Những VĐV này rõ ràng luôn làm rất tốt, cả ở mặt thể chất và tinh thần. Cũng thú vị khi biết rằng họ có những phương pháp trái ngược nhau.

Usain Bolt, với tất cả những trò đùa hài hước của mình, trước môn thi đấu khi cậu ấy vào vị trí. Michael Phelps lại có một phương pháp khác hẳn, anh ấy ngồi xuống, nghe nhạc, một cách tiếp cận nhiều suy tư và yên tĩnh hơn trước trận đấu của mình. Nhưng cả hai cách đều có hiệu quả.

Tâm lý học thể thao có lẽ mang một vai trò trong sự chuẩn bị thi đấu của họ, và có lẽ đó là lý do tại sao họ thành công. Sẽ thế nào khi mọi việc không đi đúng hướng?

Đây là một ví dụ khác. Trong Olympics London 2012, trong trận bóng đá chung kết, giữa hai đội Brazil và Mexico, Brazil là đội được yêu thích, mọi người mong đợi họ thắng, là đương kim vô địch Olympic. Họ là đội bóng cực kỳ dày dặn kỹ năng, trên lý thuyết, họ là đội giỏi nhất.

Mexico đã chơi rất tốt để tới được trận chung kết, nhưng không ai nghĩ họ sẽ thắng. Trong trận chung kết, Mexico đá với Brazil, những pha bóng tấn công vô cùng điệu nghệ, tạo nên một trận bóng vô cùng tuyệt vời. Và nhìn những cầu thủ người Brazil, cuối trận đấu, các cầu thủ hầu như đều cúi đầu, họ dường như đã bị đánh bại. Họ không thể hiểu tại sao lại không thể hiện được tốt như họ đã từng.

Có lẽ do việc quá tự mãn, quá tự tin và được kì vọng quá nhiều vào chức vô địch, đã khiến họ thất bại. Trong khi đội Mexico không còn gì để mất, họ đã tấn công hết sức mình, và cuối cùng kết quả là họ đã dành vô địch Olympic. Họ là nhà vô địch Olympic vượt trên cả sự yêu thích.

tam ly nha vo dich
Sự chuẩn bị tâm lý mang lại hiệu quả trong trận đấu

Xem thêm >>> Dịch Vụ Tư Vấn Tâm Lý Tại Nhà HCM

Tâm lý ảnh hưởng trong suốt cuộc đua/ trận đấu

Trong khi, các cầu thủ bóng đá khi mắc lỗi thường cố gắng rũ bỏ gánh nặng, tìm kiếm cơ hội lập công chuộc tội. Nhưng các tay đua xe F1 chỉ cần sai một ly, công sức mà họ đã bỏ ra trước đó sẽ bay đi cả dặm.

Sebatian Vettel – người đang dẫn đầu bảng điểm giải F1 2017 – cũng như các đối thủ hiểu rõ tầm quan trọng của tâm lý. Dưới cái nóng lên tới 40 độ trong buồng lái, ở vận tốc có lúc hơn 300 km/h, sự căng thẳng đè nén lên người họ không thể bị xem nhẹ. Họ có thể lâm vào thế nguy nan, thậm chí đối mặt với thần chết, nếu mắc sai lầm. Vettel cần giữ bình tĩnh ở phần còn lại của mùa giải.

Nhà vô địch F1 mùa 1979, Jody Scheckter từng mô tả nỗi sợ hãi khi không giữ được tâm lý vững vàng. Sang số nhưng vẫn nhấn ga, đánh lái ở tốc độ cao hay vào cua quá sớm là những hành động nguy hiểm ông từng thực hiện khi mất bình tĩnh. Kết quả là Scheckter phải giải nghệ năm 1980 vì lo sợ cho mạng sống của mình.

Scheckter từng cố gắng thuyết phục người bạn thân Gilles Villeneuve giữ bình tĩnh trước Bỉ GP năm 1982, nhưng không thành công. Câu chuyện bắt đầu từ chặng trước đó tại San Marino, đồng đội của Villeneuve tại Ferrari, Didier Pironi quyết định làm trái lời khuyên của ban lãnh đạo, vượt mặt tay đua người Canada để cán đích đầu tiên. Villeneuve giận dữ cùng cực và thề sẽ chiến thắng ở Bỉ bằng mọi giá.

Lo ngại của Scheckter trở thành sự thật khi bạn thân đua như điên cuồng ở Bỉ. Đến khúc cua kép hướng phải, Villeneuve quyết định tăng tốc với ý định lách sang phải Jochen Mass.

Xem thêm:  Liệu Pháp Nhận Thức – Hành Vi Là Gì?

Nhưng khi Mass nhìn vào gương chiếu hậu và thấy đối thủ lao thẳng đến với tốc độ cao, anh bèn lách sang phải để nhường đường. Điều tồi tệ nhất đã xảy ra, chiếc Ferrari của Villeneuve đâm vào đuôi xe Mass, bay lên không trung ở vận tốc hơn 200 km/h. Villeneuve ngừng thở chỉ 35 giây sau đó. trước cũng chứng kiến một vụ va chạm đáng chú ý nhất mùa giải.

Sau khi suýt tông trúng Lewis Hamilton ở một ngã rẽ, Vettel đã vọt lên và đánh lái sang, đâm vào lốp của tay đua người Anh để trả đũa. Sự mất bình tĩnh của tay đua người Đức cũng dễ hiểu, nhưng đó không phải hành động thường thấy ở những nhà vô địch.

tam ly nha vo dich 1
Sự mất bình tĩnh của tay đua không chỉ ảnh hưởng đến thắng bại mà còn cả tính mạng

“Tâm trí là yếu tố tiên quyết”, huyền thoại làng đua xe công thức một Sir Jackie Stewart khẳng định trong một buổi phỏng vấn năm 2004. “Các chàng trai F1 ngày nay đều có năng lực thần thánh. Nhưng chỉ có ‘cái đầu’ mới đưa họ trở thành những nhà vô địch huyền thoại như Fangio, Lauda, Prost, Senna hay Schumacher ngày trước. Luôn luôn là như vậy”, cựu tay đua người Anh nhấn mạnh.

Vettel hiểu rõ điều đó, bởi một tay đua nếu muốn đạt đến trình độ F1, cần trải qua bài học vỡ lòng là giữ cho tâm trí luôn thanh thản ở mỗi khi bước vào trường lái. “Khi bắt đầu khởi động máy, tôi không có thời gian để nghĩ về bất cứ điều gì cả”, Vettel chia sẻ. “Thậm chí đến lúc mắc sai sót, tất cả những gì tôi cần hướng đến là những khúc cua tiếp theo”.

Mục tiêu của các tay đua luôn là “gột sạch tâm trí” và “sống với thực tại”. Đó là cách Nadia Comaneci từng làm để trở thành vận động viên thể dục dụng cụ đầu tiên đạt điểm 10 hoàn hảo tại Olympic. Cô sẽ tìm một góc nhỏ, tĩnh lặng để chuẩn bị cho bài thi. Bởi một khi đã đặt tay lên những thanh xà, mọi ý nghĩ đều phải tan biến.

Sức mạnh của tâm trí sẽ mang tiếng nói quyết định

Nhưng không phải ai cũng có khả năng tự kiểm soát được bản thân. Felipe Massa từng chia sẻ rằng anh suýt chút nữa đã từ bỏ sự nghiệp đua xe F1 năm 2012: “Tôi nghĩ về rất nhiều chuyện trong đầu.

Phải chăng tôi đã hết thời? Hay là tôi nên rời Ferrari? Tôi không biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Tất cả những suy nghĩ ấy chiếm trọn tâm trí tôi”. Đầu mùa giải đó, Massa chỉ có bốn vòng đua đứng trong Top 10. Sự tự tin của anh bị giáng một đòn đau. Vettel chỉ cán đích thứ bảy tại Anh GP.

Trải qua nửa mùa giải, Massa tìm đến sự trợ giúp của một chuyên gia tâm lý thể thao. Mười vòng đua cuối cùng, anh đều hiện diện trở lại ở Top 10. Ferrari cũng giữ tay đua người Brazil ở lại thêm một mùa giải.

Phương pháp của Massa được nhiều vận động viên áp dụng, khi họ không đủ bản lĩnh để tự kiểm soát trí óc. Mika Hakkinen, người hai lần bước lên bục chiến thắng của F1, mới đây cũng bày tỏ sự biết ơn đối với một chuyên gia tâm lý học. “Tôi đã hiểu ra rằng mỗi khi đối diện với gánh nặng, tôi cần phải chia sẻ với một ai đó. F1 đòi hỏi thể chất tốt, nhưng tâm lý cũng phải vững vàng”, tay đua có biệt danh “Người Tuyết” nhận định.

Mùa 2016, Nico Rosberg giành chiến thắng trong cuộc đua nghẹt thở với Hamilton. Trước khi giải nghệ trên đỉnh vinh quang, tay đua người Đức tiết lộ: “Chúng tôi tập thể lực mỗi ngày, nhưng lại chẳng bao giờ rèn luyện tâm trí. Vì thế, tôi đã thuê một chuyên gia tâm lý riêng. Đó là lợi thế quyết định giúp tôi trở thành nhà vô địch thế giới”.

Vettel cũng đang so kè với Hamilton đến từng điểm số ở mùa giải này. Ở chặng đua tại Anh vừa qua, tay đua người Đức chỉ cán đích thứ bảy, để Hamilton thu hẹp cách biệt. Cả hai đều có tài năng, lái những chiếc xe tuyệt vời.

Khi khoảng cách chỉ là một điểm, sức mạnh của tâm trí sẽ mang tiếng nói quyết định.Có nhiều trường hợp vận động viên thể hiện rất tự tin, gặt hái được thành tích cao trong suốt những trận đầu mùa giải. Tuy nhiên, khi nào trung kết, họ lại thua với một đối thủ được đánh giá thấp hơn, và ngay khoảnh khắc đó, họ dường như gục gã. Vậy lý do vì sao?

Trường hợp này đã từng xảy ra với James Magnussen, ở trận chung kết bơi 100m tại Olympics London. Có lẽ cậu ấy đã quá tự tin, nhưng có lẽ sự tự tin cố hữu của cậu ấy trong các trận đấu đã đưa cậu ấy tới giải chung kết. Và có lẽ chính sự tự tin đó ngược lại chính là sự tự ti, bên trong cậu ấy không thật sự tự tin, mà lẽ ra cậu ấy nên tin tưởng vào khả năng của chính mình vì cậu ấy là người đứng đầu thế giới trong môn thi đấu đó.

Xem thêm:  Các Giai Đoạn Phát Triển Tâm Lý Của Con Người Theo Sigmund Freud
tam ly nha vo dich 2 1
Sức mạnh của tâm trí sẽ mang tiếng nói quyết định bạn có giành chiến thắng hay không

Những chiến lược tâm lý mà các vận động viên được huấn luyện

Vậy có lẽ tâm lý học giữ vai trò, cụ thể là, nó có thể giúp họ vượt qua lần thất bại thảm hại để tiến tới lần thi đấu tiếp theo. Cũng có những trường hợp VĐV không thể hiện được tốt trong những trận đấu, không nói là kết quả quá tệ, khiến mọi người không đặt sự kì vọng gì nhiều. Tuy nhiên, họ vẫn tự tin ở những trận kế tiếp và có khi giành được chức quán quân. Vậy lý do vì sao? Vậy điều gì đã tác động để họ có thể thực hiện được điều đó?

Vậy những VĐV ưu tú, huấn luyện viên và những con người vây quanh các VĐV, hiểu rất rõ về tầm quan trọng của tâm lý học thể thao và họ đã bắt đầu kiểm soát nó. Ngày nay trong các đội thường có nhà tâm lý học thể thao để theo dõi các VĐV.

Tâm lý học thể thao là một lĩnh vực khoa học, nghiên cứu và rèn luyện, chuẩn bị tâm lý trong thể thao. Nó đòi hỏi xác lập những kỹ thuật và chiến lược mà các VĐV cần có và ứng dụng, để họ được thi đấu trong tình trạng tốt nhất. Nó cũng giúp các VĐV đối mặt với sự trở lại, với những khó khăn và giúp họ trở lại từ những lần thất bại thảm hại, như với James Magnusse. Vậy chúng ta hãy bắt đầu tháo gỡ một vài chiến lược này, điều những nhà tâm lý học thể thao nói tới

Xem thêm >>> Dịch Vụ Tư Vấn Tâm Lý Qua Điện Thoại

Yếu tố kết nối thành công

Vậy nhìn vào suy nghĩ của những người chiến thắng, những yếu tố nào kết nối thành công trong thể thao?

– Motivation (Động lực)

– Confidence (Sự tự tin)

– Performance knowledge (Kiến thức chuyên môn)

– Routines (Thói quen)

– Anxiety Management (Kiểm soát lo lắng)

Thường những mục tiêu mà các VĐV đặt ra, mô tả hoặc sẽ cho thấy bao nhiêu nỗ lực họ cần có để chiến thắng trong thi đấu. Nhưng đôi khi động lực thúc đẩy vẫn chưa đủ. Một VĐV cần phải tự tin, và sự tự tin thường thấy ở những người chơi có thành tích cao.

Có một số chiến thuật mà các VĐV có thể áp dụng để thúc đẩy sự tự tin của họ. Một yếu tố quan trọng khác là kiến thức về thể thao, rất căn bản, hiểu tường tận về môn thể thao của bạn, nhưng cũng cần biết rõ vị trí của bạn. Đâu là thế mạnh và điểm yếu của đối thủ bạn?

Một trong những câu từ Clive Woodward, một huấn luyện viên người Anh, tại thời điểm họ giành Vô địch Rugby World Cup năm 2003, ông ấy từng nói “Bầu dục tổng hợp, khi nhắc tới thành tích, đừng bỏ sót bất cứ điều gì”. Ông ấy rất nổi tiếng trong việc phân tích dữ liệu của đội đối thủ.

Hiểu lợi thế của họ, biết điểm yếu của họ, nơi ông ấy có thể tấn công họ và cách dùng chiến thuật có thể chiến thắng họ. Điều đó rất quan trọng trong thể thao ngày nay, sử dụng tâm lý học để hiểu đối thủ cũng như chính mình.

tam ly nha vo dich 3
Hiệu quả của việc sử dụng tâm lý học để hiểu đối thủ cũng như chính mình

Điều tiết sự căng thẳng, lo lắng

Các VĐV cũng hay có những thói quen, để tự ổn định tâm trí mình. Các VĐV cũng thường trải qua những áp lực, nếu để ý Usain Bolt hay Michael Phelps, họ là những trường hợp ví dụ.

Và điều tiết nỗi lo là rất quan trọng trong những công cụ chiến thuật của một VĐV, giúp họ ổn định tâm trí của mình, để có thể thể hiện một cách tốt nhất trong trận đấu. Vậy hãy nói sâu hơn về những chiến thuật này. Đông lực thúc đẩy là rất quan trọng, vậy làm thế nào bạn truyền động lực cho VĐV.

– Specific (Chi tiết, chính xác)

– Meaningful (Ý nghĩa)

– Agreed (Đồng ý, thỏa thuận)

– Relevant (Có liên quan)

– Time- Specific (Thời gian cụ thể)

– Engaging (Lôi cuốn)

– Recorded (Được ghi nhận)

Điều quan trọng nhất là những mục tiêu mà họ đã đặt ra, mục tiêu họ đặt ra sẽ xác định bao nhiêu nỗ lực, bao nhiêu cố gắng, họ cần để thi đấu thật tốt. Nhưng thường, có một mục tiêu chiến thắng là không đủ.

Xem thêm:  Top 7 dấu hiệu thai chưa vào tử cung dễ nhận biết

Đôi khi, quan trọng là VĐV đó có bao nhiêu mục tiêu thay thế liên quan tới thành tích của họ. Những điều như kỷ lục cá nhân, sẽ định hướng họ trong cả rèn luyện và thi đấu. Quan trọng là những mục tiêu đó phù hợp với hoàn cảnh.

Và các nhà khoa học, tâm lý học và nhân viên y tế, luôn đề cập tới một cụm từ viết tắt SMART. Đó là bởi vì, có những mục tiêu thực tế, có gía trị, đo lường được, là điều thực sự quan trọng để một VĐV có động lực phấn đấu.

Nâng cao sự tự tin

Tuy nhiên, như đã đề cập trước, động lực thúc đẩy là không đủ, quan trọng là một VĐV tự tin, và có nhiều cách, bạn có thể nâng cao sự tự tin của một VĐV, đó là:

– Experience: Kinh nghiệm

– Modelling: Hình mẫu

+ Observation (Quan sát)

+ Imagery (Hình tượng)

+ Self-talk (Tự đối thoại)

– Feedback (Phản hồi)

Nhắc VĐV nhớ rằng những kinh nghiệm của họ là vô cùng quan trọng. Hình mẫu cũng là một yếu tố quan trọng, vì ta có thể gây dựng hình tượng một VĐV hay một khuôn mẫu nếu bạn muốn một phần thi tốt nhất.

Chúng ta cũng nói tới hình tượng và sự tự đối thoại. Ý kiến phản hồi rõ ràng cũng rất quan trọng, những phản hồi tích cực từ huấn luyện viên. Hình tượng là một bài diễn tập tâm lý và là một chiến thuật mà nhiều VĐV áp dụng.

Chuẩn bị và diễn tập:

– Tìm nơi yên tĩnh

– Tưởng tượng về cuộc đua, trận đấu

– Tưởng tượng đến cảm giác cảm nhận được trong cuộc đua

– Tận dụng những lời hướng dẫn

– Tưởng tượng đến điều gì sẽ xảy ra nếu….

Ở đây, có một số điều mà các VĐV hay HLV thử qua, khi họ diễn tập phần thi đấu của họ. Nó gần như là một video thi đấu của họ, họ có thể cần tới những lời khuyên, họ có thể hình dung tới những tình huống bất ngờ. Ví dụ như bất kỳ rào cản hay vấn đề khó khăn phát sinh trong suốt quá trình thi đấu.

Đây là một ví dụ việc thực hiện những chiến thuật này, đó là Blanka Vlasic, cựu vô địch thế giới, môn nhảy cao và vận động viên YWF của năm. Cô ấy rất nổi tiếng với một thói quen thể hiện ngay trước mỗi trận đấu đó là cô ấy nhắm mắt và mường tượng những cú nhảy thành công, vỗ tay theo nhịp điệu và hướng tới khán giả để nhận được sự ủng hộ. Cả hai điều đó đều thúc đẩy động lực và sự tự tin của cô ấy, và cô ấy thực hiện một vài động tác trước khi thực hiện cú nhảy của mình.

tam ly nha vo dich 4
Blanka Vlasic, cựu vô địch thế giới, môn nhảy cao và vận động viên YWF của năm

Tự đối thoại là một chiến thuật khác mà nhiều VĐV áp dụng, đây cũng là một trong những chiến thuật quan trọng, bởi nó cho phép VĐV lục lại ý thức họ, và sử dụng câu thần chú để cố gắng thúc đẩy động lực họ, vừa cố gắng kiểm soát thi đấu và tình huống.

Trong tình huống khi áp lực tăng cao và họ rất lo lắng, tự đối thoại có thể tạo yếu tố thúc đẩy như “tiến lên nào”, “mình có thể làm được mà”… Cái gọi là ám hiệu cũng có thể giúp các VĐV tập trung tới, những điều quan trọng với phần thi của họ. Thực hiện các động tác có tác dụng giữ bình tĩnh như hít thở và thư giãn, điều tiết nỗi lo lắng rất quan trọng trong thi đấu thể thao.

Trong thế vận hội Olympic, giải vô địch thế giới ở cấp độ cao nhất, các VĐV ắt hẳn sẽ chịu đựng áp lực và họ cần phải đương đầu với áp lực đó. Đôi khi quá lo lắng, có thể thực sự hủy hoại phần thi của VĐV. Nó có thể không phải tối ưu. Về mặt này, phương pháp thư giãn là vô cùng quan trọng và các nhà tâm lý học sẽ làm việc với các VĐV để cố gắng giúp họ thư giãn có thể yêu cầu những việc như hít thở đều, giãn cơ, thư giãn cơ bắp, họ cũng sẽ dùng tới âm nhạc hay thiền.

Vậy về chủ đề tâm trí của người chiến thắng từ khía cạnh tâm lý học thể thao, cách một VĐV có được động lực, tự tin vào khả năng của họ. Dựa vào sự điều tiết áp lực tốt và áp dụng nhuẫn nhuyễn những kỹ thuật như hình tượng, tự đối thoại và thư giãn.