Tâm Lý Học Là Gì – Tổng Quan Về Tâm Lý Học Hiện Đại

Trong vài năm trở lại đây, tâm lý học đã và đang trở thành một lĩnh vực HOT tại Việt Nam. Tuy nhiên, lĩnh vực này vẫn là một khái niệm mới lạ trong văn hóa Á Đông bởi nó chưa được quan tâm tìm hiểu một cách chuyên sâu thực sự.

Bài viết dưới đây của Thanhbinhpsy sẽ mang tới cho độc giả yêu tâm lý cái nhìn khái quát và sơ lược nhất về tâm lý học là gì cũng như ý nghĩa của nó đối với đời sống con người.

Tâm lý học là gì – Khái quát về tâm lý học

Trước khi đi sâu bàn luận về tâm lý học là gì thì chúng ta cùng điểm qua về khái niệm của tâm lý. Khái niệm tâm lý học xuất phát từ tiếng Latinh với “Psyche” là “linh hồn, tinh thần” và “logos” là “khoa học, học thuyết”. Vì thế tâm lý học hay Psychology chính là khoa học về tâm hồn.

Nói một cách dễ hiểu hơn thì tâm lý học là một ngành khoa học nghiên cứu tất cả các hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người gắn liền và điều hành mọi hành vi, hoạt động của con người.

tâm lý học là gì
Tâm lý học là một ngành khoa học độc lập nghiên cứu về tâm lý con người thông qua hoạt động của não bộ

Tâm lý học có đầy đủ các yếu tố của một ngành khoa học thực sự bao gồm:

Đối tượng nghiên cứu: đối tượng của tâm lý là các hiện tượng tâm lý với tư cách là các hiện tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động vào não con người, gọi chung là các hoạt động tâm lý. Theo đó, tâm lý học nghiên cứu các hiện tượng tâm lý con người bao gồm: sự hình thành, vận hành và phát triển của hoạt động tâm lý.

Hệ thống cơ sở lý luận: tâm lý có hệ thống cơ sở lý luận đồ sộ bao gồm các khái niệm về các hiện tượng tâm lý, quy luật của chúng cũng như quan điểm và các học thuyết tâm lý khác nhau..

Hệ thống các phương pháp nghiên cứu: Hệ thống các phương pháp nghiên cứu của tâm lý học khá hoàn chỉnh bao gồm cả phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng (quan sát, trắc nghiệm; đàm thoại; điều tra; phân tích sản phẩm hoạt động; nghiên cứu tiểu sử; nghiên cứu điển hình cá nhân..)

Từ khi trở thành một ngành khoa học độc lập cho đến nay ngành tâm lý đã tham gia vào nhiều lĩnh vực hoạt động trong cuộc sống như giáo dục; y tế; thể thao; du lịch; kinh doanh; lao động sản xuất; vui chơi giải trí…Qua đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống một cách toàn diện và thiết thực góp phần mang lại hạnh phúc cho toàn xã hội.

Tâm lý học hội tủ đầy đủ yếu tố của một ngành khoa học 
Tâm lý học hội tủ đầy đủ yếu tố của một ngành khoa học

TÌM HIỂU NGAY:

Lịch sử tâm lý học

Từ đầu thế kỉ XIX trở đi, nền sản xuất thế giới đã phát triển mạnh, thúc đẩy sự tiến bộ không ngừng của nhiều lĩnh vực khoa học, kĩ thuật phát triển. Chính những thành tựu của các lĩnh vực khoa học này đã tạo điều kiện cho tâm lý học trở thành một ngành khoa học độc lập với các trường phái tâm lý học khác nhau.

Sự kiện lớn nhất tạo nên kết quả đó chính là sự ra đời của Phòng thí nghiệm tâm lý đầu tiên trên thế giới do nhà tâm lý người Đức Wilhelm Wundt (1832 – 1920) sáng lập vào năm 1879 tại thành phố Laixic. Vào thời điểm đó, Wilhelm Wundt là người đầu tiên đặt sự quan tâm đặc biệt vào các khối cấu trúc trí tuệ và chuyên tâm nghiên cứu nó. Cũng tại đây ông chính thức định nghĩa cho câu hỏi tâm lý học là gì? Theo ông, tâm lý học là một bộ môn nghiên cứu kinh nghiệm hữu thức (Conscious experience), thông qua một mô hình nhận thức được mệnh danh là lý thuyết kết cấu.

hinh-2-tam-ly-hoc
Wilhelm Wundt là người đặt nền móng đầu tiên cho ngành tâm lý học

Theo Wilhelm Wundt, đối tượng của tâm lý học không chỉ là ý thức chủ quan và con đường nghiên cứu ý thức là các phương pháp nội quan và tự quan sát. Mà đối tượng của tâm lý học còn bao hàm cả những ý thức khách quan (hữu thức) mà con người hoàn toàn có thể quan sát, đo đạc được bằng các phương pháp thực nghiệm.

Phát huy những ý tưởng của Wundt, đầu thế kỷ XX các trường phái tâm lý học theo chủ nghĩa khách quan ra đời bao gồm: Nhận thức hành vi; tâm lý học Gestalt và Phân tâm học… Ngoài ra, trong giao đoạn này ngành tâm lý còn phát triển nhiều trường phái khác như nhân văn; nhận thức..

Một bước ngoăt to lớn cho ngành tâm lý đó là sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, khi mà chủ nghĩa Mac-Lenin trở thành kim chỉ nam cho các nhà triết học, nhà khoa học và các trường phái tâm lý học thời kỳ đó.

Thế kỷ 20 tâm lý học theo chủ nghĩa khách quan đã chính thức ra đời
Thế kỷ 20 tâm lý học theo chủ nghĩa khách quan đã chính thức ra đời

Các trường phái tâm lý học

Tâm lý học hành vi

Tâm lý học hành vi là một trường phái tâm lý học do nhà tâm lý học Mĩ J. Watson (1878 – 1958) sáng lập vào năm 1913 và được xuất bản với cái tên “Psychology as the Behaviorist Views It” (Tâm lý học qua cái nhìn của nhà hành vi học). Theo đó, J. Watson cho rằng tâm lý học không mô tả, giảng giải các trạng thái ý thức mà chỉ nghiên cứu hành vi của cơ thể ở con người cũng như ở động vật.

Xem thêm:  Trầm Cảm Sau Sinh: Nguyên Nhân, Nhận Biết Và Điều Trị

Ông tin rằng, các phản ứng của con người đối với kích thích của môi trường chính là cái tạo nên hành vi. Nói một cách dễ hiểu hơn, hành vi được hiểu là tổng số các cử động bên ngoài nảy sinh ở cơ thể nhằm đáp lại một kích thích nào đó theo một công thức nhất định. Đó là nền tảng khi bạn muốn tìm hiểu tâm lý học hành vi là gì?

Công thức:  S – R (Stimulus – Reaction)

Kích thích – Phản ứng = Hành vi

Với Công thức trên, J. Watson đã nêu lên một quan điểm tiến bộ trong tâm lý học: coi hành vi là do ngoại cảnh quyết định, hành vi có thể quan sát được, nghiên cứu được một cách khách quan, từ đó có thể điều khiển hành vi theo phương pháp “thử – sai”. Ngoài ra, Các hành vi này có thể được học tập một cách có hệ thống và có thể quan sát một cách rõ ràng từ bên ngoài, không đi sâu vào diễn biến nội tâm.

tâm lý học hành vi là gì
J.Watson là người định nghĩa tâm lý học hành vi là gì

Tuy nhiên, học thuyết hành vi cũng gây ra nhiều tranh cãi cho các nhà tâm lý bởi quan niệm về hành vi mà J.Watson đưa ra quá cơ học và máy móc làm mất đi tính chủ thể, tính xã hội của tâm lý con người. Nói một cách dễ hiểu hơn đó là sự đồng nhất tâm lý con người với tâm lý động vật. Một số nhà tâm lý cho rằng quan điểm của trường phái này là quan điểm phi lịch sử và thực dụng.

Về sau này các đại biểu của chủ nghĩa hành vi mới như: Tonmen, Hulo, Skiner… có đưa vào công thức S – R những “biến số trung gian” bao hàm một số yếu tố như: nhu cầu, trạng thái chờ đón, kinh nghiệm sống của con người… hoặc hành vi tạo tác “operant” nhằm đáp lại những kích thích có lợi cho cơ thể, nhưng về cơ bản chủ nghĩa hành vi mới vẫn mang tính máy móc, thực dụng của chủ nghĩa hành vi cổ điển Watson.

Tâm lý học cấu trúc (tâm lý học Gestalt)

Song song với học thuyết tâm lý học hành vi của J.Watson thì học thuyết tâm lý cấu trúc cũng được ra đời tại Đức vào năm 1913 nhằm tấn công vào thuyết yếu tố của Wilhelm Wundt với cái tên Gestalt (Trong tiếng Đức Gestalt là từ dùng để chỉ “hình dáng”, “cấu trúc”).

Học thuyết tâm lý này gắn liền với tên tuổi của nhà tâm lý nổi tiếng thời kỳ đó là: Max Wertheimer (1880 – 1943) giảng viên trường đại học Farnkfurt cùng hai cộng sự là các nhà nghiên cứu: Kurt Kohler (1887 – 1967) và Wolfgang Koffka (1886 – 1947).

hinh-4-tam-ly-hoc
Ba nhà tâm lý sáng lập nên học thuyết tâm lý học cấu trúc

Theo các nhà tâm lý học Gestalt thì nhiệm vụ chính của tâm lý là nghiên cứu về các sự vật,sự việc một cách toàn thể chứ không phải là về các thành phần như học thuyết của Wundt. Các nghiên cứu của họ đi sâu vào các quy luật về tính ổn định và tính trọn vẹn của tri giác, quy luật “bừng sáng” của tư duy.

Trên cơ sở các nghiên cứu về tri giác, thực nghiệm các nhà tâm lý Gestalt khẳng định các quy luật của tri giác, tư duy và tâm lý của con người do các cấu trúc tiền đình của não quy định. Với tham vọng xây dựng nên một ngành tâm lý học khách quan theo kiểu mẫu của vật lý học chứ hoàn toàn không liên quan đến tâm lý học liên tưởng cũng như vai trò của kinh nghiêm sống hay kinh nghiệm lịch sử xã hội.

Học thuyết phân tâm học

Phân tâm học (Psychoanalysis – phân tích tâm lý) là trường phái tâm lý học của bác sĩ thần kinh học người Áo Sigmund Freud (1859 – 1939) sau khi can thiệp lâm sàng với những bệnh nhân Hysteria của mình. Nội dung của học thuyết là tập hợp những lý thuyết và phương pháp tâm lý học có mục đích để tìm hiểu những mỗi quan hệ vô thức của con người thông qua quá trình liên tưởng. Học thuyết cũng là tiền đề cho chủ nghĩa hiện sinh, thể hiện quan điểm sinh vật hoá tâm lý con người.

hinh-5-tam-ly-hoc
Chân dung cha đẻ của học thuyết phân tâm học

Khác với các nhà triết học, xã hội học, tâm lý học cùng thời, S.Freud đề cao bản năng vô thức của con người. Ông phân chia con người thành ba khối bao gồm: cái ấy (ID); cái tôi (Ego) và cái siêu tôi (Super Ego).

Trong đó, cái ấy (ID) là cái bể chứa bí mật bao gồm các bản năng vô thức như: ăn uống, tự vệ, tính dục.. (tính dục (Libido) là yếu tố giữ vai trò trung tâm quyết định toàn bộ đời sống tâm lý và hành vi của con người) mà con người chỉ có thể nhận biết gián tiếp qua giấc mơ, triệu chứng… Cái ấy của tất cả mọi người đều tồn tại theo nguyên tắc thỏa mãn và đòi hỏi.

Cái tôi (Ego) là cái không có sẵn lúc con người sinh ra mà nó được phát triển thông qua tương tác từ bên ngoài thông qua các cơ chế phòng vệ. Nói một cách dễ hiểu thì cái tôi chính là vẻ bọc bên ngoài cho cái lõi bên trong là cái ấy (ID).

Xem thêm:  9 dấu hiệu mang thai chính xác có thể bạn chưa biết

Cái siêu tôi (Super Ego) hay còn gọi là cái tôi lý tưởng chính là cái tôi siêu phàm – điều không bao giờ vươn tới được và tồn tại theo nguyên tắc kiểm duyệt, chèn ép gây ra những xung đột nội tâm ở con người.

Theo Freud: “tất cả các hiện tượng tâm thần của con người về bản chất là hiện tượng vô thức. Mọi hoạt động trong tâm trí đều bắt nguồn trong vô thức và tùy theo tương quan của những lực lượng thôi thúc và ngăn cản được biểu hiện ra theo những quy luật khác hẳn với ý thức”.

Xem thêm >>> Tư Vấn Tâm Lý Tận Nơi Ở TPHCM

Tâm lý học nhân văn

Tâm lý học nhân văn hay còn được gọi là trường phái tâm lý học lực lượng thứ ba do Carl. Rogers (1902 – 1987) và Abraham Maxlow (1908 – 1972) sáng lập.

Abraham Maxlow cho rằng, các nhu cầu của con người được sắp đặt theo 5 thứ bậc thể hiện 5 mức độ nhu cầu cơ bản của con người xét thứ tự từ thấp đến cao bao gồm: Nhu cầu sinh lí cơ bản; Nhu cầu an toàn; Nhu cầu về quan hệ xã hội; Nhu cầu được kính nể, ngưỡng mộ và Nhu cầu phát huy bản ngã, thành đạt.

hinh-6-tam-ly-hoc
Tháp nhu cầu của Maslow

Các thứ bậc càng thấp, nhu cầu của con người cơ bản càng giống với loài vật. Các thứ bậc càng cao, chúng càng đặc trưng cho con người. Các nhu cầu này được sắp đặt sao cho khi người ta thỏa mãn một nhu cầu thấp hơn, người ta có thể xử lý một nhu cầu cao hơn. Ví dụ như khi nhu cầu sinh lý của con người đươc thỏa mãn (ăn uống, tính dục) người ta có thể xử lý các nhu cầu về sự an toàn (bảo vệ khỏi các yếu tố vật chất, đau đớn và các nguy hiểm bất ngờ).

Rogers lại cho cho rằng bản chất con người là lương thiện với những khuynh hướng tiến đến sự phát triển tiềm năng và xã hội hóa mà nếu đặt trong môi trường thuận lợi sẽ phát triển nhận thức và hiện thức hóa tiềm năng đầy đủ. Ngoài ra, ông còn cho rằng mỗi người đều sở hữu những tiềm năng cho sự lớn lên, tiềm năng cho những hành vi có hiệu quả và có khuynh hướng tự hiện thực hóa tiềm năng của mình.

hinh-7-tam-ly-hoc
Carl Rogers người đặt nền móng cho học thuyết tâm lý học nhân văn

Theo đó, việc con người đối xử với nhau một cách tế nhị, cởi mở, biết lắng nghe, chờ đợi và không áp đặt các điều kiện về giá trị trên người khác đó chính là cách giúp họ nhìn nhận giá trị của sự tích cực một cách vô điều kiện. Với sự nhìn nhận tích cực vô điều kiện người ta được yêu mến và kính trọng bởi vì bản chất thực sự của họ trong nhân cách, và chỉ những ai nhìn thấy được sự tích cực vô điều kiện thì mới có thể trở thành một con người có đời sống tinh thần sung mãn.

Nhìn chung, quan điểm của học thuyết nhân văn chính là đề cao bản chất tốt đẹp và luôn hướng tới những điều tốt đẹp của con người (lòng vị tha, tiềm năng kỳ diệu). Tuy nhiên, nhiều nhà phê bình lại cho rằng học thuyết tâm lý học nhân văn quá đề cao những điều cảm nghiệm, thể nghiệm chủ quan của bản thân mỗi người, tách con người khỏi các mối quan hệ xã hội, chú ý tới mặt nhân văn trừu tượng trong con người, vì thế thiếu vắng con người trong hoạt động thực tiễn.

Học thuyết phát triển nhận thức

Học thuyết phát triển nhận thức ra đời vào năm 1967 bởi Jean Piaget (1896 – 1980) một nhà tâm lý học người Thụy Sĩ.

Theo J.Piaget thì tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người. Tâm lý có cơ sở tự nhiên và xã hội, được hình thành trong các hoạt động, giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Vì thế tâm lý nhận thức coi hoạt động nhận thức là đối tượng nghiên cứu của mình.

hinh-8-tam-ly-hoc
Jean Piaget và học thuyết tâm lý nhận thức

Đặc điểm tiến bộ nổi bật của học thuyết tâm lý này là nghiên cứu tâm lý con người, nhận thức của con người trong mối quan hệ với môi trường, với cơ thể và với não bộ. Nhờ học thuyết người ta phát hiện ra nhiều sự kiện khoa học có giá trị trong các vấn đề tri giác, trí nhớ, tư duy, ngôn ngữ… làm cho các lĩnh vực nghiên cứu nói trên đạt tới một trình độ mới.

Tuy nhiên, học thuyết này cũng có những hạn chế, họ coi nhận thức của con người như là sự nỗ lực của ý chí để đưa đến sự thay đổi vốn kinh nghiệm, vốn tri thức của chủ thể, nhằm thích nghi, cân bằng với thế giới, chưa thấy hết ý nghĩa tích cực, ý nghĩa thực tiễn của hoạt động nhận thức.

Tất cả những học thuyết tâm lý nói trên đều có những đóng góp nhất định cho sự hình thành và phát triển của khoa học tâm lý. Song do những hạn chế lịch sử, họ thiếu một cơ sở phương pháp luận khoa học biện chứng, vì vậy họ vẫn chưa có quan điểm đầy đủ và đúng đắn về con người, về hoạt động tâm lý của con người… Sự ra đời của tâm lý học macxit hay còn gọi là tâm lý học hoạt động đã góp phần đáng kể vào việc khắc phục hạn chế nói trên và tiếp tục đưa tâm lý học lên đỉnh cao của sự phát triển.

Xem thêm:  Mách bạn 7 dấu hiệu chuyển dạ dễ dàng nhận biết

Học thuyết tâm lý học hoạt động

Tâm lý học hoạt động là học thuyết do các nhà tâm lý học Xô Viết sáng lập bao gồm: L.X.Vugotxki (1896 – 1934); X.L Rubinstein (1902 – 1960); A.N Leonchev (1903 – 1979) cùng với nhiều nhà tâm lý của Đức, Pháp, Bungari sáng lập.

Tâm lý học hoạt động lấy Triết học Mác – Lênin làm cơ sở lý luận và phương pháp luận. Theo đó, tâm lý là sự phản ánh thế giới khách quan vào não thông qua hoat động. Tâm lý học hoạt động cho rằng con người mang tính chủ thể có cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội, được hình thành và phát triển trong hoạt động, giao tiếp và trong các mối quan hệ xã hội. Vì thế, tâm lý người mang bản chất xã hội và mang tính lịch sử, là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp.

Xem thêm >>> Tư Vấn Tâm Lý Qua Video Call

Ý nghĩa của tâm lý học

Trải qua gần 150 năm hình thành và phát triển, tâm lý học và các trường phái tâm lý học đã chứng minh được vai trò của mình đối với nền văn minh của nhân loại. Hiện nay, tâm lý đang là lĩnh vực vô cùng “hot” trên toàn thế giới vì những ứng dụng và giá trị to lớn mà nó mang lại cho con người.

ý nghĩa của tâm lý học
Ý nghĩa của tâm lý học là vô cùng to lớn cho khoa học và cuộc sống

Bên cạnh giao thoa và bổ trợ cho các ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội thì ý nghĩa của tâm lý học ngày càng quan trọng trong nhiều lĩnh vực của đời sống đặc biệt là các mối quan hệ giữa người với người.

Các lĩnh  vực  khác nhau của xã hội như: tư pháp, thanh tra, y tế, thương mại, du lịch… đều cần sự có mặt của khoa học tâm lý, sự ra đời các khoa học liên ngành như tâm lý học y học, tâm lý học tư pháp, tâm lý học du lịch… là minh chứng cụ thể khẳng định ý nghĩa của tâm lý học với các khoa học khác và cuộc sống xã hội con người.

Đặc biệt với công tác giáo dục, lĩnh vực trồng người” tâm lý học có vị trí đặc biệt quan trọng, những tri thức tâm lý học là cơ sở khoa học cho việc định hướng đúng trong dạy học và giáo dục học sinh: Hiểu tâm lý lứa tuổi là cơ sở cho dạy học, giáo dục phù hợp, sử dụng các biện pháp các phương tiện giáo dục có hiệu quả đem lại chất lượng cao cho công tác giáo dục học sinh.

Một số hiện tượng tâm lý học thú vị trong cuộc sống

  • Não chúng ta rất kỳ lạ, nếu bạn cảm thấy lo lắng trước một hoạt động, hành động nào đó, hãy thử nhai một viên kẹo su. Não sẽ cảm thấy dễ chịu và an toàn hơn.
Hãy thử nhai kẹo cao su nếu bạn đang căng thẳng nhé
Hãy thử nhai kẹo cao su nếu bạn đang căng thẳng nhé
  • Bàn chân con người cũng có ngôn ngữ. Thử chú ý đến bàn chân của một người nào đó khi đang trò chuyện cùng họ. Nếu người kia quay về phía bạn mà bàn chân lại đặt ở hướng khác, có lẽ người đó muốn rời đi.
  • Con người có xu hướng nhớ những người ở đầu, hoặc cuối nhiều hơn là người ở giữa. Có vẻ như điều này khá đúng khi ra trường rồi, ấn tượng đọng lại nhất là bạn học giỏi nhất và bạn cá biệt nhất?
  • Trẻ con vốn dĩ không thích ăn rau củ quả. Thay vì hỏi bọn nhỏ có muốn ăn cà rốt không, bạn có thể đưa ra cho chúng 3 – 4 sự lựa chọn. Chúng sẽ sẽ cảm thấy mình giống như người lớn và tự đưa ra quyết định.
Thử đưa ra 3 – 4 lời đề nghị ăn các loại rau với trẻ con
Thử đưa ra 3 – 4 lời đề nghị ăn các loại rau với trẻ con
  • Nếu muốn ai đó bình tĩnh, bạn có thể bày tỏ sự đồng cảm cùng họ và cố gắng đưa cảm xúc tiêu cực của họ hạ xuống thấp nhất có thể. Ví dụ, khi ai đó than phiền họ đang cảm thấy rất chán nản, bạn có thể nói rằng mình cũng đã như thế trong vấn đề nào đó của cuộc sống. Hai tâm hồn đồng điệu sẽ rất dễ trò chuyện, giải tỏa và tháo gỡ cùng nhau.
  • Nếu bạn hi vọng ai đó đồng ý với bạn khi đang nói thì hãy khẽ gật đầu. Trong tâm lý học gọi đây là hiệu ứng gương. Khi bạn gửi đi một tín hiệu tích cực, người đối diện sẽ có xu hướng đồng ý với bạn hơn.
  • Khi một nhóm người cùng cười lớn lên, chúng ta theo tâm lý sẽ nhìn vào người mà mình thích, có thiện cảm.
  • Nếu như một ai đó tức giận với bạn mà bạn vẫn bình  tĩnh, thản nhiên, thì họ có thể sẽ tức giận nhiều hơn. Thế nhưng, sau cơn giận đó nguôi ngoai, họ sẽ cảm thấy thật sự xấu hổ về điều đó khá mạnh mẽ.
  • Trước khi phỏng vấn, bạn hãy đến nơi trước và tiến hành nói chuyện với những người lạ xung quanh trước 20 phút bên ngoài. Chắc chắn, điều này sẽ khiến não của bạn cảm thấy quen thuộc với môi trường hơn, khiến bạn tự tin hơn khi thực hiện giao tiếp với nhà tuyển dụng.
  • Nếu bạn đang không có động lực học bất cứ kỹ năng nào cho bản thân, bạn hãy tự nhủ với mình rằng: “Ngồi xuống học trong 5 phút thôi”. Dần dần cái 5 phút này sẽ được tích góp thành nhiều tiếng đồng hồ.
  • Nếu bạn cảm thấy đang bị ai đó theo dõi, bạn có thể nhìn vào đồng hồ hoặc cổ tay khi không có đồng hồ. Người theo dõi bạn sẽ vô thức nhìn vào cổ tay hoặc đồng hồ của mình như bạn. 

Gửi một tín hiệu tích cực đến mọi người sẽ dễ nhận lại sự đồng ý

Gửi một tín hiệu tích cực đến mọi người sẽ dễ nhận lại sự đồng ý

Trên đây là tổng quan về tâm lý học mà Thanhbinhpsy muốn gửi đến các độc giả yêu tâm lý. Tin rằng đây sẽ là những thông tin bổ ích và thú vị cho bạn khi bắt đầu tìm hiểu về lĩnh vực này. Chúc các bạn sẽ có những khoảnh khắc thú vị tại Thanh Bình Psy !