Giá trị nhân đạo là một khía cạnh đặc biệt quan trọng góp phần tạo nên các giá trị của một tác phẩm văn học. Vậy tinh thần nhân đạo là gì? Biểu hiện cụ thể ra sao? Trong tâm lý học được đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn nào? Hãy cùng Thanh Bình PSY tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết ngay sau đây.
Tinh thần nhân đạo là gì?
Tinh thần nhân đạo là gì? Trong tiếng Anh được gọi là humanism, hay tinh thần nhân văn. Nhân đạo không chỉ là một khái niệm đạo đức đơn thuần mà còn bao hàm cả các cách nhìn nhận, đánh giá con người ở nhiều mặt trong các mối quan hệ với tự nhiên, xã hội và đồng loại.
Tinh thần nhân đạo là sự đồng cảm, thương xót sâu sắc của con người với con người. Giá trị tốt đẹp, cao quý này là cảm hứng tình thương của con người theo từng giai đoạn, cũng như thời điểm khác nhau. Bản chất của tính nhân đạo đó là cái tâm với con người.
Tinh thần nhân đạo là một chủ đề nghiên cứu chính trong tâm lý học đạo đức. Trong đó, có những tiêu chuẩn đánh giá cụ thể. Trong thực tiễn, tinh thần nhân đạo không chỉ dừng lại ở việc cảm thông, xót xa cho các số phận mà còn là sự dũng cảm lên án tố cáo các thế lực thù địch. Đồng thời, phải biết đồng tình cùng với những khát khao cũng như ước mơ của con người.
Xem ngay: Tinh thần tương thân tương ái là gì?
Biểu hiện của tính nhân văn
Tinh thần nhân đạo có biểu hiện rất đa dạng. Đây là toàn bộ các tư tưởng, quan điểm quý trọng giá trị của con người. Tuy nhiên, trong tâm lý học có thể phân ra các biểu hiện đó là:
Thông cảm, thương xót cho số phận con người
Tinh thần nhân văn bắt đầu từ lòng yêu thương con người. Trong đó, hạt nhân chính là trái tim giàu lòng yêu thương. Qua đó, dốc lòng để thấu hiểu mọi người, mở rộng tâm hồn để giúp đỡ những hoàn cảnh kém may mắn.
Trân trọng và tôn vinh những vẻ đẹp của con người
Nhân đạo trong tâm lý học thể hiện sự quan tâm tới con người trên các phương diện xã hội. Trong các mối quan hệ xã hội sẽ xây dựng nên con người với các tính cách, đạo đức, tâm trạng và hành động khác nhau,…
Lên án các thế lực xấu
Càng đồng cảm, xót xa cho số phận con người sẽ càng căm ghét, phẫn nộ cho các thế lực đọa đày con người. Quá trình này luôn đi liền với nhau và có mối quan hệ biện chứng.
Cấu trúc tâm lý của hoạt động nhân đạo
Hoạt động nhân đạo thường hình thành dựa trên các nhóm yếu tố tâm lý gồm có:
- Tri thức, niềm tin nhân đạo: Hoạt động dựa trên sự hiểu biết về chuẩn mực đạo đức. Cùng với đó là niềm tin vào tính đúng đắn, chân lí của các chuẩn mực về sự yêu thương.
- Tình cảm và động cơ nhân văn: Thái độ rung cảm với các hoạt động nhân đạo của bản thân và người khác. Bên cạnh đó là có các động cơ để thực hiện hành động, hành vi đạo đức trong các mối quan hệ xã hội.
- Thiện chí, nghị lực và thói quen nhân văn: Ý hướng tạo ra các giá trị, đòi hỏi con người bắt mình phải nỗ lực để đạt được các nguyện vọng nhân văn. Khi tinh thần nhân văn được thực hiện thường xuyên sẽ trở thành các nhu cầu đạo đức và thói quen đẹp.
Thông tin thêm: Tinh thần trách nhiệm trong công việc là gì?
Tiêu chuẩn đánh giá tinh thần nhân đạo trong tâm lý học
Tinh thần nhân đạo là một lĩnh vực trong tâm lý đạo đức. Để đánh giá được giá trị nhân văn cần xét trên các tiêu chuẩn cụ thể. Theo các nghiên cứu tâm lý học có những tiêu chuẩn cụ thể như sau:
Tính tự giác của hành vi
Hành vi nhân đạo trước hết cần phải là một hành động có tính tự giác. Hành động này được thực hiện khi chủ thể hành động có ý thức đầy đủ về các mục đích, ý nghĩa và phải hoàn toàn tự mình hành động dưới sự thúc đẩy của các động cơ ở bên trong bản thân.
Tính tự giác của hành vi còn được thể hiện ở việc có hiểu biết, thái độ cũng như ý chí đạo đức. Trong đó, chủ yếu là ý thức cá nhân.
Tính có ích của hành động
Các hành động nhân đạo phải là hành vi có ích không thể là các hoạt động vô bổ, vô nghĩa. Tính có ích của hành vi được thể hiện ở giá trị, ý nghĩa mà hành động đó mang lại cho cộng đồng, mọi người và bản thân của các cá nhân.
Trong xã hội hiện đại, hành động được coi có đạo đức hay không tùy thuộc phần lớn ở việc nó có khả năng thúc đẩy sự tiến bộ xã hội hay không. Vì thế, tinh thần nhân đạo có giá trị rất lớn không chỉ với mỗi cá nhân mà còn cả toàn xã hội.
Tính không vụ lợi
Thực tế, không phải các hành động mang lại lợi ích đều sẽ được coi là một hành vi nhân đạo. Hành động nhân văn nhất thiết phải gắn với lợi ích của cả cộng đồng. Mục đích xuất phát của hành vi từ tình yêu thương không vì mục tiêu cá nhân, muốn nổi tiếng,….
Trên đây là những thông tin giải đáp băn khoăn tinh thần nhân đạo là gì. Hy vọng với các chia sẻ của Thanh Bình PSY sẽ giúp các bạn có được những tin tức tâm lý học bổ ích và giá trị nhé!
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: 5G7 Đường DCT9, Khu dân cư An Sương, Phường Tân Hưng Thuận, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
- SDT/Zalo: 0372.951.520
- Email: Thanbinhpsy@gmail.com
- Fanpage: Thanh Bình Psy – Dịch vụ tham vấn tâm lý