Trong võ thuật những giá trị đạo đức luôn được rất được coi trọng chẳng hạn như cách hành xử thanh tao, cao cả, tránh sự hiếu chiến khi chiến đấu. Cùng với đó là sự đề cao tinh thần võ thuật chính nghĩa, vậy tinh thần thượng võ là gì? Hãy cùng thanhbinhpsy.com tìm hiểu các thông tin thú vị có thể bạn chưa biết nhé!
Tinh thần thượng võ là gì?
Từ hàng nghìn năm qua, võ thuật đã xuất hiện từ rất lâu đời và trở thành một phần không thể thiếu trong truyền thống nước ta. Ngay từ xưa võ thuật đã mang lại ý nghĩa rất tích cực và xem như một phương thức kết duyên trở thành bạn bè. Khi đó họ sẽ giao đấu với nhau vài thế võ đường quyền, nhờ cách này đã có thể hiểu được cả tài và đức của đối phương.
Cũng chính vì thế mà võ thuật từ xa xưa đã được xem là một nghĩa cữ văn hóa cao đẹp, tượng trưng cho tinh thần trọng tài trọng nghĩa. Có khi người ta sẽ gửi lời thách đấu để tranh tài cao thấp cũng vì thể hiện lòng xem trọng tài năng của đối phương.
Điều quan trọng trong các cuộc giao đấu là phải có các cam kết, mục đích đấu rõ ràng, minh bạch, đó là để phân cao thắng thua và thể hiện tài năng của nhau. Đối với hình thức đấu võ phân tài cao thấp, mục đích chính thường là để kết tình bằng hữu.
Còn nếu là võ đấu quyết định sẽ có thể đặt 2 bên vào tâm trạng kiên định nhất, thậm chí liên quan đến sinh tử. Tuy nhiên dù là hình thức nào đi nữa, tính hiếu chiến, mưu tính ác ý với đối thủ đều đáng lên án và bài trừ.
Tất cả các ý nghĩa đẹp về một tinh thần thượng võ đều thấm đẫm trong cách hành xử giữa các võ phái, làng võ, hoặc vùng võ. Ngoài ra, bản chất của võ thuật luôn thể hiện tính “Hòa” chứ không phải “Cương”, do đó trong một cuộc giao đấu tuyệt đối không để xảy ra mâu thuẫn.
Tinh thần thượng võ của người Việt Nam
Trong các hoạt động lễ hội truyền thống của người Việt Nam vào những ngày Tết nguyên đán, võ cổ truyền dân tộc như được vinh danh. Bởi, bộ môn này tập hợp nhiều tinh hoa võ thuật của ông cha, đúc kết sáng tạo trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước.
Võ cổ truyền Việt Nam không chỉ đơn thuần là những bài võ với mục đích rèn luyện kỹ năng, thể chất của con người. Từ đó nâng cao khả năng tự vệ, hướng đến sự hoà hợp về thể chất và tinh thần của con người. Thông qua việc luyện tập, võ cổ truyền Việt Nam còn khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tinh thần thượng võ và tính nhân văn của người Việt.
Niềm tự hào của dân tộc Việt Nam nay cũng nhanh chóng lan tỏa khắp thế giới được bạn bè quốc tế ngưỡng mộ. Nhất là trong các đợt Seagame hay các sự kiện thể thao trên khắp năm châu. Các tuyển thủ đến từ Việt Nam luôn đề cao tinh thần này, sẵn sàng thi đấu hết mình nhưng chưa bao giờ ngưng tôn trọng đối thủ.
Tinh thần thượng võ trong các trò chơi dân gian
Ý nghĩa của tinh thần thượng võ trong trò chơi dân gian
Với những ai sinh ra tại làng quê chắc chắn đều đã từng tham gia chơi các trò chơi dân gian vô cùng thú vị này. Số lượng trò chơi dân gian thì rất nhiều, lên đến hàng trăm trò chơi khác nhau. Bên cạnh những trò chơi quen thuộc là một số trò mang tính chất đặc trưng văn hóa của vùng miền đó.
Trong đó có không ít những trò chơi thấm đẫm triết lý nghệ thuật như rèn binh, dụng binh, và đặc biệt là tinh thần thượng võ của người xưa. Điển hình là những trò chơi độc đáo mang tên đánh Phết ở vùng Hiền Quan, Phú Thọ. Hay nổi tiếng nhất ở Ninh Bình mà dân Việt Nam đều nghe nói đế đó là múa cờ tập trận tại Hoa Lư. Hoặc trò chơi Vật Cù vô cùng thú vị ở Phù Ủng, Hưng Yên.
Các điểm độc đáo thể hiện tinh thần thượng võ trong trò chơi
Vào đầu thế kỷ I là thời kỳ hai chị em Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa, ra sức đánh đuổi giặc ngoại xâm và thu hút được vô số nhân tài là các nữ tướng dũng mãnh. Trong số đó có một vị nữ tướng tài ba tên là Thiều Hoa tuy sinh trưởng trong gia đình nghèo khó nhưng lại sở hữu tài năng hơn người.
Với sự can đảm và mưu trí của mình, Thiều Hoa đã sáng tạo ra nhiều trò chơi cùng với với các bạn chăn trâu, nổi bật nhất là trò đánh Phết vẫn còn lưu truyền đến ngày nay. Quả Phết trong trò chơi được chế tạo từ quả Bướng có hình cầu và được đặt giữa đất trống.
Cụ thể, người chơi sẽ chia thành 2 phe, các thành viên dùng gậy tre cùng nhau tranh giành quả bóng. Đồng thời ra sức đẩy được vào hố bên đối phương là xem như chiến thắng.
Kể từ thời nhà Lý, tại Ninh Bình hằng năm đều tổ chức lễ hội Hoa Lư với tên gọi trước đây là hội Trường Yên hay hội Cờ Lau. Lễ hội này thường diễn ra vào những ngày 9 đến 11 tháng 3 âm lịch nhằm tưởng nhớ đến công lao của các vị tướng dũng mãnh Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn.
Trước đây, thực chất tiết mục cờ lau được tổ chức để tái hiện lại sự tích của Đinh Tiên Hoàng thời còn ấu thơ. Nhưng ngày nay tiết mục này đã phát triển thành một trong các trò chơi dân gian điển hình trong lễ hội. Cụ thể, sẽ có chừng 50 đến 60 thanh thiếu niên khoảng từ 13 đến 16 tuổi tập trung dưới chân núi Mã Yên ở phía trước cổng đền vua Đinh. Người chơi sẽ chia thành 2 đội quân bao gồm áo trắng và áo đỏ. Trong đó, nhân vật chính đóng vai Đinh Bộ Lĩnh sẽ tái hiện một hình ảnh chân thực nhất. Đó là người chơi sẽ cưỡi trâu, mặc áo đỏ, đầu đội mũ bình thiên, tay cầm kiếm, tay cầm cờ lau một cách hùng dũng chỉ huy đội quân áo đỏ trên chiến trận.
Xem thêm:
Đối với trò chơi vật cù thì thường được tổ chức tại Lễ hội đền Phù Ủng của tỉnh Hưng Yên vào thời điểm xuân đến. Trò chơi này mang ý nghĩa tưởng nhớ đến công lao của vị tướng dũng mãnh Phạm Ngũ Lão của thế kỷ XIII. Tương truyền đây là trò chơi mà vị tướng rất ưa thích dùng để tăng cường sức khỏe và luyện tập cách đánh trận. Bởi lẽ trò chơi này được xem là vừa đem lại hiệu quả vừa mang tính nghệ thuật cao.
Trò chơi vật cù sử dụng dụng cụ chính là một quả cù hình tròn được làm gỗ mít hay gỗ sung, đã được đẽo bào nhẵn và sơn màu đỏ lên, nặng khoảng chừng 6 đến 8kg. Luật chơi sẽ chia sân chân thành 2 phần cho 2 đội, mỗi đội có 8 đến 12 vật thủ được tuyển chọn là những chàng trai khỏe mạnh trong làng. Khi tham gia chơi, các vật thủ đều sẽ quấn khăn với màu sắc đa dạng khác nhau, họ cởi trần và đóng khố.
Sân chơi chia thành một nửa là sân Đông và một nửa là sân Đoài, phân chia bởi một đường trung tuyến làm ranh giới. Ngay chính giữa đường ranh sẽ có một lỗ rộng được khoét sao cho vừa đủ chỗ 2 người đứng.
Quả cù được đặt ở giữa được gọi là lỗ cái, ngoài ra còn có một lỗ tên là chuồng cù được đào ở cuối mỗi sân. Tất cả vật thủ đều sẽ làm theo lệnh của người điều khiển cuộc chơi hay còn gọi là tổng cờ, đây phải là người có tuổi cao đức trọng nhất trong làng.
Xem thêm:
Qua bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng đã cung cấp cho các bạn những thông tin thực sự hữu ích nhằm giải đáp cho thắc mắc tinh thần thượng võ là gì. Cũng như các thông tin thú vị có thể bạn chưa biết nhé!